Giải pháp đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Lợi ích bền vững

Theo đánh giá từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang là nước thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ cao thì lại có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Hơn nữa, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém này là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước thực trạng nguồn nhân lực còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời gây lãng phí tài nguyên lao động trong thời kỳ “dân số vàng”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược,… Trong đó nhấn mạnh đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Việc đào tạo liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không những gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, mà nó còn đem lại những lợi ích thiết thực, bền vững cho cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Thứ nhất, với nhà trường sẽ được nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động, tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, xây dựng được uy tín cũng như duy trì môi liên kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp sẽ luôn yên tâm có một đôi ngũ nhân lực vững chắc đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời doanh nghiệp sẽ ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên. Nói cách khác là doanh nghiệp có thêm quyền, cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồ̀n lao động chất lượng, đúng trình độ, chuyên môn, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Không chỉ vậy, những kết quả từ sinh viên sẽ cho phép doanh nghiệp phản hồi với nhà trường, đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường.

Khi được đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể sẽ hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường được nâng cao, từ đó doanh nghiệp có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình.

Đặc biệt tại một số ngành nghề liên quan tới máy móc, khoa học, công nghệ. Việc gắn kết đào tạo còn giúp doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Made in Vietnam.

Ở một số ngành nghề kỹ thuật cao, việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp còn làm tăng khả năng tiếp cận của sinh viên với các công nghệ tiên tiến mà nhà trường không kịp đáp ứng.

Thứ ba, đối với sinh viên, sẽ có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp với sở trường và năng lực, tạo cơ hội nắm băt đươc môi trường thưc tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Chính bản thân của sinh viên sẽ có được yếu tố linh động, mềm mại, những kỹ năng mềm. Thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình. Các đợt thực tập thực tế giúp họ hiểu rõ hơn những bài học lý thuyết. Với kinh nghiệm thực tập họ sẽ tự tin, mở rộng cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đồng thời, đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba bên: Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồ̀n nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp ngay lập tức cần phải có những giải pháp đồ̀ng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

Giải pháp đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Lợi ích bền vững

Theo đánh giá từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang là nước thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ cao thì lại có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Hơn nữa, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém này là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước thực trạng nguồn nhân lực còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời gây lãng phí tài nguyên lao động trong thời kỳ “dân số vàng”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược,… Trong đó nhấn mạnh đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Việc đào tạo liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không những gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, mà nó còn đem lại những lợi ích thiết thực, bền vững cho cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Thứ nhất, với nhà trường sẽ được nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động, tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, xây dựng được uy tín cũng như duy trì môi liên kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp sẽ luôn yên tâm có một đôi ngũ nhân lực vững chắc đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời doanh nghiệp sẽ ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên. Nói cách khác là doanh nghiệp có thêm quyền, cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồ̀n lao động chất lượng, đúng trình độ, chuyên môn, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Không chỉ vậy, những kết quả từ sinh viên sẽ cho phép doanh nghiệp phản hồi với nhà trường, đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường.

Khi được đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể sẽ hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường được nâng cao, từ đó doanh nghiệp có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình.

Đặc biệt tại một số ngành nghề liên quan tới máy móc, khoa học, công nghệ. Việc gắn kết đào tạo còn giúp doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Made in Vietnam.

Ở một số ngành nghề kỹ thuật cao, việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp còn làm tăng khả năng tiếp cận của sinh viên với các công nghệ tiên tiến mà nhà trường không kịp đáp ứng.

Thứ ba, đối với sinh viên, sẽ có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp với sở trường và năng lực, tạo cơ hội nắm băt đươc môi trường thưc tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Chính bản thân của sinh viên sẽ có được yếu tố linh động, mềm mại, những kỹ năng mềm. Thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình. Các đợt thực tập thực tế giúp họ hiểu rõ hơn những bài học lý thuyết. Với kinh nghiệm thực tập họ sẽ tự tin, mở rộng cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đồng thời, đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba bên: Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồ̀n nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp ngay lập tức cần phải có những giải pháp đồ̀ng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

10 triển vọng y tế thế giới được mong đợi năm 2019

Thay thế thuốc giảm đau, trí tuệ nhân tạo, phẫu thuật robot, liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư… dự báo có nhiều đột phá mới trong 2019.

Bệnh viện Cleveland, Mỹ vừa công bố 10 triển vọng y tế năm 2019. Danh sách này được lựa chọn bởi hội đồng gồm các bác sĩ và nhà khoa học của tổ chức y khoa Cleveland, dẫn đầu là ông Michael Roizen Giám đốc Bệnh viện Cleveland, theo Newsroom.

