Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các bệnh lý xương khớp, gây đau đớn kéo dài, giảm và mất khả năng vận động, có thể gây tàn phế cao nhất hiện nay. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống bình thường.
Theo thống kê của WHO, tỉ lệ bị thoái hoá khớp gối chiếm khoảng 20% dân số. Tại Mỹ, ở độ tuổi trên 55, con số này lên tới 80%. Tại Việt Nam, chưa có thống kê đầy đủ, tỉ lệ này ở người trên 40 tuổi chiếm trên 23% và đang ngày càng tăng nhanh.
Bệnh lý xương khớp phổ biến trên thế giới
Theo bác sĩ Luyện Trung Kiên – Bệnh viện trung ương Quân đội 108, thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi, nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác tác động đến sự phát triển của bệnh như di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…
BSCK II Đoàn Việt Quân – Trưởng Khoa Phẫu thuật chấn thương chi dưới – Bệnh viện Việt Đức cho biết: “Thoái hoá khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến nhất trên thế giới, càng nhiều tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng cao”.
Ngày càng nhiều người khổ sở vì thoái hóa khớp gối (ảnh Healthplus)
Thoái hoá khớp gối gồm 2 loại: Thoái hoá do chấn thương và thoái hoá do bệnh lý (chiếm phổ biến, đặc biệt người trên 50 tuổi). Bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới (chiếm 70% ca bệnh) do theo thời gian, nội tiết tố suy giảm, ảnh hưởng đến xương, sụn.
Thoái hóa khớp gối gây đau kéo dài, làm biến dạng khớp gối, giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp tái diễn, mất khả năng vận động, tàn phế và thậm chí phải ngồi xe lăn.
Điều trị phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Hiện nay, kĩ thuật thay khớp gối nhân tạo trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đang ngày càng được nâng cao và phát triển; áp dụng tại một số Bệnh viện tuyến trung ương như Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện 108…
Phẫu thuật thay khớp gối sẽ thay thế sụn và xương dưới sụn bị hỏng bằng vật liệu nhân tạo, chỉnh lại trục của xương, chi, cân bằng phần mềm (hệ thống dây chằng, gân, cơ…). Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa như vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không hiệu quả.
Ca phẫu thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Việt Đức (Ảnh:Thúy Hạnh)
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là giải pháp tối ưu cho việc điều trị những biến dạng khớp, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau hiệu quả, tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, đưa người bệnh trở lại với sinh hoạt bình thường hàng ngày.
Bên cạnh đó, thay khớp gối nhân tạo gây ra rất ít các tổn thương phần mềm xung quanh khớp, bộc lộ chính xác khớp cần thay thể, giảm được nguy cơ nhiễm trùng tối đa cho người bệnh. Khi phẫu thuật thay khớp gối người bệnh cũng giảm thiểu được thời gian lưu viện so với các phương pháp điều trị khác, giảm đau, và sớm bình phục, ổn định tình hình sức khỏe trong thời gian dài.
Giải pháp nào trong thay khớp nhân tạo?
Chất lượng của khớp gối nhân tạo đang ngày càng cải thiện đáng kể, đó là do sự hiểu biết về sinh lý của khớp gối ngày càng tốt hơn.
Vietmedical hiện nay đang là nhà phân phối độc quyền sản phẩm UOC (United Orthopedic Corporation). Hướng tới chuẩn mực về dịch vụ hỗ trợ phẫu thuật trong chấn thương chỉnh hỉnh với phương châm: “đủ dụng cụ – đủ Implant”, Vietmedical luôn sẵn sàng đồng hành cùng ngành y tế trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình tại Việt Nam.
Ngoài ra, dải sản phẩm rộng (từ thay khớp lần đầu, thay lại khớp tới các hệ thống khớp chuyên dụng cho các bệnh nhân ung thư xương) với những ưu điểm vượt trội được chứng minh qua hàng trăm báo cáo lâm sàng tại Mỹ, Châu Âu, Đài Loan…sẽ mang tới nhiều giải pháp cho các bác sĩ trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
Các sản phẩm khớp nhân tạo thiết kế phù hợp dành riêng cho người châu Á, được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới tại hơn 39 quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…