Bên nhau cho một tương lai tươi đẹp

Vạn vật đều sinh ra từ năm nguyên tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Theo quy luật tương sinh tương khắc, tuy khác biệt nhưng chúng tương hỗ, bồi đắp và bài trừ nhau để tạo nên một vũ trụ thống nhất và hoàn hảo. Sự phát triển của VMED cũng không nằm ngoài quy luật ấy. 

 

Trong thế giới bao la, chúng ta đã có chung một mái nhà VMED. Hãy trân trọng tiềm năng của chính mình và tin tưởng đồng đội để VMED là một tập thể vững mạnh, bên nhau, đi thật xa hơn nữa.

Bên nhau cho một tương lai tươi đẹp

Vạn vật đều sinh ra từ năm nguyên tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Theo quy luật tương sinh tương khắc, tuy khác biệt nhưng chúng tương hỗ, bồi đắp và bài trừ nhau để tạo nên một vũ trụ thống nhất và hoàn hảo. Sự phát triển của VMED cũng không nằm ngoài quy luật ấy. 

 

Trong thế giới bao la, chúng ta đã có chung một mái nhà VMED. Hãy trân trọng tiềm năng của chính mình và tin tưởng đồng đội để VMED là một tập thể vững mạnh, bên nhau, đi thật xa hơn nữa.

Go far together 2019

“Tôi thích thể hiện vẻ đẹp của mình, bạn thích đắm mình trong dòng suối”

“Tôi thích những trò chơi mạo hiểm, bạn thích tận hưởng mùi vị của thiên nhiên”

TÔI và BẠN có thể khác nhau, nhưng chúng ta tôn trọng bản sắc riêng, để cùng vun đắp hướng tới mục tiêu chung trong hành trình “Go Far Together”

Những thử thách đang chờ đón bạn, hãy cháy hết mình với đam mê và tràn đầy năng lượng. Hãy thể hiện cá tính của bạn với sự sáng tạo và độc đáo.

Hãy cứ là chính bạn, và sứ mệnh của chúng tôi là đưa các bạn lại gần với nhau hơn nữa. Cùng nhau làm nên những khoảng khắc kỳ diệu với những trải nghiệm khó quên nhất.

“KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ” – Đội bạn sẽ trở thành biểu trưng cho mệnh nào, sẽ chứng minh bản sắc của đội mình như thế nào? Dù bạn có khác biệt thì cũng không thể thiếu được trong khối sức mạnh của chúng tôi. Vì bạn là một phần, một đặc trưng, một tính cách tạo nên VietMedical

 

Go far together 2019

“Tôi thích thể hiện vẻ đẹp của mình, bạn thích đắm mình trong dòng suối”

“Tôi thích những trò chơi mạo hiểm, bạn thích tận hưởng mùi vị của thiên nhiên”

TÔI và BẠN có thể khác nhau, nhưng chúng ta tôn trọng bản sắc riêng, để cùng vun đắp hướng tới mục tiêu chung trong hành trình “Go Far Together”

Những thử thách đang chờ đón bạn, hãy cháy hết mình với đam mê và tràn đầy năng lượng. Hãy thể hiện cá tính của bạn với sự sáng tạo và độc đáo.

Hãy cứ là chính bạn, và sứ mệnh của chúng tôi là đưa các bạn lại gần với nhau hơn nữa. Cùng nhau làm nên những khoảng khắc kỳ diệu với những trải nghiệm khó quên nhất.

“KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ” – Đội bạn sẽ trở thành biểu trưng cho mệnh nào, sẽ chứng minh bản sắc của đội mình như thế nào? Dù bạn có khác biệt thì cũng không thể thiếu được trong khối sức mạnh của chúng tôi. Vì bạn là một phần, một đặc trưng, một tính cách tạo nên VietMedical

 

Lần đầu tiên Việt Nam có bệnh viện khử trung xuất sắc nhất Châu Á

Các dịch vụ cung cấp cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM )đều đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn - Ảnh: PV

Các dịch vụ cung cấp cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM )đều đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn – Ảnh: PV
 
Ngày 1.7, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay đơn vị này vừa chính thức được Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương (APSIC) trao chứng nhận Trung tâm Khử trùng (CSSD) xuất sắc. Đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn này.
 

