Phẫu thuật cắt Amidan bằng dao Ligasure thế hệ mớI

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cắt amidan cũng là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa với nhiều kỹ thuật được cải tiến liên tục nhằm hoàn thiện hơn phẫu thuật này. Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, dao Ligasure thế hệ mới nhất đã được đưa vào sử dụng với ưu điểm vượt trội.

Chị Trần Thị H, 35 tuổi, ở Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng thường xuyên bị sưng đau họng, tái phát nhiều lần trong năm. Việc điều trị nội khoa không có tác dụng, rất hay tái phát. Chị đến khám tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng kết quả cho thấy, amidan 2 bên nhiều khe hốc bã đậu, thành sau họng tăng sinh tổ chức lympho; viêm amidan mạn tính, được bác sĩ tư vấn tiến hành cắt amidan.

Bệnh nhân được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt amidan bằng dao thế hệ mới ligasure. Đây là một trang thiết bị hiện đại có rất nhiều chức năng phục vụ và hỗ trợ cho các bác sĩ, phẫu thuật viên thuận tiện trong quá trình phẫu thuật với nhiều ưu điểm nổi bật: có thể rút ngắn thời gian phẫu thuật, thuận tiện trong việc cầm máu và cắt các mô mà ít xảy ra tai biến; tay dao ligasure giúp vết mổ của bệnh nhân nhanh lành hơn, các sang chấn quanh vùng phẫu thuật ít hơn và cảm giác đau sau phẫu thuật cũng giảm dần so với việc sử dụng các dao thông thường. Đặc biệt, phương pháp cắt amidan bằng dao ligasure cũng rất an toàn với trẻ nhỏ. Đồng thời, chi phí tiêu hao cho phẫu thuật chỉ bằng ½ so với sử dụng dao plasma.

Các phương pháp và dụng cụ cắt amidan luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng mất máu trong phẫu thuật, thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau, hạn chế những biến chứng và bệnh nhân có sự phục hồi nhanh chóng. Với tay dao ligasure khi kết hợp nhiều ưu điểm vượt trội, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, phẫu thuật amidan trở thành phương pháp điều trị triệt để, đem lại hiệu quả an toàn cho người bệnh.

Phẫu thuật cắt Amidan bằng dao Ligasure thế hệ mớI

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cắt amidan cũng là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa với nhiều kỹ thuật được cải tiến liên tục nhằm hoàn thiện hơn phẫu thuật này. Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, dao Ligasure thế hệ mới nhất đã được đưa vào sử dụng với ưu điểm vượt trội.

Chị Trần Thị H, 35 tuổi, ở Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng thường xuyên bị sưng đau họng, tái phát nhiều lần trong năm. Việc điều trị nội khoa không có tác dụng, rất hay tái phát. Chị đến khám tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng kết quả cho thấy, amidan 2 bên nhiều khe hốc bã đậu, thành sau họng tăng sinh tổ chức lympho; viêm amidan mạn tính, được bác sĩ tư vấn tiến hành cắt amidan.

Bệnh nhân được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt amidan bằng dao thế hệ mới ligasure. Đây là một trang thiết bị hiện đại có rất nhiều chức năng phục vụ và hỗ trợ cho các bác sĩ, phẫu thuật viên thuận tiện trong quá trình phẫu thuật với nhiều ưu điểm nổi bật: có thể rút ngắn thời gian phẫu thuật, thuận tiện trong việc cầm máu và cắt các mô mà ít xảy ra tai biến; tay dao ligasure giúp vết mổ của bệnh nhân nhanh lành hơn, các sang chấn quanh vùng phẫu thuật ít hơn và cảm giác đau sau phẫu thuật cũng giảm dần so với việc sử dụng các dao thông thường. Đặc biệt, phương pháp cắt amidan bằng dao ligasure cũng rất an toàn với trẻ nhỏ. Đồng thời, chi phí tiêu hao cho phẫu thuật chỉ bằng ½ so với sử dụng dao plasma.

Các phương pháp và dụng cụ cắt amidan luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng mất máu trong phẫu thuật, thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau, hạn chế những biến chứng và bệnh nhân có sự phục hồi nhanh chóng. Với tay dao ligasure khi kết hợp nhiều ưu điểm vượt trội, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, phẫu thuật amidan trở thành phương pháp điều trị triệt để, đem lại hiệu quả an toàn cho người bệnh.

Toàn cảnh đêm “Gala Dinner” của VIETMEDICAL tại hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á 2019.

