Cafe hồi sức số 40: Phương pháp điều trị nào là hữu hiệu cho bệnh nhân suy hô hấp cấp do covid-19?

Thiết lập trạng thái bình thường mới sau những ngày giãn cách xã hội do Covid-19, chương trình Cafe Hồi Sức tại Hà Nội chính thức khởi động lại cùng Số 40 với một nội dung quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết nóng trong bối cảnh hiện nay: “Thông khí bằng thiết bị High Flow cho bệnh nhân suy hô hấp cấp – Áp dụng trong đại dịch Covid-19” do TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai trình bày.

Diễn giả chương trình TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai

Sáng ngày 10/05 tại Quán Cafe Hồi Sức – Văn phòng Vietmedical, 89 Lương Định Của, Hà Nội, chương trình Cafe Hồi Sức đã trở lại với sự ủng hộ của đông đảo các y, bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực Gây mê Hồi sức và được phát trực tuyến trên các Group, Fanpage chuyên môn với mục tiêu chia sẻ rộng rãi các kiến thức bổ ích, thiết thực cho cộng đồng.

Chương trình có sự tham gia của các y, bác sĩ có mặt trực tiếp và các bác sĩ theo dõi trực tuyến trên các phương tiện truyền thông

Mở đầu phần trình bày TS.BS.Đỗ Ngọc Sơn chia sẻ: “Hiện nay toàn thế giới xác định đã có hơn 4 triệu ca nhiễm Covid-19 trong đó có hơn 250 nghìn ca tử vong và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày đặc biệt tại khu vực các nước Châu Âu. Việt Nam chúng ta về cơ bản đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh nhờ có biện pháp ngăn chặn kịp thời và phác đồ điều trị tập trung chính vào điều trị suy hô hấp đã mang lại hiệu quả với 84% ca mắc khỏi bệnh và số ca tử vong bằng 0.”

TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn tóm tắt sơ lược tình hình dịch bệnh Covid-19

Liên quan đến phương pháp điều trị suy hô hấp cho bệnh nhận Covid-19, trong phần trình bày Tiến sĩ đã tập trung vào 4 nội dung chính:

  1. Tình hình, đặc điểm lâm sàng và cơ học phổi của bệnh nhân Covid-19
  2. Tổng quan về hệ thống oxy lưu lượng cao (HFNC)
  3. Những bằng chứng vệ hiệu quả của hệ thống oxy lưu lượng cao trên bệnh nhân suy hô hấp cấp
  4. Áp dụng HFNC trên bệnh nhân Covid-19

Chủ đề đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của các khách mời tham gia. “Có thể nói HFNC là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả, dễ chịu hơn khi dùng NIV(thông khí không xâm nhập) và có thể sử dụng hiệu quả trên bệnh nhân Covid-19 có mức độ thiếu oxy vừa phải, nhu cầu thể tích và dòng chảy không quá cao. Chúng ta cần chọn đúng và theo dõi bệnh nhân sát sao trong thời gian thở HFNC”  TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn có những kết luận sau phần trình bày.

Khách mời chăm chú theo dõi nội dung chương trình

Bên cạnh đó, Tiến sỹ cũng đã minh họa và hướng dẫn thực hành trên sản phẩm máy cung cấp oxy lưu lượng cao(HFNC) của hãng GGM – một trong các thương hiệu nổi tiếng thế giới do Vietmedical phân phối độc quyền.

Thiết bị máy cung cấp oxy lưu lượng cao từ hãng GGM do Vietmedical phân phối

Buổi chia sẻ đã nhận được rất nhiều ý kiến thảo luận từ các y, bác sĩ đầu ngành có mặt tại chương trình cũng như theo dõi trực tuyến trên các phương tiện truyền thông.

Khách mời tham gia đặt câu hỏi, trao đổi liên quan đến chủ đề thảo luận

Kết thúc chương trình, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Phó trưởng bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai – Đại diện Hội hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam đã tổng kết và hứa hẹn sẽ có một buổi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 với sự góp mặt của các bác sĩ tuyến đầu đã tham gia trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân trong đợt vừa qua tại Cafe Hồi Sức số gần nhất. Đồng thời PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Vietmedical, hy vọng rằng sự hợp tác và hỗ trợ của Vietmedical dành cho Hội sẽ ngày một bền chặt hơn nữa để tạo ra các chương trình hấp dẫn và thú vị cho các y, bác sĩ trong cộng đồng.

PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Phó trưởng bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai – Đại diện Hội hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam chia sẻ trong chương trình

Niềm vui lan tỏa trong lễ tri ân đIều dưỡng và nữ hộ sinh tại Bệnh viện Việt Pháp

Chúng tôi rất vui vì Vietmedical đã tổ chức một chương trình xúc động và ý nghĩa dành cho các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh tại Bệnh viện Việt Pháp. Đồng thời, tôi vô cùng biết ơn bởi sự hợp tác và đồng hành của Vietmedical, nhãn hàng Anios với chúng tôi trong hơn 10 năm vừa qua. Các bạn không chỉ bán hàng mà còn mang đến những gói giải pháp toàn diện, các chương trình đào tạo hữu ích dành cho đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh của Bệnh viện Việt Pháp” – Bà Leclere Isabelle, Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Việt Pháp đã có những chia sẻ sau buổi lễ.

