VMED Group: Hiện thực hóa giấc mơ chăm sóc sức khỏe kiểu mới

VMED Group luôn tiên phong phát triển và ứng dụng các giải pháp và sản phẩm, dịch vụ y tế, góp phần thay đổi sâu sắc về công nghệ y tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị.
 

Tiên phong trong đổi mới sản phẩm, dịch vụ y tế

Hai năm qua, sự hoành hành của dịch bệnh đã thiết lập lại các xu thế khám, chữa bệnh cho người dân và thúc đẩy các công ty chuyên về công nghệ y tế tại Việt Nam, cũng như Đông Nam Á phát triển theo hướng áp dụng công nghệ cao.

Song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế, VMED Group tiên phong đổi mới trong cung cấp giải pháp và sản phẩm, dịch vụ y tế toàn diện tại Việt Nam. VMED Group hiện hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: phát triển các giải pháp công nghệ thông tin y tế; phân phối thiết bị và vật tư y tế; sản xuất các thiết bị và vật tư y tế.

Ông Phạm Quang Huy, Tổng giám đốc VMED Group cho biết: “Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, chúng tôi đã mang về Việt Nam những thiết bị cần thiết nhất trong chống dịch như máy thở, monitor và triển khai các giải pháp khám chữa bệnh từ xa, trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và làm cộng đồng khỏe mạnh hơn.

Với sứ mệnh “Vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”, VMED Group tiếp tục hướng tới việc tạo ra những giải pháp y tế tốt nhất, kết hợp giữa trang thiết bị hiện đại, vật tư tiêu hao chất lượng cao và các giải pháp công nghệ thông tin y tế tối ưu, mang đến hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ y tế toàn diện”.

Có thể kể đến các giải pháp do VMED cung cấp như Quản lý thông tin bệnh viện (HIS), bệnh án Điện tử CLAS Healthcare, hệ thống PACS – Lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế; hệ thống Khám chữa bệnh từ xa Telemedicine. Giải pháp Tele-ICU hồi sức tích cực được triển khai kết nối các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, TW Thái Nguyên đến hàng trăm bệnh viện tuyến dưới nhằm giúp cho quá trình điều trị bệnh nhân nặng được liên tục, kịp thời.

Từ đó khái niệm “Đi buồng điện tử” đã được thường xuyên nhắc đến tại Việt Nam trong thời gian qua với công nghệ và thiết bị chuyên sâu chưa từng có trong hệ thống y tế Việt Nam.

Trong lĩnh vực phân phối thiết bị, vật tư y tế, Tập đoàn cung cấp các giải pháp toàn diện, thông minh phù hợp cho từng chuyên môn sâu, với thế mạnh về logistics và đội ngũ kỹ sư chuyên ngành lớn, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các khoa phòng: hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, kiểm soát nhiễm khuẩn và giải pháp phòng mổ, trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro…

Đặc biệt, nắm bắt chủ trương đẩy mạnh chủ động nguồn cung ứng sản phẩm nội địa hoá, VMED Group đầu tư xây dựng, phát triển nhà máy sản xuất thiết bị, vật tư tiêu hao y tế với hệ thống thiết bị hiện đại, cùng quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Tập đoàn tạo ra nhiều sản phẩm “made in Việt Nam” có chất lượng quốc tế như bơm tiêm tự khóa, các sản phẩm xét nghiệm…

 

VMED Group không ngừng nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cao năng lực thích ứng với các biến động của bối cảnh và thị trường.

Hiện thực hóa khát vọng

Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đề án khám chữa bệnh từ xa và hồ sơ sức khỏe điện tử là chiến lược quan trọng của ngành y tế, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các bộ, ngành đều tham gia chương trình chuyển đổi số quốc gia. Hai mục tiêu xuyên suốt của đề án là tất cả các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.

