Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019

Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2019), VietMedical xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Quý Thầy thuốc, đội ngũ Y Bác sĩ và những người đang công tác trong ngành Y. Mong rằng các thầy sẽ mãi là biểu tượng của sự tin cậy, niềm hy vọng và sức khỏe, xứng đáng là những người “Từ mẫu” của nhân dân.

#VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019

Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2019), VietMedical xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Quý Thầy thuốc, đội ngũ Y Bác sĩ và những người đang công tác trong ngành Y. Mong rằng các thầy sẽ mãi là biểu tượng của sự tin cậy, niềm hy vọng và sức khỏe, xứng đáng là những người “Từ mẫu” của nhân dân.

#VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

Không để bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh

Nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chia sẻ về chính sách, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm mới.

Phóng viên: Năm 2019, ngành y tế tập trung triển khai đề án về nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật y tế và truyền thông giáo dục sức khỏe đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân. Vậy trọng tâm của ngành y tế năm 2019 là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế (TYT) xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Thứ hai, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế-dân số, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng sự hài lòng của người dân. Đặc biệt là giảm số lượng người Việt Nam đi nước ngoài khám chữa bệnh, thu hút người nước ngoài đến du lịch kết hợp khám chữa bệnh ở Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí. Tăng cường cơ chế tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y dược. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Cuối cùng là mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế. Phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng. Quản lý chặt chẽ phòng khám tư nhân, cơ sở bán thuốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát, kiểm tra công tác tiêm chủng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào tháng 1-2019

Trạm y tế đã lập hồ sơ quản lý cá nhân:

PV: Nhiệm vụ đầu tiên Bộ trưởng nhắc đến chính là phát triển y tế cơ sở. Vậy kết quả mà ngành đã đạt được trong những năm qua và kế hoạch nhân rộng mô hình này trên cả nước thời gian tới sẽ như thế nào?

Trả lời:

+ Từ đầu năm 2018, ngành y tế đã tập trung triển khai một số nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng, biến TYT xã giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các TYT xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Nhiều TYT ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa… đã lập được hồ sơ quản lý cá nhân, đa số trạm triển khai quản lý một số bệnh không lây nhiễm. Đến nay đã có 9.655 TYT xã triển khai quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, 7.536 trạm quản lý bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp mới được 13,6% và bệnh đái tháo đường được 28,9%.

Theo kế hoạch, đến hết quý I-2019, ngành y tế sẽ giải quyết cơ bản về cán bộ và trang thiết bị y tế cho 26 TYT xã điểm và TYT ở các tỉnh/TP lớn.

Hình ảnh Bộ trưởng hân hoan bế em nhỏ tại bệnh viện huyện Chương Mỹ, Hà Nội

PV: Bộ Y tế sẽ có quyết sách nào để giải quyết những vấn đề liên quan đến chi trả theo đúng định mức của bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và góp phần giảm áp lực cho các cơ sở y tế?

Trả lời:

+ Ngành y tế đi tiên phong trong chuyển đổi cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”, áp dụng một mức giá thống nhất cho nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như có đơn vị có chi phí cao hơn định mức nhưng cũng có đơn vị chi phí thấp hơn định mức. Qua một thời gian thực hiện, Bộ Y tế đã phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp với chi phí thực tế.

Cạnh đó, việc thanh toán giữa bảo hiểm xã hội và một số bệnh viện còn có vướng mắc. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất hướng dẫn việc thanh toán để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Không để bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh

Nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chia sẻ về chính sách, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm mới.

Phóng viên: Năm 2019, ngành y tế tập trung triển khai đề án về nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật y tế và truyền thông giáo dục sức khỏe đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân. Vậy trọng tâm của ngành y tế năm 2019 là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế (TYT) xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Thứ hai, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế-dân số, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng sự hài lòng của người dân. Đặc biệt là giảm số lượng người Việt Nam đi nước ngoài khám chữa bệnh, thu hút người nước ngoài đến du lịch kết hợp khám chữa bệnh ở Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí. Tăng cường cơ chế tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y dược. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Cuối cùng là mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế. Phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng. Quản lý chặt chẽ phòng khám tư nhân, cơ sở bán thuốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát, kiểm tra công tác tiêm chủng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào tháng 1-2019

Trạm y tế đã lập hồ sơ quản lý cá nhân:

PV: Nhiệm vụ đầu tiên Bộ trưởng nhắc đến chính là phát triển y tế cơ sở. Vậy kết quả mà ngành đã đạt được trong những năm qua và kế hoạch nhân rộng mô hình này trên cả nước thời gian tới sẽ như thế nào?

Trả lời:

+ Từ đầu năm 2018, ngành y tế đã tập trung triển khai một số nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng, biến TYT xã giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các TYT xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Nhiều TYT ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa… đã lập được hồ sơ quản lý cá nhân, đa số trạm triển khai quản lý một số bệnh không lây nhiễm. Đến nay đã có 9.655 TYT xã triển khai quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, 7.536 trạm quản lý bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp mới được 13,6% và bệnh đái tháo đường được 28,9%.

Theo kế hoạch, đến hết quý I-2019, ngành y tế sẽ giải quyết cơ bản về cán bộ và trang thiết bị y tế cho 26 TYT xã điểm và TYT ở các tỉnh/TP lớn.

Hình ảnh Bộ trưởng hân hoan bế em nhỏ tại bệnh viện huyện Chương Mỹ, Hà Nội

PV: Bộ Y tế sẽ có quyết sách nào để giải quyết những vấn đề liên quan đến chi trả theo đúng định mức của bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và góp phần giảm áp lực cho các cơ sở y tế?

Trả lời:

+ Ngành y tế đi tiên phong trong chuyển đổi cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”, áp dụng một mức giá thống nhất cho nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như có đơn vị có chi phí cao hơn định mức nhưng cũng có đơn vị chi phí thấp hơn định mức. Qua một thời gian thực hiện, Bộ Y tế đã phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp với chi phí thực tế.

Cạnh đó, việc thanh toán giữa bảo hiểm xã hội và một số bệnh viện còn có vướng mắc. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất hướng dẫn việc thanh toán để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

VMED Group và khoa kỹ thuật y sinh (ĐH Bách Khoa Hà Nội: Tăng cường hợp tác trong đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên)

Chiều 14/2/2019, tại trụ sở Vmed Group đã diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo giữa lãnh đạo Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Vmed Group. Tới dự buổi gặp gỡ, về phía nhà trường có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc chương trình Đào tạo và Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh; TS. Nguyễn Việt Dũng – Trưởng bộ môn; TS. Nguyễn Thái Hà. Về phía Vmed Group có sự tham gia của ông Phan Hà – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam; Ông Ngô Thanh Sơn (Giám đốc bộ phận phát triển thị trường VietMedical) cùng nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên của 2 bên.

Hướng tới mục tiêu là một tập đoàn đầu ngành trong lĩnh vực trang thiết bị y tế có sự phát triển bền vững, Vmed Group xác định nguồn nhân lực là một yêu cầu bắt buộc và là chìa khóa mở ra những giải pháp phát triển toàn diện nhất. Nắm bắt được điều đó, những năm vừa qua, Vmed Group thông qua các công ty thành viên đã liên tục tiếp nhận, đào tạo và tuyển dụng các sinh viên đến từ các khoa Kỹ thuật y sinh của các trường ĐH trên cả nước nói chung và của ĐH Bách Khoa Hà Nội nói riêng. Bằng nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện, cơ hội để sinh viên phát huy tối đa kỹ năng bản thân và học tập, rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, có trách nhiệm và quyền lợi như một nhân viên chính thức. Đa phần các sinh viên sau kỳ thực tập và làm việc tại Vmed Group đều kiến thức thực tế tốt, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.

Với mục đích tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ngành y, ông Ngô Thanh Sơn đã giới thiệu tổng quan về những công ty thành viên, định hướng phát triển của toàn bộ tập đoàn, đồng thời nhấn mạnh những cơ hội khi sinh viên gia nhập môi trường làm việc tại Vmed Group.

Cũng tại Hội thảo, đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông và Vmed Group đã cùng nhau thảo luận, góp ý về nội dung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh, cách đánh giá năng lực sinh viên, đề xuất nhiều phương pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, khẳng định trong thời gian tới, Vmed Group sẽ có nhiều hoạt động hợp tác với Khoa và Nhà trường trong việc tổ chức các sự kiện thường niên cho sinh viên ngành Kỹ thuật Y sinh như: tiếp nhận và hỗ trợ sinh viên đến thực tập tại công ty sớm hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cùng hướng dẫn đề tài đồ án tốt nghiệp, phối hợp với Khoa xây dựng và phát triển các đề tài nhằm nghiên cứu, nhằm phát triển và nâng cao các sản phẩm Made in VietNam, góp ý về nhu cầu nguồn nhân lực trong chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ cử các chuyên gia cùng phối hợp với Khoa và giảng viên để tham gia giảng dạy các môn học tự chọn nhằm hỗ trợ cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển nhân lực ngành Kỹ thuật Y sinh.

Đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông cũng đã tới tham quan và nghe giới thiệu những giải pháp y tế tiên tiến nhất tại Trung tâm đào tạo VietMedical.

Về phía Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông, các thầy, cô cũng đã thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao Vmed Group như một doanh nghiệp hàng đầu và là một môi trường làm việc lý tưởng cho tất cả các sinh viên. Đồng thời, qua đây nhà trường cũng nhất trí đặt nền tảng và từng bước tạo dựng mối quan hệ ngày càng bền vững với Vmed, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Thái Hà phát biểu cảm ơn Vmed Group trong những năm qua luôn là một doanh nghiệp hỗ trợ tốt trong công tác hợp tác đào tạo với nhà trường và là môi trường làm việc tuyệt vời cho sinh viên.

Buổi gặp gỡ đã một lần nữa góp phần mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Vmed Group với Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) trong công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, thắt chặt mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

VMED Group và khoa kỹ thuật y sinh (ĐH Bách Khoa Hà Nội: Tăng cường hợp tác trong đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên)

Chiều 14/2/2019, tại trụ sở Vmed Group đã diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo giữa lãnh đạo Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Vmed Group. Tới dự buổi gặp gỡ, về phía nhà trường có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc chương trình Đào tạo và Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh; TS. Nguyễn Việt Dũng – Trưởng bộ môn; TS. Nguyễn Thái Hà. Về phía Vmed Group có sự tham gia của ông Phan Hà – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam ; Ông Ngô Thanh Sơn (Giám đốc bộ phận phát triển thị trường VietMedical) cùng nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên của 2 bên.

Hướng tới mục tiêu là một tập đoàn đầu ngành trong lĩnh vực trang thiết bị y tế có sự phát triển bền vững, Vmed Group xác định nguồn nhân lực là một yêu cầu bắt buộc và là chìa khóa mở ra những giải pháp phát triển toàn diện nhất. Nắm bắt được điều đó, những năm vừa qua, Vmed Group thông qua các công ty thành viên đã liên tục tiếp nhận, đào tạo và tuyển dụng các sinh viên đến từ các khoa Kỹ thuật y sinh của các trường ĐH trên cả nước nói chung và của ĐH Bách Khoa Hà Nội nói riêng. Bằng nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện, cơ hội để sinh viên phát huy tối đa kỹ năng bản thân và học tập, rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, có trách nhiệm và quyền lợi như một nhân viên chính thức. Đa phần các sinh viên sau kỳ thực tập và làm việc tại Vmed Group đều kiến thức thực tế tốt, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.

Với mục đích tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ngành y, ông Ngô Thanh Sơn đã giới thiệu tổng quan về những công ty thành viên, định hướng phát triển của toàn bộ tập đoàn, đồng thời nhấn mạnh những cơ hội khi sinh viên gia nhập môi trường làm việc tại Vmed Group.

Cũng tại Hội thảo, đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông và Vmed Group đã cùng nhau thảo luận, góp ý về nội dung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh, cách đánh giá năng lực sinh viên, đề xuất nhiều phương pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, khẳng định trong thời gian tới, Vmed Group sẽ có nhiều hoạt động hợp tác với Khoa và Nhà trường trong việc tổ chức các sự kiện thường niên cho sinh viên ngành Kỹ thuật Y sinh như: tiếp nhận và hỗ trợ sinh viên đến thực tập tại công ty sớm hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cùng hướng dẫn đề tài đồ án tốt nghiệp, phối hợp với Khoa xây dựng và phát triển các đề tài nhằm nghiên cứu, nhằm phát triển và nâng cao các sản phẩm Made in VietNam, góp ý về nhu cầu nguồn nhân lực trong chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ cử các chuyên gia cùng phối hợp với Khoa và giảng viên để tham gia giảng dạy các môn học tự chọn nhằm hỗ trợ cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển nhân lực ngành Kỹ thuật Y sinh.

Đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông cũng đã tới tham quan và nghe giới thiệu những giải pháp y tế tiên tiến nhất tại Trung tâm đào tạo VietMedical.

Về phía Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông, các thầy, cô cũng đã thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao Vmed Group như một doanh nghiệp hàng đầu và là một môi trường làm việc lý tưởng cho tất cả các sinh viên. Đồng thời, qua đây nhà trường cũng nhất trí đặt nền tảng và từng bước tạo dựng mối quan hệ ngày càng bền vững với Vmed, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Thái Hà phát biểu cảm ơn Vmed Group trong những năm qua luôn là một doanh nghiệp hỗ trợ tốt trong công tác hợp tác đào tạo với nhà trường và là môi trường làm việc tuyệt vời cho sinh viên.

Buổi gặp gỡ đã một lần nữa góp phần mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Vmed Group với Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) trong công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, thắt chặt mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Giải pháp đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Lợi ích bền vững

Theo đánh giá từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang là nước thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ cao thì lại có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Hơn nữa, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém này là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước thực trạng nguồn nhân lực còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời gây lãng phí tài nguyên lao động trong thời kỳ “dân số vàng”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược,… Trong đó nhấn mạnh đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Việc đào tạo liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không những gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, mà nó còn đem lại những lợi ích thiết thực, bền vững cho cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Thứ nhất, với nhà trường sẽ được nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động, tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, xây dựng được uy tín cũng như duy trì môi liên kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp sẽ luôn yên tâm có một đôi ngũ nhân lực vững chắc đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời doanh nghiệp sẽ ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên. Nói cách khác là doanh nghiệp có thêm quyền, cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồ̀n lao động chất lượng, đúng trình độ, chuyên môn, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Không chỉ vậy, những kết quả từ sinh viên sẽ cho phép doanh nghiệp phản hồi với nhà trường, đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường.

Khi được đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể sẽ hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường được nâng cao, từ đó doanh nghiệp có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình.

Đặc biệt tại một số ngành nghề liên quan tới máy móc, khoa học, công nghệ. Việc gắn kết đào tạo còn giúp doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Made in Vietnam.

Ở một số ngành nghề kỹ thuật cao, việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp còn làm tăng khả năng tiếp cận của sinh viên với các công nghệ tiên tiến mà nhà trường không kịp đáp ứng.

Thứ ba, đối với sinh viên, sẽ có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp với sở trường và năng lực, tạo cơ hội nắm băt đươc môi trường thưc tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Chính bản thân của sinh viên sẽ có được yếu tố linh động, mềm mại, những kỹ năng mềm. Thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình. Các đợt thực tập thực tế giúp họ hiểu rõ hơn những bài học lý thuyết. Với kinh nghiệm thực tập họ sẽ tự tin, mở rộng cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đồng thời, đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba bên: Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồ̀n nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp ngay lập tức cần phải có những giải pháp đồ̀ng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

Giải pháp đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Lợi ích bền vững

Theo đánh giá từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang là nước thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ cao thì lại có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Hơn nữa, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém này là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước thực trạng nguồn nhân lực còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời gây lãng phí tài nguyên lao động trong thời kỳ “dân số vàng”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược,… Trong đó nhấn mạnh đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Việc đào tạo liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không những gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, mà nó còn đem lại những lợi ích thiết thực, bền vững cho cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Thứ nhất, với nhà trường sẽ được nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động, tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, xây dựng được uy tín cũng như duy trì môi liên kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp sẽ luôn yên tâm có một đôi ngũ nhân lực vững chắc đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời doanh nghiệp sẽ ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên. Nói cách khác là doanh nghiệp có thêm quyền, cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồ̀n lao động chất lượng, đúng trình độ, chuyên môn, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Không chỉ vậy, những kết quả từ sinh viên sẽ cho phép doanh nghiệp phản hồi với nhà trường, đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường.

Khi được đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể sẽ hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường được nâng cao, từ đó doanh nghiệp có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình.

Đặc biệt tại một số ngành nghề liên quan tới máy móc, khoa học, công nghệ. Việc gắn kết đào tạo còn giúp doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Made in Vietnam.

Ở một số ngành nghề kỹ thuật cao, việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp còn làm tăng khả năng tiếp cận của sinh viên với các công nghệ tiên tiến mà nhà trường không kịp đáp ứng.

Thứ ba, đối với sinh viên, sẽ có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp với sở trường và năng lực, tạo cơ hội nắm băt đươc môi trường thưc tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Chính bản thân của sinh viên sẽ có được yếu tố linh động, mềm mại, những kỹ năng mềm. Thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình. Các đợt thực tập thực tế giúp họ hiểu rõ hơn những bài học lý thuyết. Với kinh nghiệm thực tập họ sẽ tự tin, mở rộng cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đồng thời, đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba bên: Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồ̀n nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp ngay lập tức cần phải có những giải pháp đồ̀ng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

Our Business

Our Business