Tiền Hội nghị TTBYT 2020, BV Đà Nẵng: Minibme khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy thở R860

Khóa học về đào tạo kỹ thuật bảo trì, sửa chữa máy mê, máy thở là một trong những hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ Triển khai Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý TTBYT và thực hiện nội dung Bản ghi nhớ được ký kết giữa GE Healthcare và Bộ Y tế vào tháng 8/2012, nhằm đáp ứng được chủ trương Bộ Y tế về đào tạo chuyên môn, tăng cường, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và dần nâng cao năng lực các bác sĩ trong khu vực ASEAN trong tương lai.

Ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam chụp ảnh cùng các kỹ sư BV Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận

Tiếp nối 8 khóa học BME và miniBME với sự tham gia của hơn 400 kỹ sư các bệnh viện trên toàn quốc từ năm 2017 – 7/ 2020, ngày 18 – 19/11/20, tại Bệnh viện Đà Nẵng, khóa học khai thác và bảo dưỡng máy thở đã được tổ chức thành công. Những khóa đào tạo này đã mang lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhân viên y tế tại đơn vị sử dụng.

MiniBME được tổ chức tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng

Tham dự khai mạc khóa đào tạo có ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam, Ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical cùng các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Bv Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận.

Chương trình đào tạo máy thở do Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam và Vietmedical tổ chức bao gồm 2 bài với 16 giờ đào tạo, thực hành trực tiếp trên dòng máy thở GE Carescape R860.

Học viên được đào tạo về kiểm tra hệ thống, các tùy chọn, các chế độ thông khí và truy cập máy, hệ thống điện, nguyên lý hoạt động và vận hành máy thở R860; thực hành và kiểm tra sâu về xử lý sự cố, hiệu chuẩn và bảo dưỡng, tin nhắn lỗi và chế độ service.

Trao quà cho những học viên có bài kiểm tra xuất sắc nhất 

Đối với ngành y tế, hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó, công tác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chuẩn xác và khoa học. Vì vậy, việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị được Hội Thiết bị Y tế Việt Nam quan tâm và đặt lên trên hết. Vietmedical cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị y tế cho đội ngũ kỹ sư tại các bệnh viện.

Khóa miniBME được tổ chức tại bệnh viện Đà Nẵng lần này cũng là sự kiện tiền Hội nghị Trang Thiết bi y tế Đà Nẵng 2020 với chủ đề: Hội thảo Quốc gia thường niên: “Nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin khoa học – công nghệ trang thiết bị y tế” (Lần thứ 16)

Một số hình ảnh khác tại khóa đào tạo:

Trung tâm dịch vụ Vietmedical tiên phong chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết bị y tế 24/7

Video giới thiệu trung tâm kỹ thuật 24/7 Vietmedical

Vietmedical – thành viên của VMED Group được biết đến là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam; phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Anios Laboratoires (Pháp), Stryker (Mỹ), Braincool (Thuỵ điển), UOC (Mỹ – Taiwan), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức), Phillips (Hà Lan), MMM (Đức), Meiko (Đức), Tontarra (Đức)…Vietmedical đặc biệt chú trọng tới dịch vụ sau bán hàng với “Dịch vụ kỹ thuật 24/7” trong việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người sử dụng. 

Giải pháp kỹ thuật của Vietmedical bao gồm dịch vụ bảo hành, bảo trì, hoạt động 24/7, đảm bảo hệ thống y tế thông minh của bệnh viện hoạt động tin cậy, thông suốt, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh và giảm thiểu thời gian gián đoạn: ĐÁP ỨNG TỨC THỜI; ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP; QUY TRÌNH CHUẨN ISO; PHẦN MỀM HIỆN ĐẠI

Tiền Hội nghị TTBYT 2020, BV Đà Nẵng: Minibme khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy thở R860

Khóa học về đào tạo kỹ thuật bảo trì, sửa chữa máy mê, máy thở là một trong những hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ Triển khai Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý TTBYT và thực hiện nội dung Bản ghi nhớ được ký kết giữa GE Healthcare và Bộ Y tế vào tháng 8/2012, nhằm đáp ứng được chủ trương Bộ Y tế về đào tạo chuyên môn, tăng cường, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và dần nâng cao năng lực các bác sĩ trong khu vực ASEAN trong tương lai.

Ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam chụp ảnh cùng các kỹ sư BV Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận

Tiếp nối 8 khóa học BME và miniBME với sự tham gia của hơn 400 kỹ sư các bệnh viện trên toàn quốc từ năm 2017 – 7/ 2020, ngày 18 – 19/11/20, tại Bệnh viện Đà Nẵng, khóa học khai thác và bảo dưỡng máy thở đã được tổ chức thành công. Những khóa đào tạo này đã mang lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhân viên y tế tại đơn vị sử dụng.

MiniBME được tổ chức tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng

Tham dự khai mạc khóa đào tạo có ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam, Ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical cùng các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Bv Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận.

Chương trình đào tạo máy thở do Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam và Vietmedical tổ chức bao gồm 2 bài với 16 giờ đào tạo, thực hành trực tiếp trên dòng máy thở GE Carescape R860.

Học viên được đào tạo về kiểm tra hệ thống, các tùy chọn, các chế độ thông khí và truy cập máy, hệ thống điện, nguyên lý hoạt động và vận hành máy thở R860; thực hành và kiểm tra sâu về xử lý sự cố, hiệu chuẩn và bảo dưỡng, tin nhắn lỗi và chế độ service.

Trao quà cho những học viên có bài kiểm tra xuất sắc nhất 

Đối với ngành y tế, hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó, công tác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chuẩn xác và khoa học. Vì vậy, việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị được Hội Thiết bị Y tế Việt Nam quan tâm và đặt lên trên hết. Vietmedical cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị y tế cho đội ngũ kỹ sư tại các bệnh viện.

Khóa miniBME được tổ chức tại bệnh viện Đà Nẵng lần này cũng là sự kiện tiền Hội nghị Trang Thiết bi y tế Đà Nẵng 2020 với chủ đề: Hội thảo Quốc gia thường niên: “Nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin khoa học – công nghệ trang thiết bị y tế” (Lần thứ 16)

Một số hình ảnh khác tại khóa đào tạo:

Trung tâm dịch vụ Vietmedical tiên phong chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết bị y tế 24/7

Video giới thiệu trung tâm kỹ thuật 24/7 Vietmedical

Vietmedical – thành viên của VMED Group được biết đến là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam; phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Anios Laboratoires (Pháp), Stryker (Mỹ), Braincool (Thuỵ điển), UOC (Mỹ – Taiwan), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức), Phillips (Hà Lan), MMM (Đức), Meiko (Đức), Tontarra (Đức)…Vietmedical đặc biệt chú trọng tới dịch vụ sau bán hàng với “Dịch vụ kỹ thuật 24/7” trong việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người sử dụng. 

Giải pháp kỹ thuật của Vietmedical bao gồm dịch vụ bảo hành, bảo trì, hoạt động 24/7, đảm bảo hệ thống y tế thông minh của bệnh viện hoạt động tin cậy, thông suốt, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh và giảm thiểu thời gian gián đoạn: ĐÁP ỨNG TỨC THỜI; ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP; QUY TRÌNH CHUẨN ISO; PHẦN MỀM HIỆN ĐẠI

Bệnh viện TW Thái Nguyên: Phẫu thuật trực tuyến với các điểm cầu nhờ giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu

Triển khai giải pháp khám, chữa bệnh (KCB) từ xa chuyên sâu là hoạt động nằm trong tiến trình Bệnh viện TW Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc thực hiện Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025. Đề án là sự kế thừa và kết tinh của Đề án Bệnh viện Vệ tinh và Đề án 1816 của Bộ Y tế.

 

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chính thức khai trương và đưa vào sử dụng Trung tâm khám chữa bệnh từ xa với sự đồng hành của VMED Group vào ngày 11/09/2020

Sinh hoạt khoa học trực tuyến chuyên ngành Tai – Mũi – Họng

Tại trung tâm khám, chữa bệnh từ xa Bệnh viện TW Thái Nguyên, các buổi sinh hoạt khoa học phẫu thuật trực tuyến được tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả cao với sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn tích cực giữa các bác sĩ tuyến trên cùng đội ngũ y bác sĩ tuyến dưới. Tham gia buổi sinh hoạt có các chuyên gia đầu ngành của quốc gia về lĩnh vực Tai -mũi – họng của Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Hội Tai – mũi – họng Trung ương…

Đặc biệt, ngày 23/9 và 28/10, các ca phẫu thuật chuyên ngành Tai – Mũi – Họng với giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu từ VMED Group đã diễn ra vô cùng thành công.