Để làm được điều đó, vai trò của các doanh nghiệp công nghệ y tế hết sức quan trọng. Trên chặng đường phát triển của mình, để thích ứng và phát triển trong hậu Covid-19, VMED Group định hướng rõ rệt lựa chọn chiến lược và kiên định kết nối: kết nối nguồn lực, kết nối công nghệ, kết nối chuyên gia…

Tập đoàn đồng hành cùng các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia đầu ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo y tế tại Việt Nam cả về học thuật lẫn ứng dụng các trang thiết bị y tế. Đơn vị này đồng hành chính trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm đào tạo Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam bằng những hỗ trợ về hệ thống cơ sở vật hiện đại như phòng hồi sức mô phỏng, phòng mổ, phòng kỹ thuật tích hợp với các trang thiết bị công nghệ cao đến từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới như GE Healthcare, Medtronic, Ulrich… Hay hoạt động “Cafe Hồi Sức” trao đổi thường kỳ về chuyên môn, cập nhật thông tin mới.

Không dừng lại ở đó, VMED Group kết nối các nhà tài trợ, tạo bệ phóng cho các dự án khởi nghiệp y tế, phát triển những giải pháp công nghệ nhằm giải quyết những thách thức trong chăm sóc sức khỏe, cùng hướng đến mục tiêu vì cộng đồng khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.

Tổng giám đốc VMED Group Phạm Quang Huy cho biết, trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, đơn vị đã hợp tác cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1, được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.

Với những bước đi mới và chiến lược số dài hạn của các doanh nghiệp công nghệ y tế tiên phong, giấc mơ chăm sóc sức khỏe “kiểu mới”… sẽ được hiện thực hóa trong tương lai không xa.

Theo B. Thủy/ Đầu tư chứng khoán

“Chuyển đổi số – Thay đổi để thích ứng và phục hồi”

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group: chuyển đổi số đừng bao giờ nghĩ có công nghệ là giải quyết tất cả, yếu tố con người mới là quan trọng nhất.

Phát biểu tại Tọa đàm “Chuyển đổi số – Thay đổi để thích ứng và phục hồi”, do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy doanh nghiệp định hình lại “mô hình hoạt động”, đẩy nhanh xu hướng số hóa và sử dụng nền tảng trực tuyến nhiều hơn. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đã chuyển dần và “thích nghi” từ trực tiếp sang trực tuyến: họp online, làm việc online, mua, bán online, vv…. Những thay đổi này đang được đẩy nhanh hơn với cường độ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn với điều kiện bình thường mới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp với mô hình thanh – gọn sẽ phục hồi và phát triển nhanh hơn nếu chủ động động thay đổi, áp dụng chuyển đổi số vào quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

phát biểu tại buổi lễ.

 

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group: Có 12 phương pháp để các trung tâm đổi mới sáng tạo ở các địa phương phát triển gồm: Tránh kế hoạch lớn; Phải tính ROI; Tập trung vào con người; Không tự ý hành động khi chưa có sự thống nhất; Cân đối nhân sự; Phải là tổ chức có tiếng nói và dưới quyền lãnh đạo công ty; Nên tiến hành mua đừng xây; Quản lý dự án một cách kỷ luật; Chạy Hackathon cho nội bộ; Chuyển đổi thay vì làm gián đoạn; Nên sử dụng CINO thay vì CIO và cuối cùng là tránh kỳ vọng cao.

 

Trong các phương án trên, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnh ba phương án đầu tiên. Thứ nhất, các trung tâm đổi mới sáng tạo cần tránh các kế hoạch lớn, dễ gây cản trở cho các trung tâm trong quá trình thực hiện các dự án.

Thứ hai, việc tập trung vào con người là điều quan trọng nhất. Đừng bao giờ nghĩ rằng có công nghệ là giải quyết tất cả, yếu tố con người mới là quan trọng nhất. “Người hiểu công nghệ chưa chắc đã hiểu hết doanh nghiệp. Chúng ta không thuê lập trình viên giỏi, chúng ta cần người hiểu các hoạt động doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Thứ ba, các trung tâm phải phải tính ROI (Return On Investment) để tránh sự lãnh phí nguồn lực.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group

chia sẻ tại Toạ đàm.

