Ranh giới | Phần 7 – “Chuyện chưa kể”

Hình ảnh bác sỹ trong mắt bạn là gì???
Đôi khi, chúng ta chỉ thấy những người bác sỹ nghiêm nghị, khó tính, bận rộn…
Nhưng đằng sau những hình ảnh ấy, họ cũng có những phút yếu lòng, có những giọt nước mắt sau một ca cấp cứu, có những day dứt khi để bệnh nhân ra đi…
Đôi khi mơ ước giản dị của họ chỉ là được ôm con vào lòng đi ngủ, nhưng mơ ước ấy có khi lại quá xa xỉ…

VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

#Vietmedical #ICU #Ranhgiới #TTXVN #Vnews

Ranh giới |Phần 6 – “Đặt cược”

Thi bác sĩ nội trú là đánh cược với bản thân ( chỉ một lần duy nhất trong đời).
Họ phải ĐÁNH ĐỔI
Thậm chí TRẢ GIÁ
Ranh Giới- hiểu công việc của các Bạn còn nhiều vất vả. Đây mới chỉ là 1 góc nhỏ trong cuộc đời làm sinh viên nội trú của các bạn mà Ranh Giới ghi lại một cách chân thực nhất. Có những ý kiến trong ngành nói rằng hơi drama nhưng với chúng tôi, những người ngoài ngành y, các Bạn thật phi thường. Không chỉ riêng nội trú Hồi sức cấp cứu mà tất cả chuyên khoa khác….
Đánh đổi và Trả giá là quá trình, thành 1 bác sỹ giỏi là kết quả của quá trình đó – những nhân tài của ngành Y. Ranh giới luôn yêu các Bạn.

#Vietmedical #ICU #RanhGiới #VNews #TTXVN

 

Ranh giới | Phần 5 – “Nỗi đau”

“Khác với thành công, thất bại đôi khi đến rất đột ngột, có những bệnh nhân khiến chúng tôi thật sự ám ảnh…
Liệu chúng ta đã làm tốt chưa?
Liệu chúng ta có thể làm tốt hơn?
Đó là cách chúng tôi loại bỏ những cảm xúc tiêu cực
để hi vọng có thể khắc phục những thất bại…” – BS Trịnh Thế Anh – Khoa Hồi sức tích cực – BV Bạch Mai

Nỗi đau không chỉ của riêng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mà của cả các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế – những người trực tiếp cứu chữa cho người bệnh.
Nỗi đau chung…
Cùng đón xem Tập 5 RANH GIỚI – NỖI ĐAU đã phát sóng vào 20h35 tối thứ 3 ( 27/11) và được phát lại vào cùng thời điểm tối thứ 4 và thứ 5 tuần này trên kênh Truyền hình Thông tấn.

VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

#Vietmedical #ICU #RanhGiới #VNews #TTXVN

Ranh giới | Phần 4 – “Cộng sự”

“Những điều kỳ tích không được tạo nên bởi những quyết định riêng lẻ. Nó được tạo ra bởi sự chăm sóc toàn diện của không chỉ bác sĩ mà toàn thể nhân viên y tế từ hộ lý đến điều dưỡng và cả sự tích cực của người nhà bệnh nhân, và hơn hết là sự cố gắng của bệnh nhân.” – BS Trịnh Thế Anh – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
Không ngừng tin vào kỳ tích.
Kỳ tích được tạo nên bởi tất cả chúng ta – những CỘNG SỰ.
Cùng đón xem tập 4 của RANH GIỚI – CỘNG SỰ đã phát sóng vào 20h35 ngày 23/11/2018 trên Truyền hình Thông tấn – Vietmedical đồng hành cùng ngành y.

Ranh giới | Phần 3 – “Chiến binh”

“7 tiếng trực liên tục luôn được nghe sau lưng người nhà người bệnh xưng hô là “chúng nó, các thằng bác sĩ, các con nhỏ y tá”. Lúc đầu nghe thì rất shock, nhưng lâu rồi, quen, thì giống như trơ ra…”- BS Từ Quốc Tài

Hãy tiếp tục theo dõi phần 3 của “Ranh giới” với tựa đề “Chiến Binh”, để có thể thấy rằng, đằng sau cánh cửa bệnh viện là một thế giới hoàn toàn khác chưa từng công khai mà không phải ai cũng biết.

Ranh giới | Phần 2 – “Tâm nghề”

Người ta gọi ” điều dưỡng” là nghề “lau mồ hôi, nở nụ cười”. Phải làm việc như con thoi, thế nhưng, không phải lúc nào họ cũng nhận được sự cảm thông, sẻ chia…
Trăm nghe không bằng một thấy. Hãy cùng cảm nhận “thế giới riêng” của những nữ điều dưỡng tại các khoa hồi sức cấp cứu trong phần 2 của RANH GIỚI với tựa đề “TÂM NGHỀ” đã phát sóng vào 20h35 ngày 16/11/2018 trên Truyền hình Thông tấn – TTXVN.

Ranh giới | Phần 1 – “Không giờ”

Quả thực có một nơi trên Trái Đất mà không có bóng tối, không tồn tại khái niệm thời gian… “Khi bác sĩ bước chân vào phòng cấp cứu thì không còn ranh giới giữa ngày và đêm nữa. Như vậy, vấn đề ngày hay đêm cũng không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng nhất là tính mạng của người bệnh”. – Bác sĩ Ngô Đức Hùng.

Đằng sau ánh hào quang của nghề bác sĩ là những giây phút luôn sống trong căng thẳng, giằng xé và đấu tranh với tử thần để giành giật lại sự sống cho người bệnh. Có rất nhiều điều các bác sĩ chưa từng nói, cũng chưa từng công khai mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng đón xem tập đầu của “Ranh giới” với tựa đề “KHÔNG GIỜ” , một ngày theo chân bác sĩ Ngô Đức Hùng – tác giả của cuốn sách “Để yên cho bác sĩ hiền”, sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chân thực nhất về cuộc sống của họ.

Phương pháp mới : Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp mới: Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

 

Phương pháp đốt u phổi qua da được biết đến là thủ thuật không quá “kén” bệnh nhân, lại có thể diệt tế bào u tại chỗ một cách nhanh chóng, ít biến chứng…

Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (80 tuổi, quê ở Thái Nguyên) từng cắt thuỳ trên phổi trái do u tại Bệnh viện cách đây 10 năm.

 

Lần này, bệnh nhân xuất hiện thêm khối u lớn thuỳ dưới phổi phải, khi sinh thiết, bệnh nhân bị ung thư phổi biểu mô tuyến. Hình chụp PET/CT xuất hiện u tăng chuyển hóa mạnh (SUV= 13,6), không thấy hình hạch tăng chuyển hóa rốn phổi, trung thất.

 

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật song tuổi cao, tiền sử đã mổ cắt thùy trên phổi trái nên bệnh nhân không muốn phẫu thuật.

 

Sau hội chẩn liên khoa Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, các bác sĩ chỉ định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.

 

Cụ thể, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê ngắn đường tĩnh mạch. Sau đó, kim đốt đã được các bác sĩ đưa vào đúng trục dọc của khối u và kim được nối với máy phát sóng ngắn.

 

Vì bệnh nhân có khối u lớn, các bác sĩ phải chia thành 2 liệu trình đốt để đảm bảo kết quả tối đa.

 

Sau khi thủ thuật được thực hiện, suốt 3 tuần sau đó, vùng đốt hoại tử dần. 1 tháng sau, phim X quang ngực chụp lại cho thấy kết quả khả quan, một hình hang thành mỏng xuất hiện thay thế vị trí u.

 

Theo TS.BS. Cung Văn Công, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phổi Trung ương, “đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính” hay còn gọi là kỹ thuật “đốt u bằng vi sóng” là kỹ thuật đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Tại Đông Nam Á, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên có thiết bị và đã triển khai thành công kỹ thuật này. Kỹ thuật đã được bệnh viện ứng dụng để đốt u phổi qua da (xuyên thành ngực) và thời gian tới sẽ tiến hành đốt u phổi qua phẫu thuật nội soi hoặc khi phẫu thuật mở.

 

Những đối tượng bệnh nhân có thể áp dụng thực hiện phương pháp này bao gồm: Bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ có đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm; bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không muốn hoặc không thể phẫu thuật; những bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi, số lượng ít có thể tiến hành đốt tiệt căn bằng phương pháp này; những bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.

 

Ưu điểm của phương pháp này là không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến cáo với những bệnh nhân u phổi kèm khí phế thũng nặng; bệnh nhân rối loạn đông, thiếu máu; bệnh nhân nhiễm trùng máu; mắc các bệnh hệ thống hay vị trí u quá khó để tiếp cận cần được hội chẩn trước khi áp dụng kỹ thuật này.

Our Business

Our Business