Đặc sắc màn “Drop Test” (Kiểm tra độ bền), Thả rơi máy Monitor B1x5 tại HộI nghị VSEM 2019

“Quá bất ngờ!”, “Thật ngạc nhiên!”, “Tuyệt vời”… là những cảm xúc trào dâng của hàng trăm đại biểu tham dự Gala Dinner tối ngày 12/09, khi chứng kiến màn “Drop test” (kiểm tra sự va đập) của máy theo dõi bệnh nhân thế hệ mới Monitor B1x5 đến từ doanh nghiệp Vietmedical – nhà tài trợ kim cương cho Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu Vsem 2019.

Lần đầu tiên, sản phẩm máy theo dõi bệnh nhân thế hệ mới Monitor B1x5 được Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group cùng với đối tác của mình là GE Healthcare giới thiệu tới Hội nghị Quốc tế về y học cấp cứu Vsem 2019. Hội nghị được tổ chức tại khách sạn Rex, số 141 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Thiết kế hiện đại, khả năng chống chịu va đập rất tốt và hoạt động ở môi trường phức tạp, thế hệ monitor mới B1x5 mang tới những tính năng đáng kinh ngạc về sự bền bỉ, linh hoạt trong mọi tình huống cấp cứu.

Một số hình ảnh đặc sắc trong màn trình diễn “Drop test” tại đêm Gala Dinner Vsem 2019

Đặc sắc màn trình diễn giới thiệu máy Monitor B1x5 vô cùng ấn tượng

Monitor B1x5 “vô tình” bị thả rơi ở độ cao hơn 1m

Ông Ngô Thanh Sơn –Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical “ngậm ngùi” nhận lại chiếc Monitor B1x5 “vô tình” bị thả rơi.

Một vị khách tham dự Gala Dinner được mời lên để thực hiện màn “Drop test” Monitor thế hệ mới…

…không ngại ngần thả rơi máy một lần nữa trước sự chứng kiến của hàng trăm đại biểu

Biểu cảm “lo lắng” của các đại biểu khi chứng kiến Monitor B1x5 bị rơi thêm lần nữa.

Đặc sắc màn “Drop Test” (Kiểm tra độ bền), Thả rơi máy Monitor B1x5 tại HộI nghị VSEM 2019

“Quá bất ngờ!”, “Thật ngạc nhiên!”, “Tuyệt vời”… là những cảm xúc trào dâng của hàng trăm đại biểu tham dự Gala Dinner tối ngày 12/09, khi chứng kiến màn “Drop test” (kiểm tra sự va đập) của máy theo dõi bệnh nhân thế hệ mới Monitor B1x5 đến từ doanh nghiệp Vietmedical – nhà tài trợ kim cương cho Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu Vsem 2019.

Lần đầu tiên, sản phẩm máy theo dõi bệnh nhân thế hệ mới Monitor B1x5 được Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group cùng với đối tác của mình là GE Healthcare giới thiệu tới Hội nghị Quốc tế về y học cấp cứu Vsem 2019. Hội nghị được tổ chức tại khách sạn Rex, số 141 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Thiết kế hiện đại, khả năng chống chịu va đập rất tốt và hoạt động ở môi trường phức tạp, thế hệ monitor mới B1x5 mang tới những tính năng đáng kinh ngạc về sự bền bỉ, linh hoạt trong mọi tình huống cấp cứu.

Một số hình ảnh đặc sắc trong màn trình diễn “Drop test” tại đêm Gala Dinner Vsem 2019

Đặc sắc màn trình diễn giới thiệu máy Monitor B1x5 vô cùng ấn tượng

Monitor B1x5 “vô tình” bị thả rơi ở độ cao hơn 1m

Ông Ngô Thanh Sơn –Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical “ngậm ngùi” nhận lại chiếc Monitor B1x5 “vô tình” bị thả rơi.

Một vị khách tham dự Gala Dinner được mời lên để thực hiện màn “Drop test” Monitor thế hệ mới…

…không ngại ngần thả rơi máy một lần nữa trước sự chứng kiến của hàng trăm đại biểu

Biểu cảm “lo lắng” của các đại biểu khi chứng kiến Monitor B1x5 bị rơi thêm lần nữa.