Các ca phẫu thuật được thực hiện tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn như Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái; phẫu thuật nội soi tai thay thế chuỗi xương con,…

GS.TS.BS Nguyễn Tấn Phong – Đại học y Hà Nội trực tiếp phẫu thuật cùng các bác sĩ Bệnh viện TW Thái Nguyên

Giải pháp KCB từ xa chuyên sâu được VMED Group đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển thông qua việc tích hợp Tele-ICU, Tele-ECG, CLAS Healthcare EMR, PACs,…, giải pháp có thể áp dụng được cho nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU- Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Ung Bướu, Ngoại, Sản, Nhi.Dữ liệu bệnh nhân truyền tải theo thời gian thực

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó TGĐ VMED Group chia sẻ: “Giá trị nổi bật của giải pháp này là khả năng kết nối dữ liệu bệnh nhân tuyến dưới đến trung tâm theo thời gian thực. Cụ thể, bác sĩ ở tuyến trên có thể trực tiếp theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ cao, đáp ứng đúng và toàn diện các yêu cầu chuyên môn sâu trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân”.

Lợi ích lớn nhất mà giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu đem lại là giúp người dân ở các địa bàn xa trung tâm được hưởng chất lượng khám chữa bệnh như tuyến cuối. Nhờ công nghệ “chuyển tuyến số”, người bệnh dù nằm điều trị tại bệnh viện địa phương song vẫn được bác sĩ tuyến trung ương thăm khám, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Như vậy, người bệnh sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển viện, bớt nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình đi lại, đặc biệt trong những tình huống bệnh nguy cấp. Nói cách khác, người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên – tuyến trung ương ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc chuyển viện.

Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các bệnh viện tuyến dưới. Các bác sĩ tuyến dưới có thể tự tin, yên tâm tiến hành điều trị những ca bệnh nặng, yêu cầu kỹ thuật cao với sự đồng hành và hỗ trợ trực tiếp, liên tục từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm từ tuyến trên. Quá trình đồng hành này cũng giúp từng bước nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

——-

Thông tin tham khảo:

Trung tâm khám chữa bệnh từ xa bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được xây dựng nhằm kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và Bình Phước. Trung tâm đã được đưa vào sử dụng và hoạt động thường xuyên

**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua, VMED Group đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

Bệnh viện TW Thái Nguyên: Phẫu thuật trực tuyến với các điểm cầu nhờ giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu

Triển khai giải pháp khám, chữa bệnh (KCB) từ xa chuyên sâu là hoạt động nằm trong tiến trình Bệnh viện TW Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc thực hiện Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025. Đề án là sự kế thừa và kết tinh của Đề án Bệnh viện Vệ tinh và Đề án 1816 của Bộ Y tế.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chính thức khai trương và đưa vào sử dụng Trung tâm khám chữa bệnh từ xa với sự đồng hành của VMED Group vào ngày 11/09/2020

Sinh hoạt khoa học trực tuyến chuyên ngành Tai – Mũi – Họng

Tại trung tâm khám, chữa bệnh từ xa Bệnh viện TW Thái Nguyên, các buổi sinh hoạt khoa học phẫu thuật trực tuyến được tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả cao với sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn tích cực giữa các bác sĩ tuyến trên cùng đội ngũ y bác sĩ tuyến dưới. Tham gia buổi sinh hoạt có các chuyên gia đầu ngành của quốc gia về lĩnh vực Tai -mũi – họng của Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Hội Tai – mũi – họng Trung ương…

Đặc biệt, ngày 23/9 và 28/10, các ca phẫu thuật chuyên ngành Tai – Mũi – Họng với giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu từ VMED Group đã diễn ra vô cùng thành công.

Các ca phẫu thuật được thực hiện tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn như Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái; phẫu thuật nội soi tai thay thế chuỗi xương con,…

GS.TS.BS Nguyễn Tấn Phong – Đại học y Hà Nội trực tiếp phẫu thuật cùng các bác sĩ Bệnh viện TW Thái Nguyên

Giải pháp KCB từ xa chuyên sâu được VMED Group đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển thông qua việc tích hợp Tele-ICU, Tele-ECG, CLAS Healthcare EMR, PACs,…, giải pháp có thể áp dụng được cho nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU- Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Ung Bướu, Ngoại, Sản, Nhi.Dữ liệu bệnh nhân truyền tải theo thời gian thực

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó TGĐ VMED Group chia sẻ: “Giá trị nổi bật của giải pháp này là khả năng kết nối dữ liệu bệnh nhân tuyến dưới đến trung tâm theo thời gian thực. Cụ thể, bác sĩ ở tuyến trên có thể trực tiếp theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ cao, đáp ứng đúng và toàn diện các yêu cầu chuyên môn sâu trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân”.