1. Liệu pháp thay thế cho cơn đau: Chống khủng hoảng Opioid

Thuốc giảm đau nhóm opioid có thể gây nghiện, nhưng lại dễ dàng xuất hiện tại mọi hiệu thuốc

Với bệnh đau mãn tính, lựa chọn hàng đầu của bác sĩ là sử dụng nhóm thuốc giải đau opioid. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, các bang ở Mỹ khởi kiện nhà sản xuất vì khả năng gây nghiện của nhóm thuốc giảm đau Opioid, vốn có thành phần hóa học như heroin.

Giờ đây, các nhà khoa học mong muốn dùng phương pháp thử nghiệm dược động học, trong đó sử dụng cấu trúc di truyền của bệnh nhân để dự đoán sự chuyển hóa thuốc của cá nhân, bao gồm cả một số loại thuốc có thể gây nghiện.

Thử nghiệm này giúp tránh các phản ứng bất lợi, loại bỏ thuốc không cần thiết hay không hiệu quả.

2. Sự xuất hiện của AI trong chăm sóc sức khỏe

Từng được coi là mối đe dọa đối với loài người tương lai, trí tuệ nhân tạo (AI) giờ là một phần của cuộc sống hàng ngày. Trong chăm sóc sức khỏe, AI có thể giúp hỗ trợ quyết định, phân tích hình ảnh và phân loại bệnh nhân.

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang giúp các bác sĩ đưa ra quyết định thông minh hơn về phương pháp chăm sóc, cải thiện sự dễ dàng và chính xác khi xem xét bệnh nhân và giảm bớt sự quá tải của bác sĩ.

Ảnh: News Beezer

3. “Khung giờ vàng” can thiệp đột quỵ cấp tính

Não người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu sớm sẽ không thể phục hồi do thiếu máu nuôi. Năm 2019, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm “khung thời vàng” kéo dài để giảm nguy cơ khuyết tật và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ trong tương lai.

Khoảng thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân đột quỵ là rất mong manh

4. Những tiến bộ trong liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch ung thư, hay liệu pháp sinh học, là một kỹ thuật sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để chống ung thư. Từ đây, các nhà khoa học đang tạo ra các phương pháp điều trị ung thư mới thay đổi cuộc sống thông qua các khái niệm về liệu pháp khớp nối và lập trình tế bào T.

 5. Sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân bằng in 3D

Sử dụng công nghệ in 3D, các thiết bị y tế giờ đây có thể phù hợp với thông số kỹ thuật chính xác của bệnh nhân.

Được thiết kế để tương thích hơn với giải phẫu tự nhiên cá nhân, các thiết bị được mô hình hóa từ các kích thước cụ thể của bệnh nhân đã cho thấy cơ thể chấp nhận nhiều hơn, tăng sự thoải mái và kết quả hoạt động được cải thiện.

Công nghệ in 3D giúp tạo ra những sản phẩm y tế phù hợp với từng bệnh nhân

6. Thực tế ảo trong giảng dạy y khoa

Thực tế ảo liên quan đến việc sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra môi trường mô phỏng có thể tương tác thực tế. Hiện nay các chương trình thực tế ảo cung cấp đào tạo mô phỏng, phục vụ cho việc học tập y khoa truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới.

7. Đổi mới trong phẫu thuật bằng robot

Robot giúp các bác sĩ tiến hành phẫu thuật với độ chính xác cao và ít xâm lấn

8. Thay thế và sửa chữa van hai lá và van ba lá

Hầu hết các ca phẫu thuật được thực hiện nhanh và ít xâm lấn nhất đều nhờ vào robot. Robot trong phòng phẫu thuật thường có độ chính xác cực cao, giúp rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế đau sau phẫu thuật.

Phẫu thuật tim ngày nay ít xâm lấn và hiệu quả hơn so với trước đây, với những ống nhỏ xuyên qua da, thay cho phương pháp phẫu thuật tim hở. Nhóm phẫu thuật phổ biến được thực hiện theo cách này bao gồm thay thế, sửa chữa van hai lá và van ba lá.

9. Liệu pháp dựa trên RNA

Liệu pháp ARN có thể giúp tìm ra phương pháp mới điều trị ung thư

Sau tiến bộ của phương pháp trị liệu gen dựa trên DNA, liệu pháp dựa trên RNA là sự đổi mới đáng quan tâm nhất trong các phòng thí nghiệm và đã cho thấy tiềm năng to lớn.