Bà Đào Lan Hương, Chủ tịch Học viện công nghệ TEKY lưu ý: Khi thực chuyển đổi số doanh nghiệp cần suy nghĩ về an toàn dữ liệu. Vì hệ thống dữ liệu của công ty sẽ phơi bày trên hệ thống, và đội ngũ kỹ thuật sẽ trực tiếp được tiếp cận. Rủi ro là có nhưng vấn đề rủi ro đến từ con người chứ không phỉa từ công nghệ. Nên bài toán đầu tiên là nhân sự, chọn con người phù hợp, tin cậy.

Các diễn giả chia sẻ tại Toạ đàm.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh nhận định: Chuyển đổi số như một ngọn núi để bạn leo lên. Bạn phải tự mình leo lên, nhưng cần những hướng dẫn phù hợp, với sự đồng hành của nhiều phía thì mới có một cuộc leo núi thành công nhất. Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số hiệu quả, bản thân doanh nghiệp phải nhận dạng được bài toán nhỏ nhất mà họ đang gặp phải. Chúng ta phải giải quyết về con người, phải tìm người hiểu sâu về hoạt động doanh nghiệp, làm việc với doanh nghiệp để thay đổi tư duy của người làm kinh doanh. Đừng bắt đầu bằng những cái quá to tát, như thế sẽ dễ thất bại. Tóm lại, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp phải cùng ngồi lại, xem lại chính mình, tìm cách giản dị nhất để chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.

Theo P.Nam/ Diễn đàn doanh nghiệp

2021 – Một năm của những điều “chưa từng có”

Năm 2021 đang dần qua đi với những biến động, đặt ra những thách thức với ngành Y tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một năm mà y tế Việt Nam trải qua những điều “chưa từng có”, để khi nhìn lại vào Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh (27/12), chúng ta có nhiều bài học và niềm tin.

 

Dịch COVID-19 qua những đợt bùng phát, tạo nên những vấn đề lớn cần giải quyết, cùng với đó mang đến những bài học sâu sắc về các biện pháp phòng chống dịch, về sự vững vàng và lòng yêu thương giữa người với người trong lúc nguy khó.

 

Đội ngũ Y tế Việt Nam đã trải qua những ngày không ngủ, truy vết xuyên đêm, những cuộc gọi đầy lo lắng và cả những nỗi đau chia lìa, mất mát đến những giọt nước mắt hạnh phúc của sự hội ngộ, trở về bình an. Tháng 7/2021, hơn 80.000 cán bộ nhân viên y tế tham chiến, trong đó gần 25.000 y bác sĩ khắp nơi cả nước đến chi viện TP.HCM. Đây là lần huy động nhân lực y tế lớn nhất từ trước đến nay.

Tính đến hiện tại, lần đầu tiên trong lịch sử y tế nước nhà, hơn 13.000 trạm y tế lưu động được lập cùng lúc, để điều trị cho hơn một triệu F0 tại nhà – số lượng bệnh nhân tại gia lớn nhất trong một đợt dịch. Nhân viên y tế làm việc không quản nắng mưa, đi sâu vào từng con hẻm, từng nhà, đưa oxy, thuốc, chăm sóc người bệnh, vỗ về thân nhân.

 

Những chiến dịch tiêm chủng cộng đồng cũng được tổ chức đồng loạt trên diện rộng, với một tốc độ nhanh nhất có thể. Việt Nam đã có thể bảo đảm hơn 160 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và cung cấp hơn 140 triệu liều vaccine cho người dân đủ điều kiện trong một thời gian ngắn như vậy.

Thuốc, cùng với vaccine, được xem là “vũ khí” quan trọng trong cuộc chiến với đại dịch hiện nay và kể cả trong tương lai. Các hãng dược phẩm đang chạy đua nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất thuốc ở trong nước, cùng với nhiều thiết bị vật tư y tế khác để đồng lòng chống dịch lâu dài. Các sáng kiến, giải pháp công nghệ trong y tế cũng liên tục được cho ra đời để kịp thời hỗ trợ công tác chống dịch trong bối cảnh chuyển đổi số.