Trung tâm khử trùng khuẩn xuất sắc là giải thưởng nhằm tôn vinh trung tâm khử trùng (CSSD) của các bệnh viện trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thật sự xuất sắc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng.

TS-BS Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết CSSD là đơn vị cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng trong bệnh viện. Tùy theo loại và tính chất từng nhóm dụng cụ, đồ vải sẽ có phương pháp thích hợp, đảm bảo dụng cụ, đồ vải được vô khuẩn đến khi sử dụng cho người bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật từ dụng cụ, đồ vải sang người bệnh, môi trường nhằm kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một trung tâm CSSD đạt chất lượng sẽ cung cấp đến người bệnh dịch vụ về dụng cụ, đồ vải, đặc biệt là dụng cụ phẫu thuật, đồ vải phẫu thuật, dụng cụ nội soi chẩn đoán… đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, tất cả các dụng cụ, đồ vải được sử dụng trên người bệnh đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn.

Bác sĩ Tuấn cho biết để đạt thành công nhất định trong lĩnh vực CSSD nói riêng và trong công tác an toàn người bệnh nói chung, trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y dược TP đã xây dựng lộ trình thực hiện lâu dài, trải qua quá trình nhiều năm liên tục cải tiến chất lượng trong hoạt động. Từ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư mới, đồng bộ thiết bị, máy móc, dụng cụ, tuyển dụng, đào tạo nhân sự và xây dựng các quy định, quy trình liên quan đáp ứng các tiêu chí do Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương đề ra (các tiêu chí này dựa vào các tiêu chuẩn do các tổ chức của Mỹ ban hành).

Theo PGS-TS-BS Trương Quang Bình – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong số những nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện khiến 90.000 người tử vong.

Ông Bình cho rằng chất lượng bệnh viện và chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn luôn đồng hành cùng với nhau. Vì vậy để cải thiện chất lượng bệnh viện thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được cải tiến liên tục, quản lý chặt chẽ và đồng thời phải có sự hợp tác của mỗi cán bộ y tế để trở thành văn hóa chất lượng. Do đó, nếu cơ sở y tế có quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn tốt sẽ tạo môi trường an toàn, đóng góp vào việc làm giảm tỷ lệ mắc phải các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Từ đó làm giảm chi phí cho người bệnh nói chung và người bệnh phẫu thuật nói riêng.

Lần đầu tiên Việt Nam có bệnh viện khử trung xuất sắc nhất Châu Á

Các dịch vụ cung cấp cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM )đều đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn - Ảnh: PV

Các dịch vụ cung cấp cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM )đều đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn – Ảnh: PV
 
Ngày 1.7, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay đơn vị này vừa chính thức được Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương (APSIC) trao chứng nhận Trung tâm Khử trùng (CSSD) xuất sắc. Đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn này.
 

Trung tâm khử trùng khuẩn xuất sắc là giải thưởng nhằm tôn vinh trung tâm khử trùng (CSSD) của các bệnh viện trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thật sự xuất sắc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng.

TS-BS Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết CSSD là đơn vị cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng trong bệnh viện. Tùy theo loại và tính chất từng nhóm dụng cụ, đồ vải sẽ có phương pháp thích hợp, đảm bảo dụng cụ, đồ vải được vô khuẩn đến khi sử dụng cho người bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật từ dụng cụ, đồ vải sang người bệnh, môi trường nhằm kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một trung tâm CSSD đạt chất lượng sẽ cung cấp đến người bệnh dịch vụ về dụng cụ, đồ vải, đặc biệt là dụng cụ phẫu thuật, đồ vải phẫu thuật, dụng cụ nội soi chẩn đoán… đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, tất cả các dụng cụ, đồ vải được sử dụng trên người bệnh đảm bảo các tiêu chí về độ vô khuẩn.