Lợi ích lớn nhất mà giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu đem lại là giúp người dân ở các địa bàn xa trung tâm được hưởng chất lượng khám chữa bệnh như tuyến cuối. Nhờ công nghệ “chuyển tuyến số”, người bệnh dù nằm điều trị tại bệnh viện địa phương song vẫn được bác sĩ tuyến trung ương thăm khám, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Như vậy, người bệnh sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển viện, bớt nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình đi lại, đặc biệt trong những tình huống bệnh nguy cấp. Nói cách khác, người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên – tuyến trung ương ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc chuyển viện.

Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các bệnh viện tuyến dưới. Các bác sĩ tuyến dưới có thể tự tin, yên tâm tiến hành điều trị những ca bệnh nặng, yêu cầu kỹ thuật cao với sự đồng hành và hỗ trợ trực tiếp, liên tục từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm từ tuyến trên. Quá trình đồng hành này cũng giúp từng bước nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

——-

Thông tin tham khảo:

Trung tâm khám chữa bệnh từ xa bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được xây dựng nhằm kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và Bình Phước. Trung tâm đã được đưa vào sử dụng và hoạt động thường xuyên

**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua, VMED Group đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

Hệ thống tích hợp phòng mổ “Di động” được lắp đặt lần đầu tiên tạI Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

 

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” bao gồm: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy theo dõi bệnh nhân, hệ thống camera quan sát từ góc rộng của phòng mổ đến các camera quan sát phẫu trường.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên

Ngày 23-9, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần đầu tiên triển khai phẫu thuật trực tuyến kết nối với các điểm cầu. Sự kiện này thuộc Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế.

GS.TS. BS Nguyễn Tấn Phong – Bộ môn Tai – Mũi – Họng; trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp thực hiện ca mổ tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Chỉ trong vòng 8 tiếng, Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED đã lên kế hoạch khảo sát hiện trạng, triển khai lắp đặt và kết nối / tích hợp các thiết bị có sẵn của phòng mổ G – BV ĐK TW Thái Nguyên.  Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được chuẩn bị gấp rút cho 2 ca phẫu thuật bệnh nhân Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Tai – Mũi – Họng Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi –Họng TW chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi trực tuyến tới các bác sĩ tuyến cơ sở.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” đã hỗ trợ ekip truyền tải những dữ liệu hình ảnh trực tiếp của ca mổ theo thời gian thực đến các điểm cầu. Các tín hiệu hình ảnh được bố trí theo nhiều dạng khung hình khác nhau giúp các bác sĩ, học viên tuyến dưới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi xuyên suốt cả quá trình phẫu thuật (các nguồn tín hiệu được hiển thị dưới dạng 4 khung hình/ 2 khung hình). Ngoài ra, hệ thống tích hợp phòng mổ “ di động” cũng cho phép lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh quá trình nội soi thuận tiện để truy xuất lại sau ca phẫu thuật.

Các màn hình phẫu thuật được tích hợp trên hệ thống, nhằm tăng cường các góc nhìn cho toàn bộ ekip phẫu thuật. Giao diện điều khiển trên trạm làm việc của y tá linh hoạt, các màn hình phẫu thuật này được tùy chỉnh để có thể hiển thị các điểm cầu, giúp dễ dàng tương tác 2 chiều (phòng mổ thị phạm <-> các điểm cầu)

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được lắp đặt bởi Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED (cung cấp giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu)

Thông tin thêm: 

Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u. Tiến hành phẫu thuật với nam bệnh nhân 58 tuổi, trú tại tổ 5, thị trấn Chợ Mới (Bắc Kạn) được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – nang dây thanh phải/hội chứng trào ngược. Các chuyên gia đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt nang dây thanh phải. Ca phẫu thuật thứ hai được thực hiện đối với bệnh nhân nam 44 tuổi, trú tại xã Dân Tiến (Võ Nhai) có tiền sử viêm thanh quản, được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – u hạt dây thanh trái/hội chứng trào ngược, nghi ngờ ung thư. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái.

Đây là một hoạt động nhằm xây dựng mạng lưới tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải cho y tế tuyến trên.

Quyết định số 2628/QĐ–BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc là một trong 18 bệnh viện trực thuộc Bộ nằm trong mạng lưới bệnh viện tuyến trên được Bộ Y tế chỉ định.

Trung tâm khám bệnh từ xa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sẽ kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành, gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai…

**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua VMED đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

 

Hội thảo “Cập nhật một số vấn đề cấp cứu hô hấp và tuần hoàn” tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn

Ngày 18/07/2020 vừa qua, Vietmedical đã phối hợp cùng Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội thảo khoa học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với chủ đề : “Cập nhật một số vấn đề cấp cứu hô hấp và tuần hoàn”. Chương trình đã nhận được sự tham gia đông đảo của hơn 200 bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng khám, trung tâm y tế… trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Toàn cảnh Hội thảo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội HS-CC-CĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc rất vui mừng khi chương trình đến được với Lạng Sơn – một trong các tỉnh miền núi phía Bắc xa xôi. Với mong muốn đào tạo, chia sẻ kiến thức nhiều hơn đến cộng đồng các bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn hy vọng sẽ tổ chức được nhiều chương trình hơn nữa đến các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tại các khu vực miền núi xa trung tâm, mang kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đến cộng đồng. Ông cũng bày tỏ sự cảm ơn đến Vietmedical đã luôn là đơn vị đồng hành và hỗ trợ cho Hội trong tất cả các hoạt động.

PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội HS-CC-CĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp theo chương trình, BS. Trương Qúy Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng đã thay mặt cho toàn thể các y, bác sĩ tại chương trình gửi lời cảm ơn đến Hội, các giảng viên và nhà khoa học đã trực tiếp đến một tỉnh miền núi như Lạng Sơn để chia sẻ và giảng dạy. Bác sĩ cũng gửi lời cảm ơn đến Vietmedical đã hỗ trợ Bệnh viện trong công tác tổ chức và trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất để các bác sĩ tại địa phương có điều kiện tìm hiểu và trải nghiệm.

BS. Trương Qúy Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gửi lời cảm ơn đến Hội và Vietmedical

Đi vào nội dung chính, Hội thảo được chia làm 4 phiên với các vấn đề được chia sẻ như sau:

  1. Liệu pháp Oxy – TS.BS Bùi Thị Hương Giang, Giảng viên Bộ môn HSCC, Đại học Y Hà Nội
  2. Cập nhật điều trị về viêm phổi cộng đồng – Ths.BS Phan Thanh Thùy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  3. Thông khí nhân tạo không xâm nhập – PGS. BS Đặng Quốc Tuấn, Chủ tịch hội HSCCCĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
  4. Cấp cứu ban đầu sốc nhiễm khuẩn- TS. Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Các nội dung do đội ngủ giảng viên, nhà khoa học của Hội chia sẻ đã nhận được sự quan tâm theo dõi của tất cả đại biểu có mặt.

Bên cạnh đó phần hỏi đáp trực tiếp cũng đã diễn ra rất sôi nổi. Các giảng viên, nhà khoa học đã giúp các y bác sĩ của tỉnh Lạng Sơn hiểu rõ hơn về kiến thức cũng như kinh nghiệm áp dụng trong thực tế.

Các PGS, TS giải đáp câu hỏi thắc mắc của y bác sĩ tham gia hội thảo

Tại Hội thảo, đại diên Vietmedical Bà  Trần Thị Thanh Ngọc cũng đã có chia sẻ về các Giải pháp thiết bị tế trong Hồi sức cấp cứu hàng đầu tại Việt Nam hiện nay do Vietmedical phân phối. Các y bác sĩ đã bảy tỏ sự quan tâm và hào hứng với các thiết bị mà Vietmedical mang đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn lần này.