 

 Tự đáy lòng, chúng tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những nhân viên y tế, các lực lượng tham gia phòng chống dịch và gia đình của họ; các cá nhân và tập thể góp sức cho công cuộc này bằng nhiều cách. Cảm ơn vì chúng ta đã cùng nhau vượt qua những ngày cam go nhất, và sẽ tiếp tục đồng hành trong chặng đường sắp tới – một năm 2022 chất chứa đầy niềm tin chiến thắng đại dịch. Một năm của sức khỏe và bình an.

 

VMED Group đã, đang và sẽ luôn sát cánh cùng lực lượng y tế, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn!

Kết nối hạnh phúc, tiếp sức yêu thương (P.2)

Ngày 14/12/2021, hành trình kết nối hạnh phúc tiếp tục dừng chân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) để trao gửi yêu thương, tri ân sự nỗ lực của các cán bộ y tế (CBYT) đã hết mình vì sức khỏe của người dân.

Những ngày này, tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội có nhiều biến động, xuất hiện nhiều F0 trong cộng đồng. Các y bác sĩ và nhân viên y tế tiếp tục bước vào những ngày tháng căng mình phòng, chống dịch; cùng với việc đảm bảo thực hiện công tác khám chữa bệnh tại đơn vị. Nhiều người phải lựa chọn ở lại bệnh viện, xa gia đình để giữ sự an toàn cho người thân, dành nhiều thời gian hơn cho sức khoẻ của người dân.

Mong muốn san sẻ gánh nặng với đội ngũ y bác sĩ, VMED Group tiếp tục thực hiện hành trình kết nối hạnh phúc, tiếp sức yêu thương đến với các cán bộ, NVYT của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – đơn vị vừa thực hiện ổn định công tác khám chữa bệnh vừa chi viện các địa phương khác chống dịch.

Trên hành trình ấy, đại diện VMED Group mang theo tình cảm chân thành nhất, chất chứa những yêu thương, gửi gắm cùng những món quà nhỏ dành tặng cho gia đình – hậu phương của các cán bộ, NVYT tại các khoa, phòng như: Hồi sức tích cực, Sinh hoá, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Gây mê, Dinh dưỡng, Phẫu thuật thần kinh II… VMED Group mong rằng, gia đình và người thân, đặc biệt là các thành viên nhí sẽ nhận được tình cảm của cộng đồng, tiếp sức tinh thần cho các CB, NVYT yên tâm công tác.

Đại diện VMED Group trao tặng quà cho cán bộ y tế đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ảnh: Hoài Nam.

Trên hành trình “Caring the Carers” với mục tiêu sát cánh cùng đội ngũ y bác sĩ, VMED Group và Quỹ Connect Happiness sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tri ân, đồng hành cùng những người mang trong mình sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Quỹ “Connect Happiness” được thành lập bởi VMED Group với mục tiêu chia sẻ tấm lòng nhiệt thành của các cán bộ nhân viên Tập đoàn thông qua các hoạt động hướng tới con người và xã hội; lan tỏa những điều tích cực; kết nối với khách hàng, cộng đồng bằng nhiều chương trình ý nghĩa./.

VMED Group kết nối, thúc đẩy phát triển công nghệ Y tế

Song hành cùng sự phát triển của ngành Y tế, VMED Group tiên phong đổi mới trong cung cấp giải pháp, sản phẩm và dịch vụ toàn diện theo hướng công nghệ y tế.

Đơn vị này cũng tham gia tư vấn, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở lĩnh vực y tế & chăm sóc sức khỏe, dưới góc độ chuyên gia trong công nghệ y tế.

Kết nối chuyên gia

Trên chặng đường phát triển, để thích ứng và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, VMED Group định hướng rõ rệt chiến lược và kiên định kết nối: kết nối nguồn lực, kết nối công nghệ, kết nối chuyên gia…

Mới đây, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group đã vinh dự nhận chức vụ Phó Chủ tịch Tiểu ngành Y tế công nghệ, trực thuộc Tiểu ban Chăm sóc Sức khỏe – Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho nhiệm kỳ năm 2022.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group nhận vinh danh cho đơn vị có đóng góp về vaccine, thiết bị và vật tư y tế, chung tay vượt qua dịch COVID-19.

