Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” bao gồm: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy theo dõi bệnh nhân, hệ thống camera quan sát từ góc rộng của phòng mổ đến các camera quan sát phẫu trường.
Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên
Ngày 23-9, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần đầu tiên triển khai phẫu thuật trực tuyến kết nối với các điểm cầu. Sự kiện này thuộc Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế.
GS.TS. BS Nguyễn Tấn Phong – Bộ môn Tai – Mũi – Họng; trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp thực hiện ca mổ tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).
Chỉ trong vòng 8 tiếng, Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED Group đã lên kế hoạch khảo sát hiện trạng, triển khai lắp đặt và kết nối / tích hợp các thiết bị có sẵn của phòng mổ G – BV ĐK TW Thái Nguyên. Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được chuẩn bị gấp rút cho 2 ca phẫu thuật bệnh nhân Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Tai – Mũi – Họng Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi –Họng TW chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi trực tuyến tới các bác sĩ tuyến cơ sở.
Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” đã hỗ trợ ekip truyền tải những dữ liệu hình ảnh trực tiếp của ca mổ theo thời gian thực đến các điểm cầu. Các tín hiệu hình ảnh được bố trí theo nhiều dạng khung hình khác nhau giúp các bác sĩ, học viên tuyến dưới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi xuyên suốt cả quá trình phẫu thuật (các nguồn tín hiệu được hiển thị dưới dạng 4 khung hình/ 2 khung hình). Ngoài ra, hệ thống tích hợp phòng mổ “ di động” cũng cho phép lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh quá trình nội soi thuận tiện để truy xuất lại sau ca phẫu thuật.
Các màn hình phẫu thuật được tích hợp trên hệ thống, nhằm tăng cường các góc nhìn cho toàn bộ ekip phẫu thuật. Giao diện điều khiển trên trạm làm việc của y tá linh hoạt, các màn hình phẫu thuật này được tùy chỉnh để có thể hiển thị các điểm cầu, giúp dễ dàng tương tác 2 chiều (phòng mổ thị phạm <-> các điểm cầu)
Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được lắp đặt bởi Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED (cung cấp giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu)
Thông tin thêm:
Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u. Tiến hành phẫu thuật với nam bệnh nhân 58 tuổi, trú tại tổ 5, thị trấn Chợ Mới (Bắc Kạn) được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – nang dây thanh phải/hội chứng trào ngược. Các chuyên gia đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt nang dây thanh phải. Ca phẫu thuật thứ hai được thực hiện đối với bệnh nhân nam 44 tuổi, trú tại xã Dân Tiến (Võ Nhai) có tiền sử viêm thanh quản, được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – u hạt dây thanh trái/hội chứng trào ngược, nghi ngờ ung thư. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái.
Đây là một hoạt động nhằm xây dựng mạng lưới tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải cho y tế tuyến trên.
Quyết định số 2628/QĐ–BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc là một trong 18 bệnh viện trực thuộc Bộ nằm trong mạng lưới bệnh viện tuyến trên được Bộ Y tế chỉ định.
Trung tâm khám bệnh từ xa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sẽ kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành, gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai…
**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua VMED đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**