Bà Trần Thị Thanh Ngọc – Đại diện Vietmedical trình bày về giải pháp thiết bị y tế trong Hồi sức cấp cứu

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu của Hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Vietmedical và các bác sĩ có mặt đã chụp ảnh lưu niệm. Hy vọng rằng trong tương lai Vietmedical sẽ đồng hành cùng hội và tổ chức được nhiều chương trình hữu ích hơn nữa đến không chỉ riêng Lạng Sơn nói riêng mà các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Các sản phẩm máy thở và monitor đến từ thương hiệu GE do Vietmedical phân phối độc quyền tại Việt Nam

Hội thảo “Cập nhật một số vấn đề cấp cứu hô hấp và tuần hoàn” tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn

Ngày 18/07/2020 vừa qua, Vietmedical đã phối hợp cùng Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội thảo khoa học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với chủ đề : “Cập nhật một số vấn đề cấp cứu hô hấp và tuần hoàn”. Chương trình đã nhận được sự tham gia đông đảo của hơn 200 bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng khám, trung tâm y tế… trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Toàn cảnh Hội thảo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội HS-CC-CĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc rất vui mừng khi chương trình đến được với Lạng Sơn – một trong các tỉnh miền núi phía Bắc xa xôi. Với mong muốn đào tạo, chia sẻ kiến thức nhiều hơn đến cộng đồng các bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn hy vọng sẽ tổ chức được nhiều chương trình hơn nữa đến các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tại các khu vực miền núi xa trung tâm, mang kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đến cộng đồng. Ông cũng bày tỏ sự cảm ơn đến Vietmedical đã luôn là đơn vị đồng hành và hỗ trợ cho Hội trong tất cả các hoạt động.

PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội HS-CC-CĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp theo chương trình, BS. Trương Qúy Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng đã thay mặt cho toàn thể các y, bác sĩ tại chương trình gửi lời cảm ơn đến Hội, các giảng viên và nhà khoa học đã trực tiếp đến một tỉnh miền núi như Lạng Sơn để chia sẻ và giảng dạy. Bác sĩ cũng gửi lời cảm ơn đến Vietmedical đã hỗ trợ Bệnh viện trong công tác tổ chức và trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất để các bác sĩ tại địa phương có điều kiện tìm hiểu và trải nghiệm.

BS. Trương Qúy Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gửi lời cảm ơn đến Hội và Vietmedical

Đi vào nội dung chính, Hội thảo được chia làm 4 phiên với các vấn đề được chia sẻ như sau:

  1. Liệu pháp Oxy – TS.BS Bùi Thị Hương Giang, Giảng viên Bộ môn HSCC, Đại học Y Hà Nội
  2. Cập nhật điều trị về viêm phổi cộng đồng – Ths.BS Phan Thanh Thùy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  3. Thông khí nhân tạo không xâm nhập – PGS. BS Đặng Quốc Tuấn, Chủ tịch hội HSCCCĐ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
  4. Cấp cứu ban đầu sốc nhiễm khuẩn- TS. Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Các nội dung do đội ngủ giảng viên, nhà khoa học của Hội chia sẻ đã nhận được sự quan tâm theo dõi của tất cả đại biểu có mặt.

Bên cạnh đó phần hỏi đáp trực tiếp cũng đã diễn ra rất sôi nổi. Các giảng viên, nhà khoa học đã giúp các y bác sĩ của tỉnh Lạng Sơn hiểu rõ hơn về kiến thức cũng như kinh nghiệm áp dụng trong thực tế.

Các PGS, TS giải đáp câu hỏi thắc mắc của y bác sĩ tham gia hội thảo

Tại Hội thảo, đại diên Vietmedical Bà  Trần Thị Thanh Ngọc cũng đã có chia sẻ về các Giải pháp thiết bị tế trong Hồi sức cấp cứu hàng đầu tại Việt Nam hiện nay do Vietmedical phân phối. Các y bác sĩ đã bảy tỏ sự quan tâm và hào hứng với các thiết bị mà Vietmedical mang đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn lần này.

Bà Trần Thị Thanh Ngọc – Đại diện Vietmedical trình bày về giải pháp thiết bị y tế trong Hồi sức cấp cứu

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu của Hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Vietmedical và các bác sĩ có mặt đã chụp ảnh lưu niệm. Hy vọng rằng trong tương lai Vietmedical sẽ đồng hành cùng hội và tổ chức được nhiều chương trình hữu ích hơn nữa đến không chỉ riêng Lạng Sơn nói riêng mà các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Các sản phẩm máy thở và monitor đến từ thương hiệu GE do Vietmedical phân phối độc quyền tại Việt Nam

VIETMEDICAL kết hợp cùng hội thiết bị y tế Việt Nam tổ chức khóa đào tạo khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy gây mê kèm thở