 

Trước đó, tham gia tại Chuyên đề Chuyển đổi số trong Y tế (ngày 1/12/2021) tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh chia sẻ thông tin về sự cần thiết của Cơ sở dữ liệu Y tế tập trung quốc gia.

Theo đó, thông tin dữ liệu y tế yêu cầu độ chính xác cao, theo thời gian thực, đòi hỏi sự bảo mật cao. Việc có cơ sở dữ liệu y tế tập trung không chỉ giúp giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ thông tin trong khám chữa bệnh, mà còn mang ý nghĩa lớn với hoạt động của toàn ngành y và cho cả cộng đồng.

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế đồng tình với chia sẻ trên, và nhận định hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia là một vấn đề rất tâm huyết của ngành Y tế Việt Nam, sẽ từng bước được thực hiện theo các kế hoạch, cũng như rất mong muốn có sự đồng hành của các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực y tế.

Kết nối nguồn lực

Để thực hiện mục tiêu trong nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị song song với chuyển đổi số, VMED Group có chiến lược rõ ràng ở 3 lĩnh vực chính:

Phát triển các giải pháp công nghệ thông tin y tế;

– Phân phối thiết bị và vật tư y tế;

– Sản xuất các thiết bị và vật tư y tế.

Đồng thời, đơn vị này kiên định kết nối các nguồn lực, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, thực hiện sứ mệnh “Vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”. Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, đơn vị đã hợp tác cùng Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1, được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021. Gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y tế Lào.

Máy oxy dòng cao (HFNC) ký hiệu BKVM-HF1 được triển khai nghiên cứu và sản xuất kịp thời hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Đơn vị này cũng đồng hành cùng các đơn vị chuyên môn, chuyên gia đầu ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo y tế tại Việt Nam cả về học thuật lẫn ứng dụng các trang thiết bị y tế. VMED Group đồng hành chính trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm đào tạo Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam bằng những hỗ trợ về hệ thống cơ sở vật hiện đại như phòng hồi sức mô phỏng, phòng mổ, phòng kỹ thuật tích hợp với các trang thiết bị công nghệ cao đến từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới như GE Healthcare, Medtronic, Ulrich…

Song song với đó, VMED Group thực hiện trách nhiệm kết nối cộng đồng, san sẻ gánh nặng của y bác sĩ, tiếp sức cho người dân và cộng đồng. VMED Group và các đơn vị thành viên đã kịp thời trao tặng nhiều thiết bị quan trọng để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân COVID-19 như: trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) của hãng Comen trị giá gần 1 tỷ đồng tới các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tháng 8/2021; tài trợ các trang thiết bị phòng hộ cho các cơ sở y tế trọng điểm (Bệnh viện K, Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương), tặng 40.000 bơm tiêm tự khóa 0,5ml kim 25G cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và một số bệnh viện trọng điểm tại TP.HCM…

“Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế”

Với những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua, VMED Group được vinh danh ở hạng mục “Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế” (Contributions for Vaccines, Medical Supplies & Equipment) do Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tri ân các doanh nghiệp đóng góp cho cứu trợ và vượt qua dịch COVID-19.

Với những nỗ lực và chiến lược dài hạn, tinh thần kết nối bền vững trong lĩnh vực công nghệ y tế, những doanh nghiệp như VMED Group sẽ góp phần nâng cao chất lượng y tế, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm tốt hơn, hướng đến nền y tế thông minh, hiệu quả.

 

VMED Group được vinh danh đóng góp cho cộng đồng trong công tác phòng chống dịch Covid – 19

Tối ngày 02/12/2021, tại TP.HCM, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã tổ chức buổi vinh danh Giải thưởng AmCham CARES cho cứu trợ và vượt qua dịch COVID-19 (2021 AmCham CARES Awards for COVID Relief and Recovery).

Với những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua, VMED Group được vinh danh ở hạng mục “Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế” (Contributions for Vaccines, Medical Supplies & Equipment).

Đây là một ghi nhận cho một chặng đường lan toả yêu thương, kết nối hạnh phúc mà VMED Group đồng hành cùng y bác sĩ và người dân.