Việc can thiệp vào dữ liệu di truyền ở mức axit ribonucleic (RNA) mang lại cho các nhà khoa học khả năng ngăn chặn một bất thường di truyền của bệnh nhân trước khi nó được chuyển thành protein hoạt động (hoặc không hoạt động).

Ngày nay, cơ chế phổ biến và thành công nhất của liệu pháp RNA bao gồm antisense nucleotide và can thiệp RNA. Những liệu pháp mới này đang được kiểm định trong một loạt các bệnh di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như bệnh Huntington.

10. Công nghệ chẩn đoán đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết do máu thoát ra từ mạch máu bị vỡ trong não, chịu trách nhiệm cho gần 40% trường hợp tử vong do đột quỵ. 

Nhằm tăng tốc độ chẩn đoán, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến như tấm che quét xuất huyết, có thể phát hiện chảy máu trong não với độ chính xác lên đến 92%.

10 triển vọng y tế thế giới được mong đợi năm 2019

Thay thế thuốc giảm đau, trí tuệ nhân tạo, phẫu thuật robot, liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư… dự báo có nhiều đột phá mới trong 2019.

Bệnh viện Cleveland, Mỹ vừa công bố 10 triển vọng y tế năm 2019. Danh sách này được lựa chọn bởi hội đồng gồm các bác sĩ và nhà khoa học của tổ chức y khoa Cleveland, dẫn đầu là ông Michael Roizen Giám đốc Bệnh viện Cleveland, theo Newsroom.

1. Liệu pháp thay thế cho cơn đau: Chống khủng hoảng Opioid

Thuốc giảm đau nhóm opioid có thể gây nghiện, nhưng lại dễ dàng xuất hiện tại mọi hiệu thuốc

Với bệnh đau mãn tính, lựa chọn hàng đầu của bác sĩ là sử dụng nhóm thuốc giải đau opioid. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, các bang ở Mỹ khởi kiện nhà sản xuất vì khả năng gây nghiện của nhóm thuốc giảm đau Opioid, vốn có thành phần hóa học như heroin.

Giờ đây, các nhà khoa học mong muốn dùng phương pháp thử nghiệm dược động học, trong đó sử dụng cấu trúc di truyền của bệnh nhân để dự đoán sự chuyển hóa thuốc của cá nhân, bao gồm cả một số loại thuốc có thể gây nghiện.

Thử nghiệm này giúp tránh các phản ứng bất lợi, loại bỏ thuốc không cần thiết hay không hiệu quả.

2. Sự xuất hiện của AI trong chăm sóc sức khỏe

Từng được coi là mối đe dọa đối với loài người tương lai, trí tuệ nhân tạo (AI) giờ là một phần của cuộc sống hàng ngày. Trong chăm sóc sức khỏe, AI có thể giúp hỗ trợ quyết định, phân tích hình ảnh và phân loại bệnh nhân.

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang giúp các bác sĩ đưa ra quyết định thông minh hơn về phương pháp chăm sóc, cải thiện sự dễ dàng và chính xác khi xem xét bệnh nhân và giảm bớt sự quá tải của bác sĩ.

Ảnh: News Beezer

3. “Khung giờ vàng” can thiệp đột quỵ cấp tính

Não người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu sớm sẽ không thể phục hồi do thiếu máu nuôi. Năm 2019, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm “khung thời vàng” kéo dài để giảm nguy cơ khuyết tật và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ trong tương lai.

Khoảng thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân đột quỵ là rất mong manh

4. Những tiến bộ trong liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch ung thư, hay liệu pháp sinh học, là một kỹ thuật sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để chống ung thư. Từ đây, các nhà khoa học đang tạo ra các phương pháp điều trị ung thư mới thay đổi cuộc sống thông qua các khái niệm về liệu pháp khớp nối và lập trình tế bào T.

 5. Sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân bằng in 3D

Sử dụng công nghệ in 3D, các thiết bị y tế giờ đây có thể phù hợp với thông số kỹ thuật chính xác của bệnh nhân.

Được thiết kế để tương thích hơn với giải phẫu tự nhiên cá nhân, các thiết bị được mô hình hóa từ các kích thước cụ thể của bệnh nhân đã cho thấy cơ thể chấp nhận nhiều hơn, tăng sự thoải mái và kết quả hoạt động được cải thiện.

Công nghệ in 3D giúp tạo ra những sản phẩm y tế phù hợp với từng bệnh nhân

6. Thực tế ảo trong giảng dạy y khoa

Thực tế ảo liên quan đến việc sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra môi trường mô phỏng có thể tương tác thực tế. Hiện nay các chương trình thực tế ảo cung cấp đào tạo mô phỏng, phục vụ cho việc học tập y khoa truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới.