Sau buổi lễ khai mạc, đêm Gala Dinner trong khuôn khổ Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á 2019 do VietMedical tổ chức đã được diễn ra vào tối ngày 20/4/2019. Trong không khí trang trọng nhưng cũng không kém phần ấm cúng, đây là dịp để VietMedical cùng các đối tác giao lưu, trao đổi, cũng như hiểu rõ hơn về các khách hàng của mình, hơn nữa công ty cũng thể hiện những trách nhiệm cũng như sự quan tâm hàng đầu trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay.

Mở đầu chương trình là màn phát biểu của bà Đỗ Lan Phương, Chủ tịch HĐQT VietMedical về con đường thành lập và phát triển của công ty để có được thành công như hiện nay, minh chứng cho điều đó là con số doanh thu hàng năm của VietMedical đã đạt tới con số mơ ước :”Nghìn tỷ”.

Bà Phương nhấn mạnh:” Tuy chỉ chiếm doanh số rất nhỏ, tuy nhiên khi gặp bất kỳ đối tác nào, điều đầu tiên mà tôi luôn nhắc tới đó là các sản phẩm phòng chống nhiễm khuẩn, bởi nó có tác động rất lớn đến sức khỏe, cũng như quá trình điều trị của người bệnh.” Điều này thêm một lần nữa nhấn mạnh phương châm kinh doanh, luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết của VietMedical.

Bà Đỗ Lan Phương Chủ tịch HĐQT VietMedical phát biểu khai mạc chương trình

Ngay sau đó, đại diện 2 đối tác lớn của VietMedical và cũng là 2 thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp các giải pháp toàn diện kiểm soát nhiễm khuẩn là Meiko và Anios cũng đã có bài phát biểu giới thiệu định hướng các sản phẩm, tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam, đồng thời cũng giải đáp các thắc mắc của các khách mời.

Ông Romain DELESPIERRE – Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của thương hiệu Anios

Ông Thomas Meier – Giám đốc hỗ trợ sản phẩm thương hiệu Meiko 

Ngay sau đó, để báo hiệu chính thức bắt đầu chương trình Gala Dinner, màn khai rượi đã chính thức được bắt đầu. Không khí rộn ràng hơn hẳn bởi những tràng pháo tay kéo dài và những tiếng hô vang cụm ly của cả khán phòng.

Những màn cụm ly chúc mừng đầy thân mật và rộn ràng

Điều đặc biệt không thể thiếu đó chính là tiết mục văn nghệ do chính thành viên VietMedical thể hiện cháy hết mình 

Hơn nữa, nhằm tăng thêm sự gay cấn cho Gala Dinner, chương trình “Bốc thăm may mắn” với những phần quà giá trị đã được trao tận tay cho những chủ nhân may mắn. Trong đó có 1 túi xách Valentino, 1 điện thoại Vsmart Joy 1+, và 1 bộ nồi nấu đa năng Lock&Lock.

Đêm Gala Dinner đã được diễn ra thành công và kết thúc tốt đẹp, thể hiện một tầm nhìn, một sự kết nối của VietMedical với khách hàng và đối tác trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời đây cũng là dịp cho thấy tinh thần trách nhiệm lớn lao vì cộng đồng, vì khách hàng của công ty. Với chặng đường 13 năm hình thành và phát triển, VietMedical có thể hãnh diện với những thành tựu đã đạt được đồng thời có thêm cơ sở, niềm tin vào tương lai phát triển bền vững.

Toàn cảnh đêm “Gala Dinner” của VIETMEDICAL tại hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á 2019.

Sau buổi lễ khai mạc, đêm Gala Dinner trong khuôn khổ Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á 2019 do VietMedical tổ chức đã được diễn ra vào tối ngày 20/4/2019. Trong không khí trang trọng nhưng cũng không kém phần ấm cúng, đây là dịp để VietMedical cùng các đối tác giao lưu, trao đổi, cũng như hiểu rõ hơn về các khách hàng của mình, hơn nữa công ty cũng thể hiện những trách nhiệm cũng như sự quan tâm hàng đầu trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay.

Mở đầu chương trình là màn phát biểu của bà Đỗ Lan Phương, Chủ tịch HĐQT VietMedical về con đường thành lập và phát triển của công ty để có được thành công như hiện nay, minh chứng cho điều đó là con số doanh thu hàng năm của VietMedical đã đạt tới con số mơ ước :”Nghìn tỷ”.