Cán bộ nhân viên VMED Group đã không ngại hiểm nguy, xông pha lên tuyến đầu cùng các y bác sĩ trong thời điểm dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam.

VMED Group và các đơn vị thành viên đã kịp thời trao tặng nhiều thiết bị quan trọng để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân COVID-19 như: trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) của hãng Comen trị giá gần 1 tỷ đồng cho Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam và các Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Ảnh: Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – đại diện VMED Group nhận vinh danh cho đơn vị có đóng góp về vaccine, thiết bị và vật tư y tế, chung tay vượt qua dịch COVID-19

Không ngần ngại đi tới những “điểm nóng” nhất dịch bệnh trên địa bàn, những chiếc máy tạo oxy dòng cao được VMED Group trao tận tay những chiến sĩ áo trắng – những bác sĩ  tại tuyến đầu chống dịch tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi. Dòng máy HFNC NF5 Comen do VMED Group trao tặng trong chương trình cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện điều trị COVID-19 tại nhiều nước trên Thế giới trong thời gian vừa qua với các tính năng đặc biệt phù hợp với các bệnh viện dã chiến như: có thể sử dụng tại nơi không có hệ thống khí trung tâm; màn hình cảm ứng qua găng tay cao su; tích hợp sẵn bộ đo SPO2 giúp theo dõi tình trạng giảm oxy máu của bệnh nhân; đặc biệt tốc độ dòng có thể lên đến 80 lít/phút phù hợp với những bệnh nhân tình trạng nặng.

VMED Group nghiên cứu và sản xuất thích ứng linh hoạt với bối cảnh thực tế, phối hợp cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội triển khai dự án “Nghiên cứu và sản xuất máy oxy dòng cao HFNC ký hiệu BKVM-HF1”. Gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y Tế Lào.

VMED Group đã tài trợ các trang thiết bị phòng hộ cho các cơ sở y tế trọng điểm (Bệnh viện K, Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương), tặng 40.000 bơm tiêm tự khóa 0,5ml kim 25G cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và một số bệnh viện trọng điểm tại TP.HCM – 2021.

VMED Group tích cực tiếp sức các “chiến sĩ áo trắng” với các trang thiết bị phòng hộ (khẩu trang, găng tay y tế, đồ bảo hộ) được kịp thời gửi tới nhiều bệnh viện trên cả nước với tổng giá trị trên 100 triệu VNĐ .

Cùng với nhiều hoạt động ý nghĩa khác, mang sứ mệnh của những người công tác trong lĩnh vực y tế – “Vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”, hành trình này của VMED Group sẽ còn tiếp tục và chia sẻ nhiều yêu thương hơn nữa./.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu Y tế quốc gia – bước quan trọng trong Chuyển đổi số

Thông tin dữ liệu y tế yêu cầu độ chính xác cao, theo thời gian thực, đòi hỏi sự bảo mật cao. Việc có cơ sở dữ liệu y tế tập trung không chỉ giúp giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ thông tin trong khám chữa bệnh, mà còn mang ý nghĩa lớn với hoạt động của toàn ngành y và cho cả cộng đồng.

Tham gia mở đầu tại Chuyên đề Chuyển đổi số trong Y tế (ngày 1/12/2021) tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam, Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group đã chia sẻ tham luận về Cơ sở dữ liệu Y tế tập trung quốc gia.

Hàng trăm triệu dữ liệu sức khỏe cá nhân đang phân tán

Hiện nay, hiện trạng dễ nhận thấy là thông tin sức khỏe cá nhân chưa được dữ liệu hóa một cách tập trung, mà phân tán tại nhiều nền tảng cả điện tử lẫn lưu trữ truyền thống như: hệ thống quản lý thông tin ở các bệnh viện & cơ sở y tế; hệ thống bảo hiểm, hệ thống quản lý thông tin & chẩn đoán hình ảnh (PACS); hệ thống quản lý xét nghiệm; các thiết bị y tế tại nhà…

 

Điều đó dẫn đến quá trình khám chữa bệnh đối mặt với những vấn đề như: quá tải vì thủ tục giấy tờ, tốn thời gian cho việc tìm kiếm thông tin tiền sử bệnh nhân đầy đủ… Về phía bệnh nhân, họ cũng có những trải nghiệm bất tiện khi phải xếp hàng chờ đến lượt cũng như quản lý sức khỏe của bệnh nhân.