7. Đổi mới trong phẫu thuật bằng robot

Robot giúp các bác sĩ tiến hành phẫu thuật với độ chính xác cao và ít xâm lấn

8. Thay thế và sửa chữa van hai lá và van ba lá

Hầu hết các ca phẫu thuật được thực hiện nhanh và ít xâm lấn nhất đều nhờ vào robot. Robot trong phòng phẫu thuật thường có độ chính xác cực cao, giúp rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế đau sau phẫu thuật.

Phẫu thuật tim ngày nay ít xâm lấn và hiệu quả hơn so với trước đây, với những ống nhỏ xuyên qua da, thay cho phương pháp phẫu thuật tim hở. Nhóm phẫu thuật phổ biến được thực hiện theo cách này bao gồm thay thế, sửa chữa van hai lá và van ba lá.

9. Liệu pháp dựa trên RNA

Liệu pháp ARN có thể giúp tìm ra phương pháp mới điều trị ung thư

Sau tiến bộ của phương pháp trị liệu gen dựa trên DNA, liệu pháp dựa trên RNA là sự đổi mới đáng quan tâm nhất trong các phòng thí nghiệm và đã cho thấy tiềm năng to lớn.

Việc can thiệp vào dữ liệu di truyền ở mức axit ribonucleic (RNA) mang lại cho các nhà khoa học khả năng ngăn chặn một bất thường di truyền của bệnh nhân trước khi nó được chuyển thành protein hoạt động (hoặc không hoạt động).

Ngày nay, cơ chế phổ biến và thành công nhất của liệu pháp RNA bao gồm antisense nucleotide và can thiệp RNA. Những liệu pháp mới này đang được kiểm định trong một loạt các bệnh di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như bệnh Huntington.

10. Công nghệ chẩn đoán đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết do máu thoát ra từ mạch máu bị vỡ trong não, chịu trách nhiệm cho gần 40% trường hợp tử vong do đột quỵ. 

Nhằm tăng tốc độ chẩn đoán, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến như tấm che quét xuất huyết, có thể phát hiện chảy máu trong não với độ chính xác lên đến 92%.

Từ ngày 1/3/2019, bắt đầu thực hiện Hồ sơ bệnh án điện tử

Suckhoedoisong.vn – Theo quy định của Bộ Y tế, từ 1/3/2019 các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác…

Hướng đến mục đích phục vụ công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn, Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2019 và sẽ được triển khai đến tất cả các cơ sở khám – chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.

Thông tư cho biêt việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Nguyên tắc thực hiện là mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy. Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.

Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế.

Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.

 

Việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

 

Thông tư của Bộ Y tế nói rõ, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại cơ sở theo quy định của Thông tư này.

Trên cơ sở kết quả tư vấn của Hội đồng chuyên môn được quy định thoặc của đơn vị tư vấn độc lập, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy.

Trước khi thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho việc in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản thông báo với Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Công nghệ thông tin.

Theo Thông tư này, lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ năm 2019 – 2023: các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định; các cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Giai đoạn từ năm 2024 – 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chưa triển khai được phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc, văn bản báo cáo phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030. Cụ thể: cơ sở trực thuộc Bộ Y tế hoặc Bộ ngành khác thì báo cáo cho Bộ Y tế; cơ sở trực thuộc Sở Y tế thì báo cáo cho Sở Y tế.

Từ ngày 1/3/2019, bắt đầu thực hiện Hồ sơ bệnh án điện tử

Suckhoedoisong.vn – Theo quy định của Bộ Y tế, từ 1/3/2019 các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác…

Hướng đến mục đích phục vụ công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn, Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2019 và sẽ được triển khai đến tất cả các cơ sở khám – chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.

Thông tư cho biêt việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Nguyên tắc thực hiện là mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy. Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.

Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế.

Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.

 

Việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

 

Thông tư của Bộ Y tế nói rõ, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại cơ sở theo quy định của Thông tư này.

Trên cơ sở kết quả tư vấn của Hội đồng chuyên môn được quy định thoặc của đơn vị tư vấn độc lập, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy.

Trước khi thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho việc in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản thông báo với Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Công nghệ thông tin.

Theo Thông tư này, lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ năm 2019 – 2023: các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định; các cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Giai đoạn từ năm 2024 – 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chưa triển khai được phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc, văn bản báo cáo phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030. Cụ thể: cơ sở trực thuộc Bộ Y tế hoặc Bộ ngành khác thì báo cáo cho Bộ Y tế; cơ sở trực thuộc Sở Y tế thì báo cáo cho Sở Y tế.

Our Business

Our Business