Bà Leclere Isabelle trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân đến khám chữa bệnh rửa tay với dung dịch sát khuẩn của Anios

Điều dưỡng và nữ hộ sinh là những người dành cả cuộc đời để chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em; tham gia tiêm chủng và tư vấn sức khỏe cho người dân; chăm sóc người già và chịu trách nhiệm cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân hàng ngày. Hiện nay, thế giới đang cần thêm 9 triệu điều dưỡng và nữ hộ sinh nếu muốn đạt được độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn cầu vào năm 2030, họ chính là Trung tâm của tiến bộ y tế toàn cầu. Chính bởi tầm quan trọng ấy mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã quyết định lựa chọn 2020 là Năm quốc tế của Điều dưỡng và Nữ hộ sinh.

Để hưởng ứng tinh thần đó, Vietmedical đã phối hợp cùng Bệnh viện Việt Pháp tổ chức chương trình Tri ân đặc biệt dành cho các điều dưỡng, nữ hộ sinh đang làm việc tại đây.

 Video tri ân dành cho các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh đang làm việc tại Bệnh viện Việt Pháp

Khởi động chương trình, trong buổi sáng ngày 05/05 Vietmedical, nhãn hàng Anios cùng các điều dưỡng đã tổ chức Lễ phát động vệ sinh tay ngay tại sảnh vào của bệnh viện.

Các điều dưỡng Bệnh viện Việt Pháp chụp ảnh hưởng ứng, kêu gọi mọi người hãy vệ sinh tay để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

Dưới sự hướng dẫn của các điều dưỡng của Bệnh Viện Việt Pháp cùng các chuyên viên về kiểm soát nhiễm khuẩn đến từ Vietmedical, Lễ phát động đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các bệnh nhân và người nhà đến khám chữa bệnh. Dường như tất cả đều cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi được hướng dẫn rửa tay 6 bước theo tiêu chuẩn của WHO và tỏ ra bất ngờ với kết quả nhận được qua máy soi Anios sau khi được kiểm tra xem mình đã rửa tay đúng cách hay chưa.

Nhân viên Bệnh viện Việt Pháp hướng dẫn em bé cách lấy dung dịch và rửa tay

Chuyên viên của Vietmedical hướng dẫn bệnh nhân cách soi tay với thiết bị kiểm tra của Anios

Hình ảnh chụp từ màn hình máy soi Anios – Bàn tay rửa sạch theo tiêu chuẩn, khi soi sẽ có độ sáng đồng đều, không còn vết vệt tối màu ở các kẽ tay và đầu ngón tay

Buổi chiều, Lễ tri ân đã chính thức diễn ra trong niềm vui và sự hào hứng của tất cả các Điều dưỡng, Nữ hộ sinh đang làm việc tại Bệnh Viện. Mở đầu chương trình Bà Carole Julien – Đại diện Bệnh viện Việt Pháp và Bà Hoàng Oanh – Đại diện Vietmedical đã có những lời chia sẻ và cảm ơn đến các Điều dưỡng, Nữ hộ sinh của bệnh viện.

Bà Carole Julien – Giám đốc điều dưỡng, ghi nhận và cảm ơn tinh thần làm việc nhiệt huyết, hết mình dù ở bất kỳ thời điểm nào của đội ngũ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh Bệnh Viện Việt Pháp

Bà Hoàng Oanh – Giám đốc Ngành hàng Kiểm soát nhiễm khuẩn của Vietmedical tại khu vực Hà Nội gửi lời tri ân và tặng quà đến các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh của Bệnh viện Việt Pháp

Các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh thể hiện niềm hạnh phúc qua những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ tại buổi Lễ tri ân

Chương trình đã để lại những cảm xúc đặc biệt dành cho các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh của Bệnh viện Việt Pháp cũng như lan tỏa phong trào vệ sinh tay đúng cách, lan tỏa tình yêu với nghề nghiệp cùng những tình cảm tri ân đặc biệt dành cho các Điều dưỡng và Nữ hộ sinh đang ngày đêm miệt mài cống hiến cho sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Đại diện Vietmedical đã cùng các Điều dưỡng, Nữ hộ sinh của Bệnh viện Việt Pháp ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong một buổi lễ đặc biệt.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

Lời giải cho bài toán triển khai EMR quy mô toàn tỉnh, thành phố

Suckhoedoisong.vn – Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin, mô hình triển khai tập trung các hệ thống Công nghệ thông tin cho một khu vực, tỉnh, thành phố thậm chí quốc gia đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế, rất nhiều các hệ thống Quản lý bệnh viện (HIS) đã được thử nghiệm áp dụng ở phạm vi toàn tỉnh và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Điều đó cũng mở ra những kỳ vọng cho việc tiếp tục áp dụng các hệ thống CNTT mới khác như Bệnh án điện tử vào trong công tác khám chữa bệnh đồng bộ và tập trung.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một vài đơn vị bước đầu triển khai thí điểm thành công Bệnh án điện tử (EMR) tại một số bệnh viện trên cả nước. Để nhân rộng việc triển khai trên nhiều bệnh viện trong một khu vực, địa bàn đã và đang là bài toán khó khiến cho rất nhiều các Sở Y tế tại các tỉnh, thành phố đau đầu trong việc tìm kiếm lời giải hợp lý. Vậy đâu là những yếu tố khiến cho việc chọn lựa trở nên phức tạp như vậy?

Đa dạng trong việc sử dụng Phần mềm Quản lý Bệnh viện (HIS)

Thực tế cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, có đến hàng chục phần mềm HIS được xây dựng và thiết kế với kiến trúc riêng nhưng đều tuân theo các tiêu chí mà Bộ Y tế đã đưa ra. Các bệnh viện có rất nhiều lựa chọn phần mềm HIS sao cho phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, chi phí đầu tư và phương thức thanh toán. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống Bệnh án điện tử EMR tập trung triển khai cho một tỉnh. Điều đó có nghĩa là hệ thống EMR cần phải sẵn sàng tích hợp với bất kì hệ thống HIS nào theo nhiều phương thức kết nối khác nhau.

Đối với trường hợp hệ thống EMR là một phân hệ nằm trong hệ thống HIS thì điều này càng bất khả thi khi cách thức duy nhất là thay toàn bộ hệ thống HIS đang vận hành tại tỉnh hoặc thành phố đó trong khi việc thay HIS sẽ gây ra những rủi ro rất lớn cho các bệnh viện khi phải chuyển một kho dữ liệu khủng khiếp giữa hai hệ thống, thay đổi thói quen người dùng (từ 6 tháng – 2 năm tùy theo quy mô của viện); đồng thời sẽ nan giải bài toán về chi phí bao gồm chi phí để thay thế HIS, chi phí dành cho EMR và chi phí vận hành hệ thống… mà chưa chắc đã đạt được hiệu quả như kỳ vọng đặt ra.

Phiếu biểu mẫu tùy chỉnh theo đặc thù riêng của từng viện

Bất kỳ bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đều tuân theo những quy định chung của Bộ Y tế về các phiếu biểu mẫu; tuy nhiên, với nghiệp vụ đặc thù của từng bệnh viện (chuyên khoa hoặc đa khoa, tuyến TW hay tuyến địa phương, …) mà các phiếu biểu mẫu sẽ có những thay đổi riêng biệt. Một hệ thống Bệnh án điện tử muốn triển khai rộng rãi cần đáp ứng được sự linh hoạt đối với các yêu cầu đặc biệt với các phiếu, biểu mẫu đồng thời vẫn đáp ứng được thời gian triển khai.

Mô hình triển khai Bệnh án điện tử toàn tỉnh

Tìm kiếm Giải pháp Bệnh án điện tử thông minh và phù hợp

Như đã phân tích ở trên, ngoài việc giải pháp Bệnh án điện tử cần có sự linh hoạt để có thể áp dụng, tương thích đối với bất kỳ quy mô bệnh viện nào, một vấn đề trọng tâm được rất nhiều Lãnh đạo đặt ra là: liệu Bệnh án điện tử có thể giải quyết được bài toán về mặt quản lý như khai thác, phân tích và thống kê các dữ liệu y khoa được lưu trữ trên hệ thống, hay chỉ đơn thuần là số hóa dữ liệu theo đúng yêu cầu mà các Thông tư đã đề cập?

Khi các thông tin, dữ liệu y khoa được lưu trữ, hệ thống Bệnh án điện tử cần áp dụng trí tuệ nhân tạo AI nhằm mục đích dùng sức mạnh của công nghệ để hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng trong công tác chẩn đoán đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực tế thống kê cho thấy, đa phần các hệ thống Bệnh án điện tử đều mới được xây dựng trong 1-2 năm trở lại đây và gần như tất cả đều mới chỉ dừng lại ở mức số hóa, thậm chí số hóa một phần (một vài phiếu biểu mẫu) các bộ Bệnh án. Để có thể chọn ra những sản phẩm EMR trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm trên thị trường như hiện nay thì các nhà quản lý nên có sự phân tích và lựa chọn những giải pháp đã được triển khai thành công cũng như đạt được các giải thưởng uy tín về công nghệ trên các đấu trường khu vực và quốc tế.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong Bệnh án điện tử

Tìm kiếm Đơn vị triển khai nào có đủ thực lực và tiềm lực

Cũng dựa trên các thống kê đã khảo sát, các đơn vị khi triển khai Bệnh án điện tử cho một bệnh viện mất trung bình từ 4-18 tháng tùy vào quy mô của từng bệnh viện và năng lực của đơn vị triển khai. Việc triển khai trên quy mô diện rộng có khả thi hay không phụ thuộc vào việc các bệnh viện cần phải tìm kiếm, lựa chọn đúng những đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực để đảm bảo được đúng tiến độ dự án. Song song với đó, đơn vị triển khai cần phải có nền tảng về Y tế, có kinh nghiệm triển khai các hệ thống như: HIS, EMR, LIS, PACS để có thể tư vấn cho viện trong trường hợp cần tích hợp, kết nối với các phần mềm khác.

Theo HIMSS Analytics Electronic Medical Record Adoption Model, có 8 bước thực hiện việc áp dụng Bệnh án điện tử vào trong vận hành Bệnh viện thông minh. Ngay tại bước 2, ngoài việc tích hợp vs các hệ thống CNTT khác như HIS, LIS, PACS, hệ thống EMR nên tích hợp với các thiết bị Y tế để làm tự động hoá việc nhập liệu thông tin , truyền thông tin một cách tự động sang bệnh án điện tử thay vì ghi chép thủ công. Đây cũng là mong muốn của đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng trong nhiều bệnh viện đã và đang triển khai Bệnh án điện tử nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với các đơn vị triển khai bởi vì việc kết nối hệ thống với các thiết bị trong bệnh viện không hề đơn giản và cần sự hiểu biết sâu rộng về các thiết bị vật tư y tế, bảo mật thông tin Bệnh án.

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT đã ban hành, Bệnh án điện tử cần phải đáp ứng tiêu chuẩn HL7 CDA và FHIR. Dữ liệu bệnh án nếu xuất ra theo định dạng pdf thì rất khó cho việc thể khai thác và quản lý trong công tác khám chữa bệnh, HL7 FHIR sẽ là chìa khóa để giải quyết bài toán trên. Ngoài ra, việc liên thông và trao đổi dữ liệu hồ sơ Bệnh án điện tử giữa các cơ sở Khám chữa bệnh cần được mã hóa, bảo mật trong quá trình trao đổi dữ liệu.

Một vấn đề liên quan đến tính pháp lý đó là dùng chữ ký số hoặc Blockchain để xác thực các nội dung thực hiện, trong đó Blockchain là công nghệ đang ngày càng phổ biến trên thế giới và đã được áp dụng ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở Việt Nam. Nếu có thể áp dụng Blockchain vào trong Bệnh án điện tử sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn thông tin và giải quyết bài toán về mặt chi phí đầu tư đối với các bệnh viện và Sở Y tế.

VMED cùng bộ y tế đưa công nghệ 4.0 vào chống dịch covid – 19

(khoahocdoisong.vn) – “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Cục Quản lý Khám chữa bệnh –  Bộ Y tế phối hợp cùng Tập đoàn VMED triển khai, với mục đích tận dụng ưu điểm vượt trội của các Giải pháp Y tế số 4.0 trong kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid – 19), ứng dụng kiểm soát dịch trong tương lai.

Chiều 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 – đã đến thăm và trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác chống dịch COVID – 19 tại “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19”.

Cùng tham gia điều hành còn có GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị.

 

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đang chỉ đạo điều hành qua màn hình trực tuyến đến bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, sự ra đời của trung tâm đặt tại trụ sở Bộ Y tế là bước đi rất quan trọng ứng dụng CNTT trong việc hồi sức tích cực với các tuyến.

Phó Thủ tướng đến thăm Trung tâm và trực tiếp chỉ đạo điều hành xuống bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở 2

“Người thầy thuốc ở trên trung ương hay ở bất kỳ đâu, có thể nhìn thấy được bệnh nhân, biết được tất cả những thông số chức năng sống của bệnh nhân, tất cả những diễn biến của bệnh nhân, kể cả vấn đề về hô hấp, vấn đề về điện tim, và một số vấn đề liên quan khác. Từ đó sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp hỗ trợ cho tuyến dưới. Thứ 2 là vấn đề lây nhiễm, thời gian tiếp xúc của người chăm sóc đối với người bệnh càng nhiều thì tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng, hệ thống này ra đời giải quyết được vấn đề đó, làm giảm được việc tiếp xúc giữa nhân viên y tế với bệnh nhân” – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Qua màn hình trực tuyến, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 báo cáo với Phó Thủ tướng, Bệnh viện hiện đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh

Giải thích rõ hơn về ý nghĩa và mục đích khi trung tâm được ra mắt, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị – chia sẻ: “Tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia Vũ Đức Đam thì hệ thống khám chữa bệnh tiếp tục nâng cao cảnh giác và quyết liệt hơn nữa bằng nhiều biện pháp. Trong đó có 1 nhóm được giao bằng các biện pháp công nghệ thông tin và đặc biệt trong thời đại 4.0 này”.

Các lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo điều hành qua mô hình kết nối trực tuyến tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Khi Trung tâm được ra mắt và demo kết nối tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, các lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ hy vọng việc kết nối sẽ tiếp tục được lan tỏa cho tất cả các hệ thống bệnh viện khác để khi có bất cứ chuyện gì chúng ta cũng sẽ có những hỗ trợ chuyên môn quý báu. Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên – Vĩnh Phúc có thể được hỗ trợ nhanh chóng từ xa một cách chính xác, kịp thời bởi các chuyên gia ngay tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến tại Cục QLKCB – Bộ Y tế.

Kết nối trực tuyến từ Trung tâm chỉ huy Cục QLKCB tới bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và Bệnh viện Nhiệt đới TW

Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch Tập đoàn VMED – nhấn mạnh, tập đoàn quyết tâm đồng hành và chủ động chung tay cùng ngành Y tế Việt Nam cung cấp các giải pháp về Công nghệ thông tin trong Y tế.

Những công nghệ này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý tổng hợp, tập hợp những số liệu cũng như dữ liệu cuả bệnh nhân thông qua Bệnh án điện tử tập trung để chia sẻ với các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế bởi vì hệ thống này đã đạt được những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện tại. Qua đó có thể phát triển các phác đồ điệu trị, thuốc, vắc xin để mà hỗ trợ, chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian tới.

Hiện nay, đã có 22 bệnh viện chủ chốt giao ban phòng chống dịch thông qua trung tâm. Tại các cơ sở điều trị, các bác sỹ vẫn có thể đi buồng bệnh từ xa trong điều kiện hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đồng thời có thể tham vấn các chuyên gia tuyến trên khi cần.

Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị doanh nghiệp hỗ trợ công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để thực hiện khai báo, kiểm tra sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.

“Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID – 19” do Bộ Y tế phối hợp tập đoàn VMED triển khai hình thành trong thời gian rất ngắn. Trung tâm ra mắt đã nhanh chóng đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ và mong mỏi của người dân trong phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là khi các nỗ lực dập dịch đã bước vào giai đoạn 2.

Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID–19 được thành lập theo Quyết định số 771/QĐ-BYT ngày 4/3/2020 trực thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Theo đó, Tập đoàn VMED – sẽ sử dụng phần mềm Bệnh án điện tử CLAS Healthcare cho toàn bộ các bệnh nhân nhiễm Virus.

Phần mềm PACS và phần mềm truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực từ tất cả các cơ sở điều trị đến các Trung tâm hỗ trợ và Trung tâm chỉ huy.

Các phần mềm nêu trên sẽ tích hợp cùng với các thiết bị y tế hiện đại như máy thở CARESCAPE R860 và máy theo dõi bệnh nhân CARESCAPE B450 được sản xuất bởi GE Healthcare và do VietMedical (thành viên của Tập đoàn VMED) cung cấp.

Lần đầu tiên tại Miền Bắc, Cafe hồi sức số 38 – Bước tiến hành trình mới đầy hy vọng

Cafe Hồi Sức – hương vị của buổi hẹn số 38 có lẽ đã mang đến những cảm xúc thật khác so với tất cả những số phát sóng trước đó. Vẫn với thông điệp “Chia sẻ kiến thức y khoa bên ly cafe” nhưng những ai theo dõi Café Hồi Sức số 38, sẽ thấy rõ sự khác biệt ra sao? Ly cafe ngày hôm ấy phảng phất một hương thơm khác với thường ngày trong không gian hoàn toàn mới lạ. Đó là hương vị, là không khí của những ngày đầu xuân Hà Nội. Chuyến xe mang biển hiệu Cafe Hồi Sức đã chính thức lăn bánh từ Nam ra Bắc và cấp bến Thủ đô vào sáng ngày 15/02 tại Công ty Vietmedical (89 Lương Định Của, Hà Nội).

Không gian cafe ấm cúng tại văn phòng Công ty Vietmedical

Trong không gian cafe mới lạ, buổi thảo luận số 38 với chủ đề: “Những điểm mới trong hồi sức bệnh nhân tắc động mạch phổi nguy cơ tử vong cao” đã được PGS. TS. Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu – HSTC BV Đại Học Y Hà Nội, Bộ môn Hồi sức Cấp Cứu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trình bày một cách đầy cảm hứng. Chương trình thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của các Y, Bác sĩ và khách mời đến từ các bệnh viện lớn nhỏ khắp thành phố Hà Nội.

PGS. TS. Hoàng Bùi Hải chia sẻ tại buổi thảo luận

Tắc động mạch phổi cấp – một chủ đề đã quen nhưng chưa bao giờ là cũ khi số ca tử vong vì căn bệnh này ngày càng tăng lên chóng mặt, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sở dĩ xảy ra tình trạng đó là do tồn đọng những lỗ hổng về kiến thức và kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị, hồi sức bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp”, PGS. TS. Hoàng Bùi Hải chia sẻ.

PGS. TS. Hoàng Bùi Hải chia sẻ tại buổi thảo luận

Trong phần trình bày của mình, PGS. TS. Hoàng Bùi Hải cùng các Y, Bác sĩ và khách mời tập trung vào 4 nội dung chính: Các điểm mới về hình thức, Các điểm mới về nội dung, Tổ chức cấp cứu, Những việc nên làm và không nên làm trong hồi sức bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp.
Xuyên suốt chương trình, thông qua kỹ thuật công nghệ kết nối trực tuyến, không chỉ với những khách tham dự có mặt tại đây, đông đảo các Y, Bác sĩ trên toàn quốc cũng đã gửi về hàng loạt các câu hỏi liên quan để cùng phân tích và thảo luận một cách sôi nổi, thẳng thắn và cởi mở nhất. Chính sự tương tác tích cực đó đã tạo nên một buổi hẹn cafe chuyên ngành thực sự ý nghĩa, khi có thể tiếp cận và khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau trong khuôn khổ chủ đề.

Các khách mời tích cực đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề thảo luận

Các khách mời tích cực đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề thảo luận

Cùng góp mặt trong chương trình, với số Cafe Hồi Sức đầu tiên tại miền Bắc, PGS. TS Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Phân hội Hồi sức Cấp cứu & Chống Độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Trưởng bộ môn Hồi sức Cấp cứu trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Đầu tiên, là vô cùng cảm ơn công ty Vietmedical đã tổ chức cho anh, em Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu của khu vực phía Bắc một buổi sinh hoạt chuyên môn rất vui vẻ. Tôi đánh giá đây là một Format chương trình rất hay, bổ ích khi tạo được một diễn đàn chuyên môn mở. Trước sự đầu tư và tổ chức chuyên nghiệp từ ekip công ty Vietmedical (địa điểm, không gian, đường truyền..), Hội Hồi sức Hà Nội cũng sẽ cắt cử đoàn thư ký hội để phối hợp về chuyên môn (xác định chủ đề mỗi số, mời báo cáo viên…). Tôi hy vọng chương trình sẽ được tiến hành định kỳ và ngày càng lớn mạnh hơn tại miền Bắc trong thời gian tới.”

PGS. TS Đặng Quốc Tuấn chia sẻ tại buổi hội thảo

Cafe Hồi Sức thực sự là một chương trình tuyệt vời vì cộng đồng. Đây là môi trường để các Y, Bác sĩ có thể thoải mái chia sẻ, tháo bỏ các “nút thắt chuyên môn”, cùng nhau nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại Việt Nam. Trên cơ sở những lợi ích to lớn đó, Vietmedical sẽ tiếp tục đồng hành cùng Cafe Hồi Sức với mong muốn tạo ra ngày càng nhiều giá trị nhân văn lan tỏa cho cộng đồng Y khoa và xã hội.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

Đại diện ekip thực hiện chương trình đến từ công ty Vietmedical giao lưu với khách mời

Mọi người chăm chú lắng nghe phần chia sẻ của diễn giả

Giải pháp y tế toàn diện về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam

“Cho dù chúng ta đang trên con đường đúng nhưng chúng ta cứ mãi đứng yên một chỗ, không làm gì cả thì mãi sẽ không tiến bộ được. Kiểm soát nhiễm khuẩn không chỉ là vấn đề ngày một ngày hai có thể giải quyết được ngay mà là cả một chặng đường dài” – theo chia sẻ của PGS. TS Lê Thị Anh Thu, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) TPHCM tại hội nghị Khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. HCM 2019.

Được sự cho phép của Sở Y tế TP. HCM, Hội Y học TP. HCM, Hội KSNK HCM phối hợp cùng Vietmedical với vai trò là nhà tài trợ vàng tổ chức Hội nghị Khoa học KSNK thường niên 2019. Đến dự Hội nghị có đại diện từ Tổ chức Y tế Thế giới Dr Satoko Otsu – Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam; PGS. TS. Lê Thị Anh Thư – Chủ tịch Hội KSNK TPHCM, Lãnh đạo Bộ Y Tế; các lãnh đạo Hội Y Học TPHCM cùng gần 1000 các đại biểu là các chuyên gia, bác sĩ đến từ Hội chuyên khoa, viện nghiện cứu, các bệnh viện, các cơ sở Y tế.

Triển lãm đặc sắc của Vietmedical nằm trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. HCM với chủ đề: “Triển khai tiêu chuẩn tối thiểu về Kiểm soát nhiễm khuẩn của WHO 2019” vừa mới được ban hành vào đầu tháng 12 này. Đây là nơi để cho các doanh nghiệp có thể giao lưu, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm về hóa chất, vật tư tiêu hao và các thiết bị y tế chuyên sâu phục vụ cho ngành Kiểm soát nhiễm khuẩn tại Việt Nam.

Vietmedical cung cấp các giải pháp toàn diện cho Kiểm soát Nhiễm khuẩn tại Việt Nam (xem video)

Điểm nhấn đặc biệt của triển lãm đó là các giải pháp toàn diện và đồng bộ mà Vietmedical – một đơn vị thành viên của VMED Group, mang đến Hội nghị Khoa học KSNK TP.HCM 2019. Hướng tới chuẩn mực về dịch vụ cung cấp, tư vấn giải pháp CSSD toàn diện (từ hóa chất, vật tư tiêu hao đến các thiết bị xử lý dụng cụ đựng chất thải bệnh nhân tại các khoa phòng và các trang thiết bị sử dụng tại khu tiệt khuẩn trung tâm), Vietmedical hiện nay đang là đối tác duy nhất của các hãng MMM, Meiko, Anios, Mediplast – một thành viên của VMED Group trong quá trình phân phối sản phẩm phục vụ công tác KSNK bệnh viện.

  • PGS. TS. Lê Thị Anh Thư – Chủ tịch Hội KSNK TPHCM cùng với Bà Trần Thị Mỹ Nhung – Giám đốc Ngành hàng Kiểm soát nhiễm khuẩn Vietmedical nghiên cứu sản phẩm Túi ép của hãng Mediaplast 

Lãnh đạo Bộ Y Tế – TS. Nguyễn Trọng Khoa Phó cục trưởng cục Quản Lý KCB, BYT phát biểu tại Hội nghị: “Kiểm soát nhiễm khuẩn đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh. Nó là một phần thiết yếu trong việc nâng cao quản lý chất lượng tại các cơ sở Y tế, nhằm cập nhật các kiến thức, các nghiên cứu khoa học về KSNK, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và các chương trình hoạt động năm của KSNK TP. HCM năm 2019”. Mục tiêu của Hội nghị nhằm cập nhật, trao đổi các thông tin về vấn đề Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được thảo luận trong Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á Thái Bình Dương trong tháng 3 vừa qua.

Đồng hành với ngành Y tế Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn trong nhiều năm, Vietmedical hy vọng các giải pháp mà mình mang tới Hội nghị năm nay sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề đang rất nóng hổi được đông đảo các bác sĩ và giới chuyên môn quan tâm như: Những định hướng Kiểm soát nhiễm khuẩn trong giai đoạn hiện nay; Giới thiệu về tiêu chuẩn tối thiểu KSNK của WHO; Áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu KSNK của WHO vào thực tế Việt Nam…

Một số hình ảnh khác tại Hội nghị: 

Bà Trần Thị Mỹ Nhung – Giám đốc ngành hàng KSNK đại diện Vietmedical nhận cúp và bằng khen Nhà tài trợ vàng

Vietmedical giới thiệu các giải pháp đặc sắc toàn diện cho Ngành Kiểm soát nhiễm khuẩn tại Việt Nam

Một số hình ảnh tại Gian hàng cung cấp các giải pháp toàn diện của Vietmedical (từ hóa chất, vật tư tiêu hao đến các thiết bị xử lý dụng cụ đựng chất thải bệnh nhân tại các khoa phòng và các trang thiết bị sử dụng tại khu tiệt khuẩn trung tâm)

Clas Healthcare xuất sắc giành giải thưởng Apicta 2019 cho hạng mục “Công nghệ thông tin trong y tế”

Suckhoedoisong.vn – Đại diện đến từ Việt Nam cho lĩnh vực công nghệ thông tin trong Y tế, Bệnh án điện tử CLAS Healthcare – sản phẩm Bệnh án điện tử duy nhất đã đạt giải thưởng “Giải triển vọng nhất” trong cuộc thi Y tế thông minh của Cục CNTT – Bộ Y tế, cũng vừa vinh dự được xướng tên trong giải thưởng quốc tế APICTA do Liên minh các Tổ chức Công nghệ thông tin châu Á – Thái Bình Dương tổ chức.
 

Giải thưởng Công nghệ thông tin Châu Á – Thái Bình Dương 2019 (APICTA Awards 2019) là giải thưởng được tổ chức thường niên luân phiên giữa 16 nền kinh tế thành viên thuộc Liên minh các tổ chức CNTT khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Giải thưởng APICTA nhằm ghi nhận những sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT, dự án khởi nghiệp… xuất sắc của các quốc gia, nền kinh tế thành viên, qua đó hỗ trợ, thúc đẩy các ứng dụng và thị trường CNTT, viễn thông, phát triển kinh doanh trong khu vực và quốc tế.

Năm 2019, Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Giải thưởng APICTA lần thứ 19. Sự kiện về giải thưởng được tổ chức từ ngày 18 – 22/11/2019 tại Hạ Long, Quảng Ninh, thu hút sự tham dự của hơn 1000 đại biểu trong nước và quốc tế, với 324 sản phẩm đến từ 16 nền kinh tế như các nước Australia, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan…

CLAS Healthcare – thành viên của Tập đoàn VMED – VMED GROUP là đơn vị duy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực y tế nhận được giải thưởng của cuộc thi APICTA 2019. Đây là một vinh dự lớn vì lần đầu tiên một sản phẩm công nghệ thông tin trong y tế tại Việt Nam được trao tặng giải thưởng quốc tế uy tín này.

Tăng tốc độ số hóa, nâng cao vị thế của nền Y tế Việt Nam trên trường quốc tế

Ông Stan Singh – Chủ tịch APICTA (đầu tiên từ trái sang) và ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (thứ 2 từ trái sang) trao giải cho CLAS Healthcare – thành viên của Tập đoàn VMED – VMED GROUP

Công ty CP CLAS Healthcare – thành viên của VMED GROUP, là đối tác sáng lập Microsoft Health Innovation Lab ở Việt Nam, thành lập vào năm 2015, nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ mới nhất và chuyên sâu nhất cho y tế.

Được xây dựng và hỗ trợ công nghệ từ các chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu Tập đoàn Microsoft, Bệnh án điện tử CLAS Healthcare là sản phẩm Bệnh án điện tử duy nhất đã đạt giải thưởng trong cuộc thi Y tế thông minh do Cục CNTT Bộ Y tế tổ chức – Giải Triển vọng nhất. CLAS Healthcare đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ và Việt Nam với 4 phát minh.

Bà Nguyễn Thị Kim Mai – Nhà đồng Sáng lập, Tổng Giám đốc của Công ty CP CLAS Healthcare chia sẻ: “Trí tuệ Việt Nam không thua gì người nước ngoài. Tính tới thời điểm hiện tại, CLAS Healthcare là giải pháp độc nhất trên Thế giới về Bệnh án điện tử sử dụng công nghệ văn bản với nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng linh động khi thay đổi biểu mẫu dùng công nghệ Microsoft Word, trong vòng 2 tiếng đồng hồ có thế thay đổi biểu mẫu mới giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể cho Bệnh viện; dễ dàng chuyển đổi qua một ngôn ngữ khác; khả năng ứng dụng máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu, xác thực bệnh án bằng công nghệ Blockchain, chia sẻ dữ liệu  bằng FHIR server đạt chuẩn HIPPA – Đạo luật về Trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế 1996 (HIPAA) của Hoa Kỳ, được sử dụng để xử lý, lưu trữ và truyền thông tin sức khỏe”.

Đại diện đến từ Việt Nam, CLAS Healthcare xuất sắc giành giải thưởng APICTA hạng mục Công nghệ thông tin trong Y tế

Bệnh án điện tử CLAS Healthcare là một giải pháp độc lập, có thể triển khai, tích hợp với bất kỳ hệ thống quản lý Bệnh viện HIS nào; giao diện màn hình các phiếu, biểu mẫu được thiết kế và cấu hình giống hệt với các biểu mẫu trong bệnh án giấy, không làm thay đổi bất kỳ quy trình làm việc nào của viện, mang đến trải nghiệm phần mềm thân thiện.

Bên cạnh đó, giải pháp được ứng dụng công nghệ Blockchain và tích hợp với chữ ký số để xác thực bệnh án; có thể kết nối trực tiếp với dữ liệu tương tác cảnh báo Dược tin cậy.

Góp phần hoàn thiện Đề án Y tế thông minh của Bộ Y tế

Giải pháp CLAS Healthcare có thể đáp ứng tiêu chuẩn HL7 FHIR liên thông trao đổi thông tin giữa các hệ thống CNTT của Bộ Y tế và thiết lập hệ thống bệnh án điện tử toàn tỉnh; liên thông với lịch sử khám chữa bệnh của BHYT và Hệ thống hồ sơ sức khỏe toàn dân.

Bà Mai cho biết thêm, Giải pháp CLAS Healthcare giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho bệnh viện, tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian triển khai ngắn giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ngành Y tế tại Việt Nam. Điều này cũng giúp giải quyết bài toán Bệnh án điện tử nhằm hoàn thiện Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Y tế.

Bệnh án điện tử CLAS Healthcare triển khai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Đặc biệt về mặt cơ sở pháp lý, khi áp dụng tại các cơ sở y tế của Việt Nam, Giải pháp Bệnh án điện tử CLAS Healthcare đáp ứng tất cả các tiêu chí trong thông tư 46 và 54 quy định về Bệnh án điện tử mà Bộ Y tế đã ban hành (theo Thông tư 46, 54/2017/TT-BYT).

Với giải thưởng APICTA 2019, CLAS Healthcare ngày càng khẳng định vị thế tiên phong về ứng dụng công nghệ trong công cuộc chuyển đổi số ngành Y tế tại Việt Nam nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Giải thưởng quốc tế APICTA cũng chính là dịp để chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về năng lực công nghệ lĩnh vực Y tế của đất nước trong tương quan với các quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.

Hội nghị quốc tế về các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật cho khối phòng mổ và ICU để đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng, hiệu quả

Ngày 22/11/2019 tại Hà Nội, Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Vietmedical tổ chức Hội nghị quốc tế về các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật cho khối phòng mổ và chăm sóc tích cực (ICU) để đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Tham dự Hội nghị có, Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế; Ông Aladin Niazmand – Kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch các cơ sở y tế, Giám đốc TAHPI, hiệp hội kiến trúc sư Úc; Ông Martin Torpe – Chuyên gia  quốc tế về khí sạch Bệnh viện Hãng Al-KO/Đức – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Eurovent; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; các tổ chức quốc tế; Công ty Vietmedical Việt Nam.

 Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cho biết: Hội nghị nhằm tăng cường kiến thức cho cơ quan quản lý để định hướng, xây dựng các nội dung liên quan về chính sách và dây chuyền công năng và yêu cầu trang bị khu phẫu thuật, ICU; chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư tại các bệnh viện về công tác lập dự án đầu tư cũng như quản lý sử dụng, đảm bảo thiết bị được đầu tư phù hợp nhu cầu chuyên môn, an toàn, chất lượng, hiệu quả trong quản lý, khai thác sử dụng tại các cơ sở y tế

Hiện nay còn tồn tại một số bất cập như: một số cơ sở y tế đã được đầu tư, trang bị mới nhưng dây chuyền công năng không hợp lý, phải cải tạo lại cho phù hợp với yêu cầu; chưa quan tâm đầu tư đầy đủ trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu chuyên môn; không đảm bảo các điều kiện cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn theo quy trình một chiều, kiểm soát nhiễm khuẩn dẫn đến gây lãng phí, hiệu quả đầu tư không cao; nhiều cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cho biết thêm, Lãnh đạo Bộ Y tế rất quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác này, và đặc biệt chỉ đạo ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn còn cần phải cập nhật các yêu cầu, tiêu chuẩn đầu tư theo hướng hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hình ảnh phòng mổ đạt tiêu chuẩn yêu cầu, kỹ thuật

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế và từng bước chuẩn hóa trong công tác đầu tư trang bị, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đã xây dựng kế hoạch, phối hợp cùng Vietmedical xây dựng chương trình, lựa chọn mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia tổ chức ”Hội thảo quốc tế về các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cho khối phòng mổ và ICU để đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng, hiệu quả” cho đối tượng là các Lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác quản lý trang thiết bị y tế, quản lý đầu tư xây dựng, cơ sở hạ tầng, Ban quản lý dự án tại các bệnh viện, Sở Y tế, các hội nghề nghiệp và các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế.

Sau Hội thảo này, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế sẽ đề xuất, trình Lãnh đạo Bộ có kế hoạch ban hành tài liệu hướng dẫn về thiết kế, trang bị và vận hành khu phẫu thuật, ICU tại bệnh viện. Tài liệu dự kiến sẽ đưa ra những tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn chi tiết trong việc thiết kế, xây dựng, trang bị và quy trình vận hành khu phẫu thuật và ICU.

Trong đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng, cơ cấu, dây chuyền công năng, vật liệu, trang thiết bị y tế… từ đó có phương án đầu tư, xây dựng tại các cơ sở y tế cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu chuyên môn và kiểm soát nhiễm khuẩn. Tài liệu hướng dẫn được ban hành sẽ là cơ sở để các bệnh viện, cơ sở y tế có nhu cầu nắm bắt và áp dụng cải tạo sửa chữa, đầu tư khu phẫu thuật, ICU tiến tới đạt chuẩn, phục vụ tốt chuyên môn, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại đại biểu cũng được nghe nhiều diễn giả tham dự Hội nghị đều là những chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu đến từ các tổ chức chuyên về thiết kế và xây dựng phòng mổ, bác sĩ có kinh nghiệm trong quản lý và vận hành bệnh viện, các chuyên gia về kiểm soát chất lượng không khí trong bệnh viện đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm về ICU để đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng, hiệu quả, an toàn phòng mổ tại các cơ sở y tế tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trong cả nước hiện nay.

Our Business

Our Business