CSDL YT QG mang lại giá trị rõ ràng cho các bác sỹ, bệnh nhân và bệnh viện quản lý.

 

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia (CSDL YT QG) sẽ là hệ thống kết nối tất cả các nguồn thông tin nêu ở phần trên, tạo nên một kho dữ liệu nhất quán, đầy đủ, tiện lợi. CSDL YT QG chính là một hệ thống đồng hành cùng bác sĩ và bệnh nhân, mang lại những thay đổi tích cực cho ngành y tế Việt Nam.

 

Hệ thống đó thu thập dữ liệu cho bệnh nhân và bác sĩ từ giai đoạn trước thăm khám, trong quá trình thăm khám điều trị đến giai đoạn sau điều trị, thông qua các hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, bệnh án điện tử, hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ sức khỏe cá nhân… Từ đó, Bác sĩ và bệnh viện cải thiện chất lượng điều trị, tiết kiệm các chi phí giấy tờ và có thêm nguồn lực vào việc nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

 

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế nhận định hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia là một vấn đề rất tâm huyết của ngành Y tế Việt Nam, sẽ từng bước được thực hiện theo các kế hoạch, cũng như rất mong muốn có sự đồng hành của các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực y tế.

 

Hạ tầng y tế số là cần thiết

Cùng với CSDL YT QG, các vấn đề khác của quá trình chuyển đổi số y tế cũng được các diễn giả thảo luận sôi nổi. Về định hướng của Bộ Y tế, ông Nguyễn Trường Nam chia sẻ “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành Y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh, với ba nội dung chính là: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.”.

Các diễn giả đến từ Bộ Y tế, doanh nghiệp công nghệ y tế, bệnh viện… thảo luận tại diễn đàn.

 

Tham gia Diễn đàn với tư cách một bệnh viện chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số vào quản trị thông tin và số hóa các thủ tục khám chữa bệnh, đại điện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mang đến những con số đáng chú ý. Bắt đầu xây dựng lộ trình chuyển đổi số từ năm 2016, cho đến nay đơn vị đã nâng cao năng suất phục vụ người bệnh thêm 20%, thời gian nằm viện giảm 12%, thời gian chờ khám trung bình giảm 20%. Chi phí văn phòng phẩm, giấy tờ giảm khoảng 1 tỷ/ năm. Đồng thời, các chi phí thuê kho lưu trữ giấy tờ và lượng rác thải ra môi trường cũng giảm theo.

 

Chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số trong y tế ở thế giới, ông Trần Quốc Dũng – Tổng Giám đốc Ominext Group, đơn vị cung cấp giải pháp và tích hợp hệ thống cho các đối tác ở Nhật Bản, cho biết hiệu quả tối ưu phi phí y tế tại Nhật sau khi chuyển đổi số là 204,52 tỷ yên (khoảng 2 tỷ USD).

 

Các diễn giả tham gia chuyên đề đều khẳng định các đơn vị Bệnh viện, cơ sở y tế xác định chuyển đổi số phải xây dựng lộ trình dài hạn, cụ thể. Trong đó bước đầu cần rà soát tổng thể các nguồn lực đang có: hạ tầng công nghệ, nguồn dữ liệu, nhân lực… để tạo ra chiến lược phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Trong đó, hạ tầng y tế số cần được xây dựng từ “phần lõi” như hệ thống server, trục cáp quang, các hệ thống ứng dụng cốt lõi của bệnh viện như HIS, LIS, PACS… có tiêu chuẩn chung, dễ kết nối và đồng bộ. Đội ngũ nhân lực ngành y tế cần thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực tương ứng với ứng dụng, thao tác của các hạng mục cụ thể như bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử, khám chữa bệnh từ xa…

 

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh từ VMED Group khẳng định một yếu tố nữa rất quan trọng trong quá trình này là tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin bệnh nhân theo đúng hành lang pháp lý Việt Nam, phân biệt rõ sự khác nhau về quy định này ở y tế mỗi quốc gia nếu có sự hợp tác khám chữa bệnh quốc tế.