“Đối với ngành y tế, hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó công tác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chuẩn xác và khoa học. Vì vậy việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị được Hội Thiết bị Y tế Việt Nam quan tâm và đặt lên hàng đầu. Hội đánh giá cao sự hỗ trợ đến từ các đơn vị phân phối hàng đầu Việt Nam tiêu biểu là Vietmedical với các chuyên gia có kiến thức bài bản chuyên sâu về thiết bị trong công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ sư, cán bộ y tế đang trực tiếp sử dụng và bảo dưỡng thiết bị tại bệnh viện.” – Chia sẻ của Ông Hà Đắc Biên – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam

Ngày 02/07/2020 vừa qua, tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Vietmedical đã phối hợp cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam, công ty GE Healthcare Việt Nam tổ chức khóa đào tạo “Khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy gây mê kèm thở” cho các kỹ thuật viên phòng mổ, cán bộ phòng vật tư trang thiết bị y tế của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và các bệnh viện vệ tinh tại khu vực phía Bắc.


Các khách mời và học viên chụp ảnh lưu niệm trước khi bắt đầu khóa học

Tham dự khóa đào tạo có Ông Hà Đắc Biên – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam; Ông Bùi Sỹ Việt – Phó Chánh văn phòng Hội; Ông Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm đào tạo – Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc kỹ thuật Vietmedical; Ông Võ Minh Đăng – Kỹ sư ngành hàng máy mê thở GE Healthcare Việt Nam cùng các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến khu vực phía Bắc.

Mục tiêu khoá đào tạo nhằm tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị y tế máy gây mê kèm thở đảm bảo thiết bị hoạt động đúng thông số kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong sử dụng thiết bị y tế.

Ông Hà Đắc Biên – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam phát biểu khai mạc khóa đào tạo

Phát biểu khai mạc khóa đào tạo, Ông Hà Đắc Biên – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo cho các cán bộ vận hành thiết bị cũng như bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế tại bệnh viện. Ông cũng chia sẻ thêm “Việc quản lý, sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị một cách khoa học, chuyên nghiệp và có bài bản sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như đảm bảo an toàn đối với bệnh nhân, nhân viên y tế. Vì vậy, công tác đào tạo cho các cán bộ trực tiếp vận hành cũng như trực tiếp bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và cần phải thực hiện ngay”

Ông Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm đào tạo – Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội gửi lời cảm ơn đến Vietmedical và Hội Thiết bị Y tế Việt Nam đã tổ chức khóa học

Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm đào tạo cho biết: “Bệnh viện rất vinh dự khi có được sự hỗ trợ của Hội Thiết bị Y tế Việt Nam và Vietmedical trong việc tổ chức một khóa đào tạo chuyên nghiệp với các chuyên gia hàng đầu về thiết bị y tế tại Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư của bệnh viện và các bệnh viện tuyến”. Trong tương lai, ông mong muốn sẽ có nhiều lớp học tương tự được triển khai tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ bác sĩ, kỹ sư toàn ngành y tế nói chung trong công tác sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị y tế tại bệnh viện.

Dưới sự dẫn dắt của ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc kỹ thuật Vietmedical, lớp học đã diễn ra trong không khí vô cùng hào hứng và sôi nổi. Các học viên có cơ hội được củng cố, cập nhật các kiến thức mới cũng như thực hành trực tiếp trên các thiết bị máy gây mê kèm thở hiện đại nhất hiện nay là GE Carestation 620 và 650.

Học viên hào hứng tham gia thảo luận và làm bài kiểm tra

Học viên chăm chú thực hành trên 2 dòng máy gây mê kèm thở GE Carestation 620 và 650

Đại diện Vietmedical và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trao quà cho các học viên có thành tích xuất sắc nhất tại khóa đào tạo

Vietmedical cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị y tế cho đội ngũ kỹ sư tại các bệnh viện. Mô hình đào tạo cũng sẽ được ban đào tạo của Hội kết hợp với các chuyên gia hàng đầu về thiết bị tại các hãng lớn trên thế giới và các đơn vị phân phối uy tín tại Việt Nam nghiên cứu cũng như đưa ra phương thức đào tạo hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và tiếp cận được đến tất cả các cán bộ y tế đang trực tiếp sử dụng và vận hành, bảo dưỡng thiết bị y tế trên cả nước.

Một số hình ảnh khác tại khóa đào tạo:

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái