GiảI pháp kết nốI thông tin bệnh viện: Mobile Care Server (MCS) – Theo dõi thông tin bệnh nhân qua thiết bị di động

Đại dịch COVID 19 diễn ra phần nào đã vén màn thực trạng về việc các y bác sĩ đã, đang phải chịu một sức ép rất lớn trong quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại các đơn vị/cơ sở Y tế trên toàn quốc. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và nhanh chóng trong các trường hợp bệnh nặng? Đâu là giải pháp an toàn cho đội ngũ y bác sĩ để luôn đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc đặc biệt tốt nhất cho bệnh nhân?


Thách thức của đội ngũ y bác sĩ và bệnh viện trong bối cảnh đại dịch COVID19

Có thể thấy, hiện nay bệnh viện chính là một trong những nơi có nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh cao nhất; tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, người bệnh cần phải được chăm sóc, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để đảm bảo các thông tin liên tục của bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ bắt buộc phải duy trì tiếp xúc trực tiếp 24/7 mới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi diễn biến bệnh lý, nhất là các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị để phòng ngừa biến chứng nặng. 

Bên cạnh đó, yêu cầu về nâng cao chất lượng điều trị cũng như an toàn cho bệnh nhân ngày càng tăng trong khi nhân lực tại các phòng mổ và môi trường y tế lại đang thiếu hụt trầm trọng.

Đây thực sự là những khó khăn/thách thức lớn không chỉ đối với mỗi đơn vị bệnh viện nói riêng mà còn là ngành Y tế Việt Nam nói chung. 

Vậy làm thế nào để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và nhanh chóng trong các trường hợp bệnh nặng? Đâu là giải pháp an toàn cho đội ngũ y bác sĩ để luôn đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc đặc biệt tốt nhất cho bệnh nhân?

MCS (Mobile Care Server) – Giải pháp tối ưu cho những thách thức đã nêu

MCS (Mobile Care Server) – một giải pháp hệ thống phần mềm được phát triển bởi hãng GE Healthcare có thể xem là bước tiến mới trong việc lựa chọn hình thức và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến khó lường như hiện nay.

Hệ thống có thể kết nối các monitor trong bệnh viện và hiển thị qua các thiết bị di dộng như điện thoại thông minh, Ipad, laptop hoặc máy tính để bàn. Hệ thống mang đến cho các y bác sĩ/người sử dụng rất nhiều những tính năng ưu việt:

  • Dễ dàng theo dõi dữ liệu sinh học/tình hình sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian thực từ màn hình monitor bệnh nhân: các thông số của máy thở, máy gây mê kèm thở có thể xem qua thiết bị di động như Laptop, điện thoại, PC, ipad; nhờ vậy, bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến của bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm tối đa thời gian cho bệnh nhân, các tổ chức y tế, bệnh viện. Từ đó, các cơ sở y tế, bệnh viện có thể phục vụ nhiều bệnh nhân hơn, giảm thiểu thời gian đi lại, thăm khám.
  • Hệ thống có khả năng kết nối lên đến 128 monitor trên cùng lúc, kết nối monitor nhiều khoa phòng (ICU, phòng mổ, hậu phẫu, …), thuận tiện cho việc hội chẩn hay theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. 
  • Các báo động theo dạng thức âm thanh và hình ảnh, cảnh báo cho bác sĩ tình trạng của bệnh nhân một cách trực quan và kịp thời nhất, đảm bảo việc chăm sóc bệnh nhân ở vòng ngoài. Điều này góp phần làm giảm áp lực cho đội ngũ nhân viên tại các trung tâm/đơn vị/cơ sở y tế.
  • Việc tích hợp kết nối linh hoạt với Monitor (GE), máy thở, máy gây mê kèm thở (GE và một số hãng khác) giúp các trung tâm/đơn vị/cơ sở y tế tối ưu về mặt chi phí khi trang bị hệ thống.

Với những lợi ích tuyệt vời đó, MCS chắc chắn là một giải pháp toàn diện cho việc theo dõi bệnh nhân, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh kịp thời, đồng thời gia tăng năng lực, chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Về lâu dài, giải pháp này cũng sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên cả nước.

Sơ đồ  hệ thống MCS

Giao diện theo dõi qua điện thoại thông minh

Giao diện theo dõi qua thiết bị di động

Hiển thị nhiều monitor trên cùng màn hình

 

Bác sĩ quan sát monitor qua laptop

GiảI pháp kết nốI thông tin bệnh viện: Mobile Care Server (MCS) – Theo dõi thông tin bệnh nhân qua thiết bị di động

Đại dịch COVID 19 diễn ra phần nào đã vén màn thực trạng về việc các y bác sĩ đã, đang phải chịu một sức ép rất lớn trong quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại các đơn vị/cơ sở Y tế trên toàn quốc. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và nhanh chóng trong các trường hợp bệnh nặng? Đâu là giải pháp an toàn cho đội ngũ y bác sĩ để luôn đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc đặc biệt tốt nhất cho bệnh nhân?


Thách thức của đội ngũ y bác sĩ và bệnh viện trong bối cảnh đại dịch COVID19

Có thể thấy, hiện nay bệnh viện chính là một trong những nơi có nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh cao nhất; tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, người bệnh cần phải được chăm sóc, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để đảm bảo các thông tin liên tục của bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ bắt buộc phải duy trì tiếp xúc trực tiếp 24/7 mới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi diễn biến bệnh lý, nhất là các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị để phòng ngừa biến chứng nặng. 

Bên cạnh đó, yêu cầu về nâng cao chất lượng điều trị cũng như an toàn cho bệnh nhân ngày càng tăng trong khi nhân lực tại các phòng mổ và môi trường y tế lại đang thiếu hụt trầm trọng.

Đây thực sự là những khó khăn/thách thức lớn không chỉ đối với mỗi đơn vị bệnh viện nói riêng mà còn là ngành Y tế Việt Nam nói chung. 

Vậy làm thế nào để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và nhanh chóng trong các trường hợp bệnh nặng? Đâu là giải pháp an toàn cho đội ngũ y bác sĩ để luôn đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc đặc biệt tốt nhất cho bệnh nhân?

MCS (Mobile Care Server) – Giải pháp tối ưu cho những thách thức đã nêu

MCS (Mobile Care Server) – một giải pháp hệ thống phần mềm được phát triển bởi hãng GE Healthcare có thể xem là bước tiến mới trong việc lựa chọn hình thức và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến khó lường như hiện nay.

Hệ thống có thể kết nối các monitor trong bệnh viện và hiển thị qua các thiết bị di dộng như điện thoại thông minh, Ipad, laptop hoặc máy tính để bàn. Hệ thống mang đến cho các y bác sĩ/người sử dụng rất nhiều những tính năng ưu việt:

  • Dễ dàng theo dõi dữ liệu sinh học/tình hình sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian thực từ màn hình monitor bệnh nhân: các thông số của máy thở, máy gây mê kèm thở có thể xem qua thiết bị di động như Laptop, điện thoại, PC, ipad; nhờ vậy, bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến của bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm tối đa thời gian cho bệnh nhân, các tổ chức y tế, bệnh viện. Từ đó, các cơ sở y tế, bệnh viện có thể phục vụ nhiều bệnh nhân hơn, giảm thiểu thời gian đi lại, thăm khám.
  • Hệ thống có khả năng kết nối lên đến 128 monitor trên cùng lúc, kết nối monitor nhiều khoa phòng (ICU, phòng mổ, hậu phẫu, …), thuận tiện cho việc hội chẩn hay theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. 
  • Các báo động theo dạng thức âm thanh và hình ảnh, cảnh báo cho bác sĩ tình trạng của bệnh nhân một cách trực quan và kịp thời nhất, đảm bảo việc chăm sóc bệnh nhân ở vòng ngoài. Điều này góp phần làm giảm áp lực cho đội ngũ nhân viên tại các trung tâm/đơn vị/cơ sở y tế.
  • Việc tích hợp kết nối linh hoạt với Monitor (GE), máy thở, máy gây mê kèm thở (GE và một số hãng khác) giúp các trung tâm/đơn vị/cơ sở y tế tối ưu về mặt chi phí khi trang bị hệ thống.

Với những lợi ích tuyệt vời đó, MCS chắc chắn là một giải pháp toàn diện cho việc theo dõi bệnh nhân, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh kịp thời, đồng thời gia tăng năng lực, chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Về lâu dài, giải pháp này cũng sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên cả nước.

Sơ đồ  hệ thống MCS

Giao diện theo dõi qua điện thoại thông minh

Giao diện theo dõi qua thiết bị di động

Hiển thị nhiều monitor trên cùng màn hình

 

Bác sĩ quan sát monitor qua laptop

Chủ tịch HĐQT VMED Group Phạm Quang Huy gặp thân mật ngài đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Ngày 17/4, tại Hà Nội, ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch VMED Group đã có cuộc gặp thân mật với Ngài Pereric Högberg – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Tại buổi gặp, ông Phạm Quang Huy đã giới thiệu với Ngài Đại sứ về hoạt động của VMED trong 4 lĩnh vực Sản xuất, Phân phối, Công nghệ thông tin, và Đầu tư y tế; về hợp tác của VMED với Công ty Braincool của Thụy điển trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm.

Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch VMED Group và Ngài Pereric Högberg – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Ngài Đại sứ đánh giá cao những phát triển và thành tựu của VMED và đề nghị VMED Group đẩy mạnh hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Thụy điển, ông cũng cho biết Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập mối quan hệ với Việt Nam (1969). Trải qua gần 50 năm bề dày lịch sử, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhân dịp này, Ngài Đại sứ đã giới thiệu về sự kiện Việt Nam – Sweden Bussiness Summit, nhân dịp 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn của Thụy điển trong lĩnh vực y tế. Đồng thời ông cũng đã trân trọng mời VMED tham gia sự kiện quan trọng này.

Chủ tịch HĐQT VMED Group Phạm Quang Huy gặp thân mật ngài đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Ngày 17/4, tại Hà Nội, ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch VMED Group đã có cuộc gặp thân mật với Ngài Pereric Högberg – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Tại buổi gặp, ông Phạm Quang Huy đã giới thiệu với Ngài Đại sứ về hoạt động của VMED trong 4 lĩnh vực Sản xuất, Phân phối, Công nghệ thông tin, và Đầu tư y tế; về hợp tác của VMED với Công ty Braincool của Thụy điển trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm.

Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch VMED Group và Ngài Pereric Högberg – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Ngài Đại sứ đánh giá cao những phát triển và thành tựu của VMED và đề nghị VMED Group đẩy mạnh hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Thụy điển, ông cũng cho biết Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập mối quan hệ với Việt Nam (1969). Trải qua gần 50 năm bề dày lịch sử, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhân dịp này, Ngài Đại sứ đã giới thiệu về sự kiện Việt Nam – Sweden Bussiness Summit, nhân dịp 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn của Thụy điển trong lĩnh vực y tế. Đồng thời ông cũng đã trân trọng mời VMED tham gia sự kiện quan trọng này.

Năm 2020, mỗI ngày có thêm 90 ngườI mắc ung thư phổI

Ngày 17/4/2019, Bệnh viện Phổi Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học “Những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương”. Đến dự hội thảo có đại diện các Bệnh viện Lao và Bệnh phổi , Bệnh viện Phổi các tỉnh…
 

Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Với tốc độ gia tăng người mắc như hiện nay, con số ấy có thể lên tới 34.000 người mỗi năm. Dự tính đến năm 2020, mỗi ngày sẽ có thêm 90 người mắc ung thư phổi.

Nguyên nhân phổ biến chính là do hút thuốc, bao gồm cả chủ động và thụ động. Ung thư phổi 90% do hút thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Theo thống kê, 30% tỷ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể hấp thụ dễ dàng qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống, và do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi.

Tại buổi hội thảo Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị Ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương có rất nhiều tiến bộ được các chuyên gia đầu ngành về phổi  trình này như: hóa chất, tia xạ, trúng đích và giảm nhẹ; Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi cho ung thư phổi không tế bào bỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương; Nội soi Ebus và nội soi can thiệp cho ung thư phổi; Đốt u vi sóng cho ung thư phổi…

Báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

Trong đó phương pháp  đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính được Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật này. Điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là kỹ thuật gây hoại tử khối u tại chỗ bằng nhiệt. Công nghệ sử dụng sóng điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng, làm nóng tổ chức mô trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và làm chết tế bào trong phạm vi tác động của sóng ngắn.

Kỹ thuật đối u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm, áp dụng trên những bệnh nhân không muốn hoặc không thể phẫu thuật. Kỹ thuật này cũng chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi nhưng số lượng ít, bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.

Được biết, bệnh ung thư phổi hiện được xem là ” sát thủ” hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư về tỉ lệ người mắc và tử vong. Các chuyên gia kiến nghị, nếu sớm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi?

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới, 85% số người mắc bệnh có hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi. Không những vậy, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc gián tiếp hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa không khí ô nhiễm, ăn uống lành mạnh và vận động thể chất để nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo các chuyên gia các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống khoa học, vẫn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…

Ngày nay, những phương pháp hiện đại có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm, kể cả khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Năm 2020, mỗI ngày có thêm 90 ngườI mắc ung thư phổI

Ngày 17/4/2019, Bệnh viện Phổi Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học “Những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương”. Đến dự hội thảo có đại diện các Bệnh viện Lao và Bệnh phổi , Bệnh viện Phổi các tỉnh…
 

Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Với tốc độ gia tăng người mắc như hiện nay, con số ấy có thể lên tới 34.000 người mỗi năm. Dự tính đến năm 2020, mỗi ngày sẽ có thêm 90 người mắc ung thư phổi.

Nguyên nhân phổ biến chính là do hút thuốc, bao gồm cả chủ động và thụ động. Ung thư phổi 90% do hút thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Theo thống kê, 30% tỷ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể hấp thụ dễ dàng qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống, và do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi.

Tại buổi hội thảo Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị Ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương có rất nhiều tiến bộ được các chuyên gia đầu ngành về phổi  trình này như: hóa chất, tia xạ, trúng đích và giảm nhẹ; Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi cho ung thư phổi không tế bào bỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương; Nội soi Ebus và nội soi can thiệp cho ung thư phổi; Đốt u vi sóng cho ung thư phổi…

Báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

Trong đó phương pháp  đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính được Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật này. Điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là kỹ thuật gây hoại tử khối u tại chỗ bằng nhiệt. Công nghệ sử dụng sóng điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng, làm nóng tổ chức mô trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và làm chết tế bào trong phạm vi tác động của sóng ngắn.

Kỹ thuật đối u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm, áp dụng trên những bệnh nhân không muốn hoặc không thể phẫu thuật. Kỹ thuật này cũng chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi nhưng số lượng ít, bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.

Được biết, bệnh ung thư phổi hiện được xem là ” sát thủ” hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư về tỉ lệ người mắc và tử vong. Các chuyên gia kiến nghị, nếu sớm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi?

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới, 85% số người mắc bệnh có hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi. Không những vậy, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc gián tiếp hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa không khí ô nhiễm, ăn uống lành mạnh và vận động thể chất để nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo các chuyên gia các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống khoa học, vẫn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…

Ngày nay, những phương pháp hiện đại có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm, kể cả khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Việt Nam xuất hiện siêu vi phẩn kháng toàn bộ kháng sinh, bác sĩ hết cách

Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh kể cả loại mạnh nhất, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ.

Bác sĩ bất lực, bệnh nhân nằm chờ

Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh vừa diễn ra, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh hiện là mối quan tâm của cả thế giới khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc, tại một số nước thậm chí không thể kiểm soát.

Trong hơn 5 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.

Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người tử vong

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 tử vong do kháng thuốc. Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Theo PGS Phương, hiện tại Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Đó là lí do vì sao, nhiều nước phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả thì tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Đơn cử như tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Thậm chí, tại một số tỉnh phía Nam, tỉ lệ kháng thuốc của E.coli còn lên tới hơn 74%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%…

“Do là BV tuyến cuối, nên tại BV Bạch Mai gặp rất nhiều bệnh nhân bị đa kháng thuốc, kháng mở rộng và toàn kháng. Với trường hợp toàn kháng, khi đó, bác sĩ cũng bất lực, chỉ có thể giúp bệnh nhân truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn”, PGS Phương thông tin.

Xét nghiệm kháng sinh đồ vô cùng quan trọng

Theo PGS Phương, để xác định một loại vi khuẩn có kháng kháng sinh hay không hay do bác sĩ dùng kháng sinh chưa đủ liều, bắt buộc phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm vi sinh.

PGS.TS Đoàn Mai Phương

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, ngay lập tức sẽ báo với bác sĩ điều trị để cách ly bệnh nhân, giúp vi khuẩn kháng thuốc không lây lan cho các các bệnh nhân khác, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng kháng sinh đang có.

Tuy nhiên hiện nay, chỉ một số ít BV có phòng vi sinh đạt chuẩn, còn lại chất lượng ở mức thấp do phải đầu tư trang thiết bị hiện đại và chưa đủ nhân lực có trình độ để vận hành.

Do đó, để thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống kháng thuốc quốc gia, việc đưa các phòng xét nghiệm vi sinh đạt chuẩn tại các BV vào hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hiện tại, theo thang của Bộ Y tế, phòng xét nghiệm vi sinh hoàn thiện nhất phải đạt mức 5 theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên lâu nay chưa có bảng kiểm chi tiết.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Anh, các BV Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới TƯ, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BV TƯ Huế, Chợ Rẫy, trường y Government Medical College, Ấn Độ được tiếp cận hệ thống bảng kiểm mới AMR Scorecard để đánh giá phòng xét nghiệm của BV đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra hướng cải tiến.

AMR Scorecard bao gồm bảng kiểm theo từng mô-đun cho xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ bệnh phẩm máu, nước tiểu và phân, trong đó rất chuyên biệt cho kháng kháng sinh.

Theo PGS Phương, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài nỗ lực từ bệnh viện, từ nhân viên y tế, bản thân cộng đồng, người dân cũng phải có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng, hạn chế dùng kháng sinh trong chăn nuôi.

“Người dân Việt Nam hay cho rằng bác sĩ sử dụng kháng sinh mạng mới tốt, điều nay hoàn toàn sai, tốt nhất là chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp. Nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, đến khi mắc loại vi khuẩn mạnh hơn sẽ không còn kháng sinh để điều trị”, PGS Phương khuyến cáo.

Việt Nam xuất hiện siêu vi phẩn kháng toàn bộ kháng sinh, bác sĩ hết cách

Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh kể cả loại mạnh nhất, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ.

Bác sĩ bất lực, bệnh nhân nằm chờ

Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh vừa diễn ra, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh hiện là mối quan tâm của cả thế giới khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc, tại một số nước thậm chí không thể kiểm soát.

Trong hơn 5 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.

Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người tử vong

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 tử vong do kháng thuốc. Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Theo PGS Phương, hiện tại Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Đó là lí do vì sao, nhiều nước phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả thì tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Đơn cử như tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Thậm chí, tại một số tỉnh phía Nam, tỉ lệ kháng thuốc của E.coli còn lên tới hơn 74%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%…

“Do là BV tuyến cuối, nên tại BV Bạch Mai gặp rất nhiều bệnh nhân bị đa kháng thuốc, kháng mở rộng và toàn kháng. Với trường hợp toàn kháng, khi đó, bác sĩ cũng bất lực, chỉ có thể giúp bệnh nhân truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn”, PGS Phương thông tin.

Xét nghiệm kháng sinh đồ vô cùng quan trọng

Theo PGS Phương, để xác định một loại vi khuẩn có kháng kháng sinh hay không hay do bác sĩ dùng kháng sinh chưa đủ liều, bắt buộc phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm vi sinh.

PGS.TS Đoàn Mai Phương

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, ngay lập tức sẽ báo với bác sĩ điều trị để cách ly bệnh nhân, giúp vi khuẩn kháng thuốc không lây lan cho các các bệnh nhân khác, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng kháng sinh đang có.

Tuy nhiên hiện nay, chỉ một số ít BV có phòng vi sinh đạt chuẩn, còn lại chất lượng ở mức thấp do phải đầu tư trang thiết bị hiện đại và chưa đủ nhân lực có trình độ để vận hành.

Do đó, để thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống kháng thuốc quốc gia, việc đưa các phòng xét nghiệm vi sinh đạt chuẩn tại các BV vào hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hiện tại, theo thang của Bộ Y tế, phòng xét nghiệm vi sinh hoàn thiện nhất phải đạt mức 5 theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên lâu nay chưa có bảng kiểm chi tiết.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Anh, các BV Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới TƯ, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BV TƯ Huế, Chợ Rẫy, trường y Government Medical College, Ấn Độ được tiếp cận hệ thống bảng kiểm mới AMR Scorecard để đánh giá phòng xét nghiệm của BV đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra hướng cải tiến.

AMR Scorecard bao gồm bảng kiểm theo từng mô-đun cho xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ bệnh phẩm máu, nước tiểu và phân, trong đó rất chuyên biệt cho kháng kháng sinh.

Theo PGS Phương, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài nỗ lực từ bệnh viện, từ nhân viên y tế, bản thân cộng đồng, người dân cũng phải có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng, hạn chế dùng kháng sinh trong chăn nuôi.

“Người dân Việt Nam hay cho rằng bác sĩ sử dụng kháng sinh mạng mới tốt, điều nay hoàn toàn sai, tốt nhất là chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp. Nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, đến khi mắc loại vi khuẩn mạnh hơn sẽ không còn kháng sinh để điều trị”, PGS Phương khuyến cáo.

Our Business

Our Business