Ấn tượng triển lãm các giải pháp y tế số về y học cấp cứu lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội nghị VSEM 2019

“Tôi nghĩ rằng dự án của Vietmedical chủ yếu là cụ thể hóa những cái mà Chính phủ đã đề xuất và các nơi làm, biến những chủ trương đó thành sự thực hành hay thực tế ở các bệnh viện” – theo chia sẻ của PGS.TS.Nguyễn Đạt Anh – Chủ tịch Phân hội cấp cứu – Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khi đề cập đến các giải pháp y tế số về y học cấp cứu mà Vietmedical đã mang tới triển lãm tại Hội nghị Vsem 2019.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu Vsem với chủ đề: “Những tiến bộ trong cấp cứu bệnh nhân nặng: Thách thức và cơ hội” vừa được diễn ra tại khách sạn Rex, số 141 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là nơi để cho các doanh nghiệp có thể giao lưu, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm về thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu phục vụ cho ngành y học cấp cứu tại Việt Nam.

Điểm nhấn đặc biệt của triển lãm đó là các giải pháp về y tế số mà Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group, mang đến Hội nghị Vsem 2019. Với tư cách là nhà tài trợ kim cương cùng đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu Việt Nam trong nhiều năm, Vietmedical hy vọng giải pháp ngoại viện Tele – EMS sẽ mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho ngành y học cấp cứu.  Giải pháp là sự kết hợp giữa công nghệ kết nối, truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực của người bệnh từ xe cấp cứu về trung tâm điều hành tại bệnh viện và hệ thống thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ giúp xử trí nhanh chóng, giảm di chứng và nguy cơ tử vong.

Mời các bạn nhấn video để xem nội dung chi tiết:

* Sau đây là một số hình ảnh ấn tượng về các giải pháp mà Vietmedical mang tới triển lãm thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu tại Hội nghị Vsem 2019

 Ông Nguyễn Trường Sơn (thứ hai từ trái qua) – Thứ trưởng Bộ Y tế cùng với các chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu trong ngành hồi sức cấp cứu trong và ngoài nước, cắt băng khánh thành khai mạc khu triển lãm thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu trong ngành y học cấp cứu.

Ấn tượng với các giải pháp y tế số về y học cấp cứu mà Vietmedical mang tới Hội nghị Vsem 2019

Thu hút được đông đảo sự quan tâm của các đại biểu

(Từ trái qua phải): Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ Thuật Vietmedical, Ông Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo – Bệnh viên Chợ Rẫy, PGS. TS Nguyễn Văn Chi – Phó Chủ tịch Phân hội cấp cứu Việt Nam đang tìm hiểu các giải pháp mới về y tế số cho ngành y học cấp cứu

PGS.TS.Nguyễn Đạt Anh – Chủ tịch Phân hội cấp cứu – Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời phỏng vấn về vấn đề trang thiết bị cấp cứu của Việt Nam hiện nay trong ngành y học cấp cứu

TS. Mohammad Fazel Basksheshi – Giảng viên tại Đại học Lund, Thụy Điển kiểm tra quy trình hoạt động của máy Braincool – thiết bị y tế hạ thân nhiệt trong cấp cứu nội viện

Rất nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại được giới thiệu phục vụ cho ngành y học cấp cứu

Thử nghiệm giải pháp Teleultrasound – siêu âm từ xa bằng công nghệ máy siêu âm Lumify (Phillips)

Quan khách thăm quan thử nghiệm kết nối thông tin máy siêu âm Lumify ngay trên thiết bị điện thoại của mình

Giải pháp y tế số mà Vietmedical mang tới rất được các đại biểu đặc biệt chú ý.

Cơ chế hoạt động của thiết bị Braincool trong việc điều trị hạ thân nhiệt cho cấp cứu nội viện nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các đại biểu trong nước

…mà còn thu hút các chuyên gia nước ngoài

Ấn tượng triển lãm các giải pháp y tế số về y học cấp cứu lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội nghị VSEM 2019

“Tôi nghĩ rằng dự án của Vietmedical chủ yếu là cụ thể hóa những cái mà Chính phủ đã đề xuất và các nơi làm, biến những chủ trương đó thành sự thực hành hay thực tế ở các bệnh viện” – theo chia sẻ của PGS.TS.Nguyễn Đạt Anh – Chủ tịch Phân hội cấp cứu – Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khi đề cập đến các giải pháp y tế số về y học cấp cứu mà Vietmedical đã mang tới triển lãm tại Hội nghị Vsem 2019.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu Vsem với chủ đề: “Những tiến bộ trong cấp cứu bệnh nhân nặng: Thách thức và cơ hội” vừa được diễn ra tại khách sạn Rex, số 141 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là nơi để cho các doanh nghiệp có thể giao lưu, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm về thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu phục vụ cho ngành y học cấp cứu tại Việt Nam.

Điểm nhấn đặc biệt của triển lãm đó là các giải pháp về y tế số mà Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group, mang đến Hội nghị Vsem 2019. Với tư cách là nhà tài trợ kim cương cùng đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu Việt Nam trong nhiều năm, Vietmedical hy vọng giải pháp ngoại viện Tele – EMS sẽ mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho ngành y học cấp cứu.  Giải pháp là sự kết hợp giữa công nghệ kết nối, truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực của người bệnh từ xe cấp cứu về trung tâm điều hành tại bệnh viện và hệ thống thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ giúp xử trí nhanh chóng, giảm di chứng và nguy cơ tử vong.

Mời các bạn nhấn video để xem nội dung chi tiết:

* Sau đây là một số hình ảnh ấn tượng về các giải pháp mà Vietmedical mang tới triển lãm thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu tại Hội nghị Vsem 2019

 Ông Nguyễn Trường Sơn (thứ hai từ trái qua) – Thứ trưởng Bộ Y tế cùng với các chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu trong ngành hồi sức cấp cứu trong và ngoài nước, cắt băng khánh thành khai mạc khu triển lãm thuốc và các thiết bị y tế chuyên sâu trong ngành y học cấp cứu.

Ấn tượng với các giải pháp y tế số về y học cấp cứu mà Vietmedical mang tới Hội nghị Vsem 2019

Thu hút được đông đảo sự quan tâm của các đại biểu

(Từ trái qua phải): Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ Thuật Vietmedical, Ông Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo – Bệnh viên Chợ Rẫy, PGS. TS Nguyễn Văn Chi – Phó Chủ tịch Phân hội cấp cứu Việt Nam đang tìm hiểu các giải pháp mới về y tế số cho ngành y học cấp cứu

PGS.TS.Nguyễn Đạt Anh – Chủ tịch Phân hội cấp cứu – Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời phỏng vấn về vấn đề trang thiết bị cấp cứu của Việt Nam hiện nay trong ngành y học cấp cứu

TS. Mohammad Fazel Basksheshi – Giảng viên tại Đại học Lund, Thụy Điển kiểm tra quy trình hoạt động của máy Braincool – thiết bị y tế hạ thân nhiệt trong cấp cứu nội viện

Rất nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại được giới thiệu phục vụ cho ngành y học cấp cứu

Thử nghiệm giải pháp Teleultrasound – siêu âm từ xa bằng công nghệ máy siêu âm Lumify (Phillips)

Quan khách thăm quan thử nghiệm kết nối thông tin máy siêu âm Lumify ngay trên thiết bị điện thoại của mình

Giải pháp y tế số mà Vietmedical mang tới rất được các đại biểu đặc biệt chú ý.

Cơ chế hoạt động của thiết bị Braincool trong việc điều trị hạ thân nhiệt cho cấp cứu nội viện nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các đại biểu trong nước

…mà còn thu hút các chuyên gia nước ngoài

Hội thảo tiền VSEM 2019: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu”

Sáng ngày 11/09, tại Trung tâm đào tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) đã diễn ra hội thảo: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu” với sự có mặt của các chuyên gia là các GS/PGS/Giảng viên của các Trung tâm y khoa lớn nhất tại Mỹ, Thụy Điển và Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội cùng với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng của các khoa hồi sức, cấp cứu tại các bệnh viện trên cả nước.              

Hội thảo nằm trong chương trình tiền Hội nghị Quốc tế về Y học cấp cứu Vsem 2019 với chủ đề: “Những tiến bộ trong cấp cứu bệnh nhân nặng: Thách thức và Cơ hội” nhằm cập nhật các kiến thức về tầm quan trọng của quản lý thân nhiệt theo đích; tối ưu hóa và triển khai kỹ thuật TTM trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu với sự khác biệt của phương  pháp nội mạch và bề mặt, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân hạ thân nhiệt;  đào tạo và nâng cao trình độ cho các bác sĩ, báo cáo những thành tựu mới của chuyên ngành cấp cứu trong thời gian qua.

Những học viên là các bác sĩ, điều dưỡng có mặt từ rất sớm đăng ký thông tin cá nhân tham dự

Học viên cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ cho việc nhận chứng chỉ bởi Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai 

PGS. Nguyễn Văn Chi– Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

PGS. TS Nguyễn Đạt Anh mở đầu hội thảo bằng sự khái quát tầm quan trọng của kiểm soát thân nhiệt: Từ lý thuyết đến thực hành lâm sàng

Hội thảo với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện trên toàn quốc.

Đăng ký mua sách tại hội thảo

GS.Bryan McNally, Đại học Emory, Hoa Kỳ cập nhật các kiến thức về TTM trong điều trị bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công.

TS. BS Nguyễn Hữu Quân, khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai cùng với chuyên gia nước ngoài trao đổi về tầm quan trọng của hạ thân nhiệt với người bệnh.

Học viên đặt các câu hỏi về việc xử lý hiện tượng rét run khi hạ thân nhiệt.

TS. Mohammad Fazel Basksheshi – Giảng viên tại Đại học Lund, Thụy Điển chia sẻ về những lợi ích ưu việt của máy Rhinochill và Braincool trong việc hạ thân nhiệt một cách nhanh chóng

Ông Ngô Thanh Sơn (người đầu tiên từ trái qua)– Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật của Vietmedical chụp ảnh cùng các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành về hồi sức cấp cứu

Hội thảo tiền VSEM 2019: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu”

Sáng ngày 11/09, tại Trung tâm đào tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) đã diễn ra hội thảo: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu” với sự có mặt của các chuyên gia là các GS/PGS/Giảng viên của các Trung tâm y khoa lớn nhất tại Mỹ, Thụy Điển và Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội cùng với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng của các khoa hồi sức, cấp cứu tại các bệnh viện trên cả nước.              

Hội thảo nằm trong chương trình tiền Hội nghị Quốc tế về Y học cấp cứu Vsem 2019 với chủ đề: “Những tiến bộ trong cấp cứu bệnh nhân nặng: Thách thức và Cơ hội” nhằm cập nhật các kiến thức về tầm quan trọng của quản lý thân nhiệt theo đích; tối ưu hóa và triển khai kỹ thuật TTM trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu với sự khác biệt của phương  pháp nội mạch và bề mặt, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân hạ thân nhiệt;  đào tạo và nâng cao trình độ cho các bác sĩ, báo cáo những thành tựu mới của chuyên ngành cấp cứu trong thời gian qua.

Những học viên là các bác sĩ, điều dưỡng có mặt từ rất sớm đăng ký thông tin cá nhân tham dự

Học viên cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ cho việc nhận chứng chỉ bởi Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai 

PGS. Nguyễn Văn Chi– Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

PGS. TS Nguyễn Đạt Anh mở đầu hội thảo bằng sự khái quát tầm quan trọng của kiểm soát thân nhiệt: Từ lý thuyết đến thực hành lâm sàng

Hội thảo với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện trên toàn quốc.

Đăng ký mua sách tại hội thảo

GS.Bryan McNally, Đại học Emory, Hoa Kỳ cập nhật các kiến thức về TTM trong điều trị bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công.

TS. BS Nguyễn Hữu Quân, khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai cùng với chuyên gia nước ngoài trao đổi về tầm quan trọng của hạ thân nhiệt với người bệnh.

Học viên đặt các câu hỏi về việc xử lý hiện tượng rét run khi hạ thân nhiệt.

TS. Mohammad Fazel Basksheshi – Giảng viên tại Đại học Lund, Thụy Điển chia sẻ về những lợi ích ưu việt của máy Rhinochill và Braincool trong việc hạ thân nhiệt một cách nhanh chóng

Ông Ngô Thanh Sơn (người đầu tiên từ trái qua)– Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật của Vietmedical chụp ảnh cùng các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành về hồi sức cấp cứu

Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Our Business

Our Business