Bà Phương nhấn mạnh:” Tuy chỉ chiếm doanh số rất nhỏ, tuy nhiên khi gặp bất kỳ đối tác nào, điều đầu tiên mà tôi luôn nhắc tới đó là các sản phẩm phòng chống nhiễm khuẩn, bởi nó có tác động rất lớn đến sức khỏe, cũng như quá trình điều trị của người bệnh.” Điều này thêm một lần nữa nhấn mạnh phương châm kinh doanh, luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết của VietMedical.

Bà Đỗ Lan Phương Chủ tịch HĐQT VietMedical phát biểu khai mạc chương trình

Ngay sau đó, đại diện 2 đối tác lớn của VietMedical và cũng là 2 thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp các giải pháp toàn diện kiểm soát nhiễm khuẩn là Meiko và Anios cũng đã có bài phát biểu giới thiệu định hướng các sản phẩm, tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam, đồng thời cũng giải đáp các thắc mắc của các khách mời.

Ông Romain DELESPIERRE – Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của thương hiệu Anios

Ông Thomas Meier – Giám đốc hỗ trợ sản phẩm thương hiệu Meiko 

Ngay sau đó, để báo hiệu chính thức bắt đầu chương trình Gala Dinner, màn khai rượi đã chính thức được bắt đầu. Không khí rộn ràng hơn hẳn bởi những tràng pháo tay kéo dài và những tiếng hô vang cụm ly của cả khán phòng.

Những màn cụm ly chúc mừng đầy thân mật và rộn ràng

Điều đặc biệt không thể thiếu đó chính là tiết mục văn nghệ do chính thành viên VietMedical thể hiện cháy hết mình 

Hơn nữa, nhằm tăng thêm sự gay cấn cho Gala Dinner, chương trình “Bốc thăm may mắn” với những phần quà giá trị đã được trao tận tay cho những chủ nhân may mắn. Trong đó có 1 túi xách Valentino, 1 điện thoại Vsmart Joy 1+, và 1 bộ nồi nấu đa năng Lock&Lock.

Đêm Gala Dinner đã được diễn ra thành công và kết thúc tốt đẹp, thể hiện một tầm nhìn, một sự kết nối của VietMedical với khách hàng và đối tác trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời đây cũng là dịp cho thấy tinh thần trách nhiệm lớn lao vì cộng đồng, vì khách hàng của công ty. Với chặng đường 13 năm hình thành và phát triển, VietMedical có thể hãnh diện với những thành tựu đã đạt được đồng thời có thêm cơ sở, niềm tin vào tương lai phát triển bền vững.

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới 2019

Mới đây nhất, Chính phủ đã ra Nghị định, quy định lại thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019.

Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ – CP quy định thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

1. Đối với những trường hợp khám, chữa bệnh thông thường

– Phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:

+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);

+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

– Đối với người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Ảnh minh họa

2. Trường hợp khám, chữa bệnh sau khi hiến bộ phận cơ thể

– Cũng như người dân đến khám, chữa bệnh thông thường, người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh cũng phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân của mình.

– Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị

Người dân phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu số 6. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị

Người dân phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh theo Mẫu số 5. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 01 lần thực hiện khám, chữa bệnh.

Ảnh minh họa

5. Đối với trường hợp cấp cứu

– Người dân được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.

– Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Trường hợp cấp cứu tại cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì người bệnh được nhận các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi ra viện để thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Trường hợp đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung

– Các đối tượng này được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế;

– Khi đi khám phải xuất trình các giấy tờ hư trường hợp khám, chữa bệnh thông thường và một trong các giấy tờ sau (bản chính hoặc bản chụp):

+ Giấy công tác;

+ Quyết định cử đi học;

+ Thẻ học sinh, sinh viên;

+ Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú;

+ Giấy chuyển trường.

Chi phí khám, chữa bệnh đối với mỗi loại bệnh hiện nay không hề nhỏ, chính vì vậy, mỗi người dân nên chấp hành nghiêm túc thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để được hỗ trợ tối đa nhất có thể.

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới 2019

Mới đây nhất, Chính phủ đã ra Nghị định, quy định lại thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019.

Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ – CP quy định thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

1. Đối với những trường hợp khám, chữa bệnh thông thường

– Phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:

+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);

+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

– Đối với người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Ảnh minh họa

2. Trường hợp khám, chữa bệnh sau khi hiến bộ phận cơ thể

– Cũng như người dân đến khám, chữa bệnh thông thường, người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh cũng phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân của mình.

– Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị

Người dân phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu số 6. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị

Người dân phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh theo Mẫu số 5. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 01 lần thực hiện khám, chữa bệnh.

Ảnh minh họa

5. Đối với trường hợp cấp cứu

– Người dân được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.

– Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Trường hợp cấp cứu tại cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì người bệnh được nhận các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi ra viện để thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Trường hợp đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung

– Các đối tượng này được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế;

– Khi đi khám phải xuất trình các giấy tờ hư trường hợp khám, chữa bệnh thông thường và một trong các giấy tờ sau (bản chính hoặc bản chụp):

+ Giấy công tác;

+ Quyết định cử đi học;

+ Thẻ học sinh, sinh viên;

+ Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú;

+ Giấy chuyển trường.

Chi phí khám, chữa bệnh đối với mỗi loại bệnh hiện nay không hề nhỏ, chính vì vậy, mỗi người dân nên chấp hành nghiêm túc thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để được hỗ trợ tối đa nhất có thể.

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế

Hàng nghìn chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn từ hơn 20 quốc gia sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào tháng 3/2019 để tham dự Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn (APSIC) lần đầu được Việt Nam đăng cai.

PGS.TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, Chủ tịch hội nghị APSIC 2019 cho biết, đây là sự kiện quốc tế quan trọng nhất về kiểm soát nhiễm khuẩn mà Việt Nam lần đầu vinh hạnh được tổ chức.

Cuộc họp trù bị cho sự kiện APSIC 2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Theo bà Thư, APSIC tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Singapore chỉ với khoảng 500 đại biểu đến từ các nước tham dự. Những năm sau đó hội nghị lần lượt được tổ chức tại Malaysia, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan với số đại biểu tăng dần.

“Việt Nam lần đầu đấu thầu năm 2015 và được đồng ý cho đăng cai từ 19/3 đến 22/3/2019. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu tham dự, trong đó nửa số đại biểu là các bác sĩ, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đến từ hơn 20 quốc gia”, chủ tịch APSIC 2019 nói.

Diễn ra trên sân nhà, đại diện ban tổ chức cho rằng điều này giúp nhiều bác sĩ trong nước có cơ hội tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, trước đây khi tổ chức ở các nước khác, do chi phí cao và điều kiện không thuận lợi, Việt Nam chỉ có khoảng 50 người tham gia.

Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, APSIC 2019 được kỳ vọng là dịp khẳng định vị thế của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam với thế giới. Hội nghị tổ chức tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cũng là cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch với bạn bè các nước.

Nội dung chính của hội nghị xoay quanh các chủ đề chính gồm nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn mới nổi… APSIC 2019 có tổng cộng 160 báo cáo xoay quanh nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn, 60 báo cáo nghiên cứu khoa học và 16 hội thảo vệ tinh.

Trích dẫn: Sức khỏe đời sống

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế

Hàng nghìn chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn từ hơn 20 quốc gia sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào tháng 3/2019 để tham dự Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn (APSIC) lần đầu được Việt Nam đăng cai.

PGS.TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, Chủ tịch hội nghị APSIC 2019 cho biết, đây là sự kiện quốc tế quan trọng nhất về kiểm soát nhiễm khuẩn mà Việt Nam lần đầu vinh hạnh được tổ chức.

Cuộc họp trù bị cho sự kiện APSIC 2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Theo bà Thư, APSIC tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Singapore chỉ với khoảng 500 đại biểu đến từ các nước tham dự. Những năm sau đó hội nghị lần lượt được tổ chức tại Malaysia, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan với số đại biểu tăng dần.

“Việt Nam lần đầu đấu thầu năm 2015 và được đồng ý cho đăng cai từ 19/3 đến 22/3/2019. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu tham dự, trong đó nửa số đại biểu là các bác sĩ, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đến từ hơn 20 quốc gia”, chủ tịch APSIC 2019 nói.

Diễn ra trên sân nhà, đại diện ban tổ chức cho rằng điều này giúp nhiều bác sĩ trong nước có cơ hội tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, trước đây khi tổ chức ở các nước khác, do chi phí cao và điều kiện không thuận lợi, Việt Nam chỉ có khoảng 50 người tham gia.

Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, APSIC 2019 được kỳ vọng là dịp khẳng định vị thế của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam với thế giới. Hội nghị tổ chức tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cũng là cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch với bạn bè các nước.

Nội dung chính của hội nghị xoay quanh các chủ đề chính gồm nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn mới nổi… APSIC 2019 có tổng cộng 160 báo cáo xoay quanh nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn, 60 báo cáo nghiên cứu khoa học và 16 hội thảo vệ tinh.

Trích dẫn: Sức khỏe đời sống

Our Business

Our Business