 

Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) được tổ chức từ 30/11 đến 4/12/2021, với hình thức 100% trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng truyền thông. Đây là một trong những diễn đàn thường niên quy mô nhất Việt Nam với những nội dung cụ thể: Cập nhật xu thế chuyển đổi số; giới thiệu phương pháp chuyển đổi số hiệu quả; chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số thành công và kết nối cung cầu chuyển đổi số.

Chương trình có sự tham gia của hơn 80 diễn giả là các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong ngành, cùng hơn 8.000 đại biểu chia sẻ, bàn thảo tại 11 phiên chuyên đề tập trung vào những vấn đề nóng nhất trong chuyển đổi số các ngành trọng điểm: tài chính – ngân hàng, y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải – logistic, bất động sản, sản xuất công nghiệp, an ninh thông tin…/.

Gần 800 máy thở BKVM-HF1 đã gửi tới các cơ sở điều trị COVID-19

Sản phẩm hợp tác giữa VMED Group và Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được kịp thời đưa đến các cơ sở y tế trên khắp cả nước, phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời gian qua.

Ngày 19/11/2021, Lễ tổng kết Pha 1 dự án phối hợp nghiên cứu và sản xuất máy thở Oxy dòng cao (HFNC) ký hiệu BKVM-HF1 được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện ghi dấu những kết quả trong giai đoạn đầu cũng như đưa ra các kế hoạch triển khai trong thời gian sắp tới.

 

Một con số rất đáng ghi nhận, gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y Tế Lào.

 

Được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021, sau 5 tháng triển khai, dự án đã nhận được các phản hồi tích cực từ  Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Đây là sản phẩm có ý nghĩa ứng dụng cao cho ngành Y, đặc biệt trong bối cảnh cao điểm dịch bùng phát lần thứ 4 vừa qua tại các tỉnh phía nam.

 

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ưu điểm của dòng máy thở BKVM-HF1 là sản phẩm có thể được ứng dụng rộng rãi bởi giá thành rẻ và dễ thao tác. Đặc biệt, đây là sản phẩm được chủ động sản xuất trong nước, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường.

 

Đại diện từ VMED Group và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương tham gia trong lễ tổng kết ngày 19/11.

 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đánh giá cao sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu của Bách khoa Hà Nội và VMED Group  trong lần hợp tác này bởi tính thiết thực mà dự án mang lại. So với các dòng máy thở nước ngoài, BKVM-HF1 có điểm nổi bật là phần dịch vụ hậu mãi đi kèm sản phẩm. Sau khi cung cấp sản phẩm, các hoạt động theo dõi và hỗ trợ các bệnh viện trong việc sử dụng, khai thác và bảo trì máy sẽ được triển khai.

 

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Chủ tịch VMED Group khẳng định sự vui mừng vì sự hợp tác giữa một đơn vị nghiên cứu luôn tâm huyết như ĐH Bách Khoa Hà Nội và một doanh nghiệp nỗ lực đồng hành cùng ngành Y như VMED Group. Con số 800 máy đến tay các bác sĩ và hỗ trợ điều trị các bệnh nhân là điều rất đáng ghi nhận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng dự án cũng như hỗ trợ các đơn vị vận hành, khai thác máy trong thời gian tới. Hy vọng những mô hình hợp tác thế này sẽ tiếp tục được triển khai, đóng góp cho ngành Y tế trong việc nâng cao hiệu quả điều trị.”, ông Sơn cho biết.

 

Máy BKVM-HF1 có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). 

 

Dựa trên thành công của sản phẩm BKVM-HF1, đơn vị nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện và cập nhật các công nghệ mới, bao gồm phần điều khiển và theo dõi, tính năng điều khiển từ xa và màn chiếu…

Dự án máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1 là sự hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và VMED Group. Hai đơn vị đã tổ chức lễ công bố, giới thiệu máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và ký kết biên bản hợp tác chiến lược trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sức khỏe vào tháng 7/2021.

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái