Lời giải cho bài toán triển khai EMR quy mô toàn tỉnh, thành phố

Suckhoedoisong.vn – Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin, mô hình triển khai tập trung các hệ thống Công nghệ thông tin cho một khu vực, tỉnh, thành phố thậm chí quốc gia đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế, rất nhiều các hệ thống Quản lý bệnh viện (HIS) đã được thử nghiệm áp dụng ở phạm vi toàn tỉnh và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Điều đó cũng mở ra những kỳ vọng cho việc tiếp tục áp dụng các hệ thống CNTT mới khác như Bệnh án điện tử vào trong công tác khám chữa bệnh đồng bộ và tập trung.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một vài đơn vị bước đầu triển khai thí điểm thành công Bệnh án điện tử (EMR) tại một số bệnh viện trên cả nước. Để nhân rộng việc triển khai trên nhiều bệnh viện trong một khu vực, địa bàn đã và đang là bài toán khó khiến cho rất nhiều các Sở Y tế tại các tỉnh, thành phố đau đầu trong việc tìm kiếm lời giải hợp lý. Vậy đâu là những yếu tố khiến cho việc chọn lựa trở nên phức tạp như vậy?

Đa dạng trong việc sử dụng Phần mềm Quản lý Bệnh viện (HIS)

Thực tế cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, có đến hàng chục phần mềm HIS được xây dựng và thiết kế với kiến trúc riêng nhưng đều tuân theo các tiêu chí mà Bộ Y tế đã đưa ra. Các bệnh viện có rất nhiều lựa chọn phần mềm HIS sao cho phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, chi phí đầu tư và phương thức thanh toán. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống Bệnh án điện tử EMR tập trung triển khai cho một tỉnh. Điều đó có nghĩa là hệ thống EMR cần phải sẵn sàng tích hợp với bất kì hệ thống HIS nào theo nhiều phương thức kết nối khác nhau.

Đối với trường hợp hệ thống EMR là một phân hệ nằm trong hệ thống HIS thì điều này càng bất khả thi khi cách thức duy nhất là thay toàn bộ hệ thống HIS đang vận hành tại tỉnh hoặc thành phố đó trong khi việc thay HIS sẽ gây ra những rủi ro rất lớn cho các bệnh viện khi phải chuyển một kho dữ liệu khủng khiếp giữa hai hệ thống, thay đổi thói quen người dùng (từ 6 tháng – 2 năm tùy theo quy mô của viện); đồng thời sẽ nan giải bài toán về chi phí bao gồm chi phí để thay thế HIS, chi phí dành cho EMR và chi phí vận hành hệ thống… mà chưa chắc đã đạt được hiệu quả như kỳ vọng đặt ra.

Phiếu biểu mẫu tùy chỉnh theo đặc thù riêng của từng viện

Bất kỳ bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đều tuân theo những quy định chung của Bộ Y tế về các phiếu biểu mẫu; tuy nhiên, với nghiệp vụ đặc thù của từng bệnh viện (chuyên khoa hoặc đa khoa, tuyến TW hay tuyến địa phương, …) mà các phiếu biểu mẫu sẽ có những thay đổi riêng biệt. Một hệ thống Bệnh án điện tử muốn triển khai rộng rãi cần đáp ứng được sự linh hoạt đối với các yêu cầu đặc biệt với các phiếu, biểu mẫu đồng thời vẫn đáp ứng được thời gian triển khai.

Mô hình triển khai Bệnh án điện tử toàn tỉnh

Tìm kiếm Giải pháp Bệnh án điện tử thông minh và phù hợp

Như đã phân tích ở trên, ngoài việc giải pháp Bệnh án điện tử cần có sự linh hoạt để có thể áp dụng, tương thích đối với bất kỳ quy mô bệnh viện nào, một vấn đề trọng tâm được rất nhiều Lãnh đạo đặt ra là: liệu Bệnh án điện tử có thể giải quyết được bài toán về mặt quản lý như khai thác, phân tích và thống kê các dữ liệu y khoa được lưu trữ trên hệ thống, hay chỉ đơn thuần là số hóa dữ liệu theo đúng yêu cầu mà các Thông tư đã đề cập?

Khi các thông tin, dữ liệu y khoa được lưu trữ, hệ thống Bệnh án điện tử cần áp dụng trí tuệ nhân tạo AI nhằm mục đích dùng sức mạnh của công nghệ để hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng trong công tác chẩn đoán đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực tế thống kê cho thấy, đa phần các hệ thống Bệnh án điện tử đều mới được xây dựng trong 1-2 năm trở lại đây và gần như tất cả đều mới chỉ dừng lại ở mức số hóa, thậm chí số hóa một phần (một vài phiếu biểu mẫu) các bộ Bệnh án. Để có thể chọn ra những sản phẩm EMR trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm trên thị trường như hiện nay thì các nhà quản lý nên có sự phân tích và lựa chọn những giải pháp đã được triển khai thành công cũng như đạt được các giải thưởng uy tín về công nghệ trên các đấu trường khu vực và quốc tế.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong Bệnh án điện tử

Tìm kiếm Đơn vị triển khai nào có đủ thực lực và tiềm lực

Cũng dựa trên các thống kê đã khảo sát, các đơn vị khi triển khai Bệnh án điện tử cho một bệnh viện mất trung bình từ 4-18 tháng tùy vào quy mô của từng bệnh viện và năng lực của đơn vị triển khai. Việc triển khai trên quy mô diện rộng có khả thi hay không phụ thuộc vào việc các bệnh viện cần phải tìm kiếm, lựa chọn đúng những đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực để đảm bảo được đúng tiến độ dự án. Song song với đó, đơn vị triển khai cần phải có nền tảng về Y tế, có kinh nghiệm triển khai các hệ thống như: HIS, EMR, LIS, PACS để có thể tư vấn cho viện trong trường hợp cần tích hợp, kết nối với các phần mềm khác.

Theo HIMSS Analytics Electronic Medical Record Adoption Model, có 8 bước thực hiện việc áp dụng Bệnh án điện tử vào trong vận hành Bệnh viện thông minh. Ngay tại bước 2, ngoài việc tích hợp vs các hệ thống CNTT khác như HIS, LIS, PACS, hệ thống EMR nên tích hợp với các thiết bị Y tế để làm tự động hoá việc nhập liệu thông tin , truyền thông tin một cách tự động sang bệnh án điện tử thay vì ghi chép thủ công. Đây cũng là mong muốn của đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng trong nhiều bệnh viện đã và đang triển khai Bệnh án điện tử nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với các đơn vị triển khai bởi vì việc kết nối hệ thống với các thiết bị trong bệnh viện không hề đơn giản và cần sự hiểu biết sâu rộng về các thiết bị vật tư y tế, bảo mật thông tin Bệnh án.

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT đã ban hành, Bệnh án điện tử cần phải đáp ứng tiêu chuẩn HL7 CDA và FHIR. Dữ liệu bệnh án nếu xuất ra theo định dạng pdf thì rất khó cho việc thể khai thác và quản lý trong công tác khám chữa bệnh, HL7 FHIR sẽ là chìa khóa để giải quyết bài toán trên. Ngoài ra, việc liên thông và trao đổi dữ liệu hồ sơ Bệnh án điện tử giữa các cơ sở Khám chữa bệnh cần được mã hóa, bảo mật trong quá trình trao đổi dữ liệu.

Một vấn đề liên quan đến tính pháp lý đó là dùng chữ ký số hoặc Blockchain để xác thực các nội dung thực hiện, trong đó Blockchain là công nghệ đang ngày càng phổ biến trên thế giới và đã được áp dụng ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở Việt Nam. Nếu có thể áp dụng Blockchain vào trong Bệnh án điện tử sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn thông tin và giải quyết bài toán về mặt chi phí đầu tư đối với các bệnh viện và Sở Y tế.

Lời giải cho bài toán triển khai EMR quy mô toàn tỉnh, thành phố

Suckhoedoisong.vn – Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin, mô hình triển khai tập trung các hệ thống Công nghệ thông tin cho một khu vực, tỉnh, thành phố thậm chí quốc gia đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế, rất nhiều các hệ thống Quản lý bệnh viện (HIS) đã được thử nghiệm áp dụng ở phạm vi toàn tỉnh và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Điều đó cũng mở ra những kỳ vọng cho việc tiếp tục áp dụng các hệ thống CNTT mới khác như Bệnh án điện tử vào trong công tác khám chữa bệnh đồng bộ và tập trung.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một vài đơn vị bước đầu triển khai thí điểm thành công Bệnh án điện tử (EMR) tại một số bệnh viện trên cả nước. Để nhân rộng việc triển khai trên nhiều bệnh viện trong một khu vực, địa bàn đã và đang là bài toán khó khiến cho rất nhiều các Sở Y tế tại các tỉnh, thành phố đau đầu trong việc tìm kiếm lời giải hợp lý. Vậy đâu là những yếu tố khiến cho việc chọn lựa trở nên phức tạp như vậy?

Đa dạng trong việc sử dụng Phần mềm Quản lý Bệnh viện (HIS)

Thực tế cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, có đến hàng chục phần mềm HIS được xây dựng và thiết kế với kiến trúc riêng nhưng đều tuân theo các tiêu chí mà Bộ Y tế đã đưa ra. Các bệnh viện có rất nhiều lựa chọn phần mềm HIS sao cho phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, chi phí đầu tư và phương thức thanh toán. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống Bệnh án điện tử EMR tập trung triển khai cho một tỉnh. Điều đó có nghĩa là hệ thống EMR cần phải sẵn sàng tích hợp với bất kì hệ thống HIS nào theo nhiều phương thức kết nối khác nhau.

Đối với trường hợp hệ thống EMR là một phân hệ nằm trong hệ thống HIS thì điều này càng bất khả thi khi cách thức duy nhất là thay toàn bộ hệ thống HIS đang vận hành tại tỉnh hoặc thành phố đó trong khi việc thay HIS sẽ gây ra những rủi ro rất lớn cho các bệnh viện khi phải chuyển một kho dữ liệu khủng khiếp giữa hai hệ thống, thay đổi thói quen người dùng (từ 6 tháng – 2 năm tùy theo quy mô của viện); đồng thời sẽ nan giải bài toán về chi phí bao gồm chi phí để thay thế HIS, chi phí dành cho EMR và chi phí vận hành hệ thống… mà chưa chắc đã đạt được hiệu quả như kỳ vọng đặt ra.

Phiếu biểu mẫu tùy chỉnh theo đặc thù riêng của từng viện

Bất kỳ bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đều tuân theo những quy định chung của Bộ Y tế về các phiếu biểu mẫu; tuy nhiên, với nghiệp vụ đặc thù của từng bệnh viện (chuyên khoa hoặc đa khoa, tuyến TW hay tuyến địa phương, …) mà các phiếu biểu mẫu sẽ có những thay đổi riêng biệt. Một hệ thống Bệnh án điện tử muốn triển khai rộng rãi cần đáp ứng được sự linh hoạt đối với các yêu cầu đặc biệt với các phiếu, biểu mẫu đồng thời vẫn đáp ứng được thời gian triển khai.

Mô hình triển khai Bệnh án điện tử toàn tỉnh

Tìm kiếm Giải pháp Bệnh án điện tử thông minh và phù hợp

Như đã phân tích ở trên, ngoài việc giải pháp Bệnh án điện tử cần có sự linh hoạt để có thể áp dụng, tương thích đối với bất kỳ quy mô bệnh viện nào, một vấn đề trọng tâm được rất nhiều Lãnh đạo đặt ra là: liệu Bệnh án điện tử có thể giải quyết được bài toán về mặt quản lý như khai thác, phân tích và thống kê các dữ liệu y khoa được lưu trữ trên hệ thống, hay chỉ đơn thuần là số hóa dữ liệu theo đúng yêu cầu mà các Thông tư đã đề cập?

Khi các thông tin, dữ liệu y khoa được lưu trữ, hệ thống Bệnh án điện tử cần áp dụng trí tuệ nhân tạo AI nhằm mục đích dùng sức mạnh của công nghệ để hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng trong công tác chẩn đoán đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực tế thống kê cho thấy, đa phần các hệ thống Bệnh án điện tử đều mới được xây dựng trong 1-2 năm trở lại đây và gần như tất cả đều mới chỉ dừng lại ở mức số hóa, thậm chí số hóa một phần (một vài phiếu biểu mẫu) các bộ Bệnh án. Để có thể chọn ra những sản phẩm EMR trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm trên thị trường như hiện nay thì các nhà quản lý nên có sự phân tích và lựa chọn những giải pháp đã được triển khai thành công cũng như đạt được các giải thưởng uy tín về công nghệ trên các đấu trường khu vực và quốc tế.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong Bệnh án điện tử

Tìm kiếm Đơn vị triển khai nào có đủ thực lực và tiềm lực

Cũng dựa trên các thống kê đã khảo sát, các đơn vị khi triển khai Bệnh án điện tử cho một bệnh viện mất trung bình từ 4-18 tháng tùy vào quy mô của từng bệnh viện và năng lực của đơn vị triển khai. Việc triển khai trên quy mô diện rộng có khả thi hay không phụ thuộc vào việc các bệnh viện cần phải tìm kiếm, lựa chọn đúng những đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực để đảm bảo được đúng tiến độ dự án. Song song với đó, đơn vị triển khai cần phải có nền tảng về Y tế, có kinh nghiệm triển khai các hệ thống như: HIS, EMR, LIS, PACS để có thể tư vấn cho viện trong trường hợp cần tích hợp, kết nối với các phần mềm khác.

Theo HIMSS Analytics Electronic Medical Record Adoption Model, có 8 bước thực hiện việc áp dụng Bệnh án điện tử vào trong vận hành Bệnh viện thông minh. Ngay tại bước 2, ngoài việc tích hợp vs các hệ thống CNTT khác như HIS, LIS, PACS, hệ thống EMR nên tích hợp với các thiết bị Y tế để làm tự động hoá việc nhập liệu thông tin , truyền thông tin một cách tự động sang bệnh án điện tử thay vì ghi chép thủ công. Đây cũng là mong muốn của đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng trong nhiều bệnh viện đã và đang triển khai Bệnh án điện tử nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với các đơn vị triển khai bởi vì việc kết nối hệ thống với các thiết bị trong bệnh viện không hề đơn giản và cần sự hiểu biết sâu rộng về các thiết bị vật tư y tế, bảo mật thông tin Bệnh án.

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT đã ban hành, Bệnh án điện tử cần phải đáp ứng tiêu chuẩn HL7 CDA và FHIR. Dữ liệu bệnh án nếu xuất ra theo định dạng pdf thì rất khó cho việc thể khai thác và quản lý trong công tác khám chữa bệnh, HL7 FHIR sẽ là chìa khóa để giải quyết bài toán trên. Ngoài ra, việc liên thông và trao đổi dữ liệu hồ sơ Bệnh án điện tử giữa các cơ sở Khám chữa bệnh cần được mã hóa, bảo mật trong quá trình trao đổi dữ liệu.

Một vấn đề liên quan đến tính pháp lý đó là dùng chữ ký số hoặc Blockchain để xác thực các nội dung thực hiện, trong đó Blockchain là công nghệ đang ngày càng phổ biến trên thế giới và đã được áp dụng ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở Việt Nam. Nếu có thể áp dụng Blockchain vào trong Bệnh án điện tử sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn thông tin và giải quyết bài toán về mặt chi phí đầu tư đối với các bệnh viện và Sở Y tế.

VMED cùng bộ y tế đưa công nghệ 4.0 vào chống dịch covid – 19

(khoahocdoisong.vn) – “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Cục Quản lý Khám chữa bệnh –  Bộ Y tế phối hợp cùng Tập đoàn VMED triển khai, với mục đích tận dụng ưu điểm vượt trội của các Giải pháp Y tế số 4.0 trong kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid – 19), ứng dụng kiểm soát dịch trong tương lai.

Chiều 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 – đã đến thăm và trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác chống dịch COVID – 19 tại “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19”.

Cùng tham gia điều hành còn có GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị.

 

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đang chỉ đạo điều hành qua màn hình trực tuyến đến bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, sự ra đời của trung tâm đặt tại trụ sở Bộ Y tế là bước đi rất quan trọng ứng dụng CNTT trong việc hồi sức tích cực với các tuyến.

Phó Thủ tướng đến thăm Trung tâm và trực tiếp chỉ đạo điều hành xuống bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở 2

“Người thầy thuốc ở trên trung ương hay ở bất kỳ đâu, có thể nhìn thấy được bệnh nhân, biết được tất cả những thông số chức năng sống của bệnh nhân, tất cả những diễn biến của bệnh nhân, kể cả vấn đề về hô hấp, vấn đề về điện tim, và một số vấn đề liên quan khác. Từ đó sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp hỗ trợ cho tuyến dưới. Thứ 2 là vấn đề lây nhiễm, thời gian tiếp xúc của người chăm sóc đối với người bệnh càng nhiều thì tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng, hệ thống này ra đời giải quyết được vấn đề đó, làm giảm được việc tiếp xúc giữa nhân viên y tế với bệnh nhân” – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh

Giải thích rõ hơn về ý nghĩa và mục đích khi trung tâm được ra mắt, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị – chia sẻ: “Tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia Vũ Đức Đam thì hệ thống khám chữa bệnh tiếp tục nâng cao cảnh giác và quyết liệt hơn nữa bằng nhiều biện pháp. Trong đó có 1 nhóm được giao bằng các biện pháp công nghệ thông tin và đặc biệt trong thời đại 4.0 này”.

Các lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo điều hành qua mô hình kết nối trực tuyến tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Khi Trung tâm được ra mắt và demo kết nối tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, các lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ hy vọng việc kết nối sẽ tiếp tục được lan tỏa cho tất cả các hệ thống bệnh viện khác để khi có bất cứ chuyện gì chúng ta cũng sẽ có những hỗ trợ chuyên môn quý báu. Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc có thể được hỗ trợ nhanh chóng từ xa một cách chính xác, kịp thời bởi các chuyên gia ngay tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến tại Cục QLKCB – Bộ Y tế.

Kết nối trực tuyến từ Trung tâm chỉ huy Cục QLKCB tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và Bệnh viện Nhiệt đới TW

Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch Tập đoàn VMED – nhấn mạnh, tập đoàn quyết tâm đồng hành và chủ động chung tay cùng ngành Y tế Việt Nam cung cấp các giải pháp về Công nghệ thông tin trong Y tế.

Những công nghệ này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý tổng hợp, tập hợp những số liệu cũng như dữ liệu cuả bệnh nhân thông qua Bệnh án điện tử tập trung để chia sẻ với các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế bởi vì hệ thống này đã đạt được những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện tại. Qua đó có thể phát triển các phác đồ điệu trị, thuốc, vắc xin để mà hỗ trợ, chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian tới.

Hiện nay, đã có 22 bệnh viện chủ chốt giao ban phòng chống dịch thông qua trung tâm. Tại các cơ sở điều trị, các bác sỹ vẫn có thể đi buồng bệnh từ xa trong điều kiện hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đồng thời có thể tham vấn các chuyên gia tuyến trên khi cần.

Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị doanh nghiệp hỗ trợ công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để thực hiện khai báo, kiểm tra sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.

“Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Bộ Y tế phối hợp tập đoàn VMED triển khai hình thành trong thời gian rất ngắn. Trung tâm ra mắt đã nhanh chóng đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ và mong mỏi của người dân trong phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là khi các nỗ lực dập dịch đã bước vào giai đoạn 2.

Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID–19 được thành lập theo Quyết định số 771/QĐ-BYT ngày 4/3/2020 trực thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Theo đó, Tập đoàn VMED – sẽ sử dụng phần mềm Bệnh án điện tử CLAS Healthcare cho toàn bộ các bệnh nhân nhiễm Virus.

Phần mềm PACS và phần mềm truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực từ tất cả các cơ sở điều trị đến các Trung tâm hỗ trợ và Trung tâm chỉ huy.

Các phần mềm nêu trên sẽ tích hợp cùng với các thiết bị y tế hiện đại như máy thở CARESCAPE R860 và máy theo dõi bệnh nhân CARESCAPE B450 được sản xuất bởi GE Healthcare và do VietMedical (thành viên của Tập đoàn VMED) cung cấp.

VMED cùng bộ y tế đưa công nghệ 4.0 vào chống dịch covid – 19

(khoahocdoisong.vn) – “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Cục Quản lý Khám chữa bệnh –  Bộ Y tế phối hợp cùng Tập đoàn VMED triển khai, với mục đích tận dụng ưu điểm vượt trội của các Giải pháp Y tế số 4.0 trong kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid – 19), ứng dụng kiểm soát dịch trong tương lai.

Chiều 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 – đã đến thăm và trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác chống dịch COVID – 19 tại “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19”.

Cùng tham gia điều hành còn có GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị.

 

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đang chỉ đạo điều hành qua màn hình trực tuyến đến bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, sự ra đời của trung tâm đặt tại trụ sở Bộ Y tế là bước đi rất quan trọng ứng dụng CNTT trong việc hồi sức tích cực với các tuyến.

Phó Thủ tướng đến thăm Trung tâm và trực tiếp chỉ đạo điều hành xuống bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở 2

“Người thầy thuốc ở trên trung ương hay ở bất kỳ đâu, có thể nhìn thấy được bệnh nhân, biết được tất cả những thông số chức năng sống của bệnh nhân, tất cả những diễn biến của bệnh nhân, kể cả vấn đề về hô hấp, vấn đề về điện tim, và một số vấn đề liên quan khác. Từ đó sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp hỗ trợ cho tuyến dưới. Thứ 2 là vấn đề lây nhiễm, thời gian tiếp xúc của người chăm sóc đối với người bệnh càng nhiều thì tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng, hệ thống này ra đời giải quyết được vấn đề đó, làm giảm được việc tiếp xúc giữa nhân viên y tế với bệnh nhân” – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh

Giải thích rõ hơn về ý nghĩa và mục đích khi trung tâm được ra mắt, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị – chia sẻ: “Tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia Vũ Đức Đam thì hệ thống khám chữa bệnh tiếp tục nâng cao cảnh giác và quyết liệt hơn nữa bằng nhiều biện pháp. Trong đó có 1 nhóm được giao bằng các biện pháp công nghệ thông tin và đặc biệt trong thời đại 4.0 này”.

Các lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo điều hành qua mô hình kết nối trực tuyến tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Khi Trung tâm được ra mắt và demo kết nối tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, các lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ hy vọng việc kết nối sẽ tiếp tục được lan tỏa cho tất cả các hệ thống bệnh viện khác để khi có bất cứ chuyện gì chúng ta cũng sẽ có những hỗ trợ chuyên môn quý báu. Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc có thể được hỗ trợ nhanh chóng từ xa một cách chính xác, kịp thời bởi các chuyên gia ngay tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến tại Cục QLKCB – Bộ Y tế.

Kết nối trực tuyến từ Trung tâm chỉ huy Cục QLKCB tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và Bệnh viện Nhiệt đới TW

Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch Tập đoàn VMED – nhấn mạnh, tập đoàn quyết tâm đồng hành và chủ động chung tay cùng ngành Y tế Việt Nam cung cấp các giải pháp về Công nghệ thông tin trong Y tế.

Những công nghệ này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý tổng hợp, tập hợp những số liệu cũng như dữ liệu cuả bệnh nhân thông qua Bệnh án điện tử tập trung để chia sẻ với các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế bởi vì hệ thống này đã đạt được những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện tại. Qua đó có thể phát triển các phác đồ điệu trị, thuốc, vắc xin để mà hỗ trợ, chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian tới.

Hiện nay, đã có 22 bệnh viện chủ chốt giao ban phòng chống dịch thông qua trung tâm. Tại các cơ sở điều trị, các bác sỹ vẫn có thể đi buồng bệnh từ xa trong điều kiện hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đồng thời có thể tham vấn các chuyên gia tuyến trên khi cần.

Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị doanh nghiệp hỗ trợ công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để thực hiện khai báo, kiểm tra sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.

“Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Bộ Y tế phối hợp tập đoàn VMED triển khai hình thành trong thời gian rất ngắn. Trung tâm ra mắt đã nhanh chóng đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ và mong mỏi của người dân trong phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là khi các nỗ lực dập dịch đã bước vào giai đoạn 2.

Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID–19 được thành lập theo Quyết định số 771/QĐ-BYT ngày 4/3/2020 trực thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Theo đó, Tập đoàn VMED – sẽ sử dụng phần mềm Bệnh án điện tử CLAS Healthcare cho toàn bộ các bệnh nhân nhiễm Virus.

Phần mềm PACS và phần mềm truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực từ tất cả các cơ sở điều trị đến các Trung tâm hỗ trợ và Trung tâm chỉ huy.

Các phần mềm nêu trên sẽ tích hợp cùng với các thiết bị y tế hiện đại như máy thở CARESCAPE R860 và máy theo dõi bệnh nhân CARESCAPE B450 được sản xuất bởi GE Healthcare và do VietMedical (thành viên của Tập đoàn VMED) cung cấp.

Our Business

Our Business