Bác sĩ Tuấn cho biết để đạt thành công nhất định trong lĩnh vực CSSD nói riêng và trong công tác an toàn người bệnh nói chung, trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y dược TP đã xây dựng lộ trình thực hiện lâu dài, trải qua quá trình nhiều năm liên tục cải tiến chất lượng trong hoạt động. Từ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư mới, đồng bộ thiết bị, máy móc, dụng cụ, tuyển dụng, đào tạo nhân sự và xây dựng các quy định, quy trình liên quan đáp ứng các tiêu chí do Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương đề ra (các tiêu chí này dựa vào các tiêu chuẩn do các tổ chức của Mỹ ban hành).

Theo PGS-TS-BS Trương Quang Bình – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong số những nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện khiến 90.000 người tử vong.

Ông Bình cho rằng chất lượng bệnh viện và chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn luôn đồng hành cùng với nhau. Vì vậy để cải thiện chất lượng bệnh viện thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được cải tiến liên tục, quản lý chặt chẽ và đồng thời phải có sự hợp tác của mỗi cán bộ y tế để trở thành văn hóa chất lượng. Do đó, nếu cơ sở y tế có quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn tốt sẽ tạo môi trường an toàn, đóng góp vào việc làm giảm tỷ lệ mắc phải các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Từ đó làm giảm chi phí cho người bệnh nói chung và người bệnh phẫu thuật nói riêng.

Kháng thuốc kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm.

Liên hợp quốc (UN) cảnh báo ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh mất khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. Điều này sẽ khiến thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng. Dự báo số người chết do kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người vào năm 2050 nếu tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả kinh tế của việc này được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.

UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN

UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN

Theo thống kê, kháng kháng sinh đã cướp sinh mạng của 700.000 người trên thế giới hàng năm. Trong đó, có 230.000 trường hợp tử vong do kháng thuốc chữa bệnh lao. Các thủ tục trước đây được coi là thông thường như phẫu thuật thay khớp gối hay đẻ mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, trong bối cảnh vi khuẩn kháng kháng sinh…

 

 

 

 

 

Nguyên nhân là do kháng sinh được sử dụng rộng rãi, kéo dài, tình trạng lạm dụng làm cho các loại vi rút thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Từ đó, thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng. Thật đáng buồn, vấn đề này bị phần lớn Chính phủ các nước phớt lờ.

Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị trở nên kém hiệu quả. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong bốn năm từ 2010 – 2014, mới chỉ có 4 loại kháng sinh mới được phát triển và đều ở trong các nhóm thuốc hiện có, trong khi đó khoảng thời gian từ năm 1980 – 1984, phát triển được 19 loại.

Theo tiến sĩ Haileyesus Getahun, Giám đốc nhóm điều phối của Liên hợp quốc về kháng kháng sinh khuyến cáo Chính phủ các nước cần nhận thức được mối nguy hiểm của vấn đề và có hành động kịp thời. Ông cũng kêu gọi các nước giàu giúp các quốc gia nghèo cải thiện hệ thống y tế và khuyến nghị thành lập hội đồng liên chính phủ mới, giống như hội thảo về biến đổi khí hậu, để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times

Sau hai năm nghiên cứu, tiến sĩ Haileyesus Getahun cùng nhóm của mình đã đưa ra một báo cáo gồm các khuyến nghị như: Cấm sử dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với gia súc, gia cầm trên toàn cầu nếu chưa cần thiết; hỗ trợ tài chính để các công ty dược phẩm phát triển các dạng thuốc kháng sinh đời mới; siết chặt việc bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ…

 

 

 

 

 

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đó là vấn đề thiếu và ô nhiễm nguồn nước. Thiếu nước sạch cũng như hệ thống tiêu thoát nước còn lạc hậu khiến hàng triệu người tại các nước đang phát triển mắc bệnh. Nhiều người trong số họ quá nghèo để có khả năng đi khám. Thay vào đó, họ tự mua thuốc kháng sinh giá rẻ để chữa bệnh. Tuy nhiên, đôi khi họ vô tình mua phải thuốc giả. Đây là vấn nạn vẫn thường xảy ra tại châu Phi, là nguyên nhân của hàng triệu ca tử vong mỗi năm.

Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.

Nguyên nhân chủ yếu, do người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng kháng sinh không đủ ngày, đủ liều… Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; dược sỹ tự bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không có đơn của bác sĩ cùng với những bất cập trong nhiễm trùng bệnh viện… cũng góp phần làm cho tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng.

Kháng thuốc kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm.

Liên hợp quốc (UN) cảnh báo ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh mất khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. Điều này sẽ khiến thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng. Dự báo số người chết do kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người vào năm 2050 nếu tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả kinh tế của việc này được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.

UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN

UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN

Theo thống kê, kháng kháng sinh đã cướp sinh mạng của 700.000 người trên thế giới hàng năm. Trong đó, có 230.000 trường hợp tử vong do kháng thuốc chữa bệnh lao. Các thủ tục trước đây được coi là thông thường như phẫu thuật thay khớp gối hay đẻ mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, trong bối cảnh vi khuẩn kháng kháng sinh…

 

 

 

 

 

Nguyên nhân là do kháng sinh được sử dụng rộng rãi, kéo dài, tình trạng lạm dụng làm cho các loại vi rút thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Từ đó, thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng. Thật đáng buồn, vấn đề này bị phần lớn Chính phủ các nước phớt lờ.

Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị trở nên kém hiệu quả. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong bốn năm từ 2010 – 2014, mới chỉ có 4 loại kháng sinh mới được phát triển và đều ở trong các nhóm thuốc hiện có, trong khi đó khoảng thời gian từ năm 1980 – 1984, phát triển được 19 loại.

Theo tiến sĩ Haileyesus Getahun, Giám đốc nhóm điều phối của Liên hợp quốc về kháng kháng sinh khuyến cáo Chính phủ các nước cần nhận thức được mối nguy hiểm của vấn đề và có hành động kịp thời. Ông cũng kêu gọi các nước giàu giúp các quốc gia nghèo cải thiện hệ thống y tế và khuyến nghị thành lập hội đồng liên chính phủ mới, giống như hội thảo về biến đổi khí hậu, để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times

Sau hai năm nghiên cứu, tiến sĩ Haileyesus Getahun cùng nhóm của mình đã đưa ra một báo cáo gồm các khuyến nghị như: Cấm sử dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với gia súc, gia cầm trên toàn cầu nếu chưa cần thiết; hỗ trợ tài chính để các công ty dược phẩm phát triển các dạng thuốc kháng sinh đời mới; siết chặt việc bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ…

 

 

 

 

 

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đó là vấn đề thiếu và ô nhiễm nguồn nước. Thiếu nước sạch cũng như hệ thống tiêu thoát nước còn lạc hậu khiến hàng triệu người tại các nước đang phát triển mắc bệnh. Nhiều người trong số họ quá nghèo để có khả năng đi khám. Thay vào đó, họ tự mua thuốc kháng sinh giá rẻ để chữa bệnh. Tuy nhiên, đôi khi họ vô tình mua phải thuốc giả. Đây là vấn nạn vẫn thường xảy ra tại châu Phi, là nguyên nhân của hàng triệu ca tử vong mỗi năm.

Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.

Nguyên nhân chủ yếu, do người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng kháng sinh không đủ ngày, đủ liều… Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; dược sỹ tự bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không có đơn của bác sĩ cùng với những bất cập trong nhiễm trùng bệnh viện… cũng góp phần làm cho tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng.

Our Business

Our Business