Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Cafe hồi sức: Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng – Một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả điều trị và tiến độ phục hồi của bệnh nhân

Cafe Hồi sức kỳ này được diễn ra tại địa điểm quen thuộc – trụ sở VMED Group – 89 Lương Định Của với phần diễn thuyết của hai bác sĩ TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết – Khoa HSCC và TS.BS.Nguyễn Hữu Quân – Khoa CC A9 Bệnh viện Bạch Mai. Hai bác sĩ đã có những chia sẻ sâu sắc và bổ ích về “Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng” và “Các phương pháp đánh giá, đo năng lượng trên máy”.

Trong phần đầu buổi chia sẻ, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng đang được quan tâm như: “Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh”, “Cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng”, “Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và các phương án điều trị” …

Bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng tại “Cafe Hồi sức”

Bác sĩ Tuyết cũng dẫn chứng nhận định của Hippocrates: “Một chế độ ăn uống không phù hợp và hạn chế luôn luôn nguy hiểm cho các bệnh lý cấp tính và mãn tính” để khẳng định vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong y học từ xưa đến nay.

Theo bác sĩ Tuyết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị. Suy dinh dưỡng còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Là người trực tiếp chứng kiến những ca bệnh Covid19 hay những ca bệnh nặng được nhập viện với tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề và dài ngày, bác sĩ Tuyết cảm thấy việc hiểu rõ và tìm ra phương án cân bằng phù hợp giữa Thuốc – Vitamin – Dinh dưỡng là yêu cầu cấp bách tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

Phần tiếp theo của chương trình là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Quân về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”. Bác sĩ Quân đã mang đến góc nhìn đầy đủ và toàn diện về các vấn đề: “Các phương pháp đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân ICU”, “Nguyên lý đo calo gián tiếp Indirect calometry”, “Ứng dụng đo calo gián tiếp trong thực hành lâm sàng”.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”

Bác sĩ Quân cũng chỉ ra rằng việc cung cấp thừa dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng có tác hại như việc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy việc đo lường, tính toán để ra được mức năng lượng chuẩn cho từng bệnh nhân là hết sức cần thiết để giảm thời gian nằm viện và giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Trong phần chia sẻ của mình, bác sĩ Quân cũng khẳng định: “Thực hành đo tiêu hao năng lượng ở bệnh nhân thông khí nhân tạo” trở nên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ từ những công nghệ hiện đại. Bác sĩ Quân nêu lên ví dụ về sản phẩm máy thở tích hợp hệ thống đo calo gián tiếp được cung cấp bởi GE và Vietmedical đang là phương pháp tiên phong và vô cùng hiệu quả cho thao tác đo lường năng lượng bệnh nhân.

Phần cuối chương trình, hai bác sĩ dành thời gian để giải đáp những câu hỏi từ người xem để làm rõ hơn vai trò, phương pháp đo lường cũng như cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân.

Với những chia sẻ sâu sắc và đầy tâm huyết, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết và bác sĩ Nguyễn Hữu Quân đã mang tới “Cafe Hồi sức” những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Vietmedical hy vọng thông qua “Café hồi sức”, Quý bác sỹ trên toàn quốc sẽ có một sân chơi ý nghĩa, đồng thời mang lại hiểu quả cao bởi sự chia sẻ và kết nối./.

Cafe hồi sức: Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng – Một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả điều trị và tiến độ phục hồi của bệnh nhân

Cafe Hồi sức kỳ này được diễn ra tại địa điểm quen thuộc – trụ sở VMED Group – 89 Lương Định Của với phần diễn thuyết của hai bác sĩ TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết – Khoa HSCC và TS.BS.Nguyễn Hữu Quân – Khoa CC A9 Bệnh viện Bạch Mai. Hai bác sĩ đã có những chia sẻ sâu sắc và bổ ích về “Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng” và “Các phương pháp đánh giá, đo năng lượng trên máy”.

Trong phần đầu buổi chia sẻ, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng đang được quan tâm như: “Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh”, “Cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng”, “Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và các phương án điều trị” …

Bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng tại “Cafe Hồi sức”

Bác sĩ Tuyết cũng dẫn chứng nhận định của Hippocrates: “Một chế độ ăn uống không phù hợp và hạn chế luôn luôn nguy hiểm cho các bệnh lý cấp tính và mãn tính” để khẳng định vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong y học từ xưa đến nay.

Theo bác sĩ Tuyết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị. Suy dinh dưỡng còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Là người trực tiếp chứng kiến những ca bệnh Covid19 hay những ca bệnh nặng được nhập viện với tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề và dài ngày, bác sĩ Tuyết cảm thấy việc hiểu rõ và tìm ra phương án cân bằng phù hợp giữa Thuốc – Vitamin – Dinh dưỡng là yêu cầu cấp bách tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

Phần tiếp theo của chương trình là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Quân về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”. Bác sĩ Quân đã mang đến góc nhìn đầy đủ và toàn diện về các vấn đề: “Các phương pháp đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân ICU”, “Nguyên lý đo calo gián tiếp Indirect calometry”, “Ứng dụng đo calo gián tiếp trong thực hành lâm sàng”.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”

Bác sĩ Quân cũng chỉ ra rằng việc cung cấp thừa dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng có tác hại như việc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy việc đo lường, tính toán để ra được mức năng lượng chuẩn cho từng bệnh nhân là hết sức cần thiết để giảm thời gian nằm viện và giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Trong phần chia sẻ của mình, bác sĩ Quân cũng khẳng định: “Thực hành đo tiêu hao năng lượng ở bệnh nhân thông khí nhân tạo” trở nên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ từ những công nghệ hiện đại. Bác sĩ Quân nêu lên ví dụ về sản phẩm máy thở tích hợp hệ thống đo calo gián tiếp được cung cấp bởi GE và Vietmedical đang là phương pháp tiên phong và vô cùng hiệu quả cho thao tác đo lường năng lượng bệnh nhân.

Phần cuối chương trình, hai bác sĩ dành thời gian để giải đáp những câu hỏi từ người xem để làm rõ hơn vai trò, phương pháp đo lường cũng như cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân.

Với những chia sẻ sâu sắc và đầy tâm huyết, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết và bác sĩ Nguyễn Hữu Quân đã mang tới “Cafe Hồi sức” những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Vietmedical hy vọng thông qua “Café hồi sức”, Quý bác sỹ trên toàn quốc sẽ có một sân chơi ý nghĩa, đồng thời mang lại hiểu quả cao bởi sự chia sẻ và kết nối./.

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái