Hội thảo tiền VSEM 2019: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu”

Sáng ngày 11/09, tại Trung tâm đào tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) đã diễn ra hội thảo: “Quản lý thân nhiệt theo đích: Phương pháp tiếp cận cá thể hóa trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu” với sự có mặt của các chuyên gia là các GS/PGS/Giảng viên của các Trung tâm y khoa lớn nhất tại Mỹ, Thụy Điển và Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội cùng với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng của các khoa hồi sức, cấp cứu tại các bệnh viện trên cả nước.              

Hội thảo nằm trong chương trình tiền Hội nghị Quốc tế về Y học cấp cứu Vsem 2019 với chủ đề: “Những tiến bộ trong cấp cứu bệnh nhân nặng: Thách thức và Cơ hội” nhằm cập nhật các kiến thức về tầm quan trọng của quản lý thân nhiệt theo đích; tối ưu hóa và triển khai kỹ thuật TTM trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu với sự khác biệt của phương  pháp nội mạch và bề mặt, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân hạ thân nhiệt;  đào tạo và nâng cao trình độ cho các bác sĩ, báo cáo những thành tựu mới của chuyên ngành cấp cứu trong thời gian qua.

Những học viên là các bác sĩ, điều dưỡng có mặt từ rất sớm đăng ký thông tin cá nhân tham dự

Học viên cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ cho việc nhận chứng chỉ bởi Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai 

PGS. Nguyễn Văn Chi– Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

PGS. TS Nguyễn Đạt Anh mở đầu hội thảo bằng sự khái quát tầm quan trọng của kiểm soát thân nhiệt: Từ lý thuyết đến thực hành lâm sàng

Hội thảo với sự tham dự của hơn 150 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện trên toàn quốc.

Đăng ký mua sách tại hội thảo

GS.Bryan McNally, Đại học Emory, Hoa Kỳ cập nhật các kiến thức về TTM trong điều trị bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công.

TS. BS Nguyễn Hữu Quân, khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai cùng với chuyên gia nước ngoài trao đổi về tầm quan trọng của hạ thân nhiệt với người bệnh.

Học viên đặt các câu hỏi về việc xử lý hiện tượng rét run khi hạ thân nhiệt.

TS. Mohammad Fazel Basksheshi – Giảng viên tại Đại học Lund, Thụy Điển chia sẻ về những lợi ích ưu việt của máy Rhinochill và Braincool trong việc hạ thân nhiệt một cách nhanh chóng

Ông Ngô Thanh Sơn (người đầu tiên từ trái qua)– Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật của Vietmedical chụp ảnh cùng các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành về hồi sức cấp cứu

Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Cấp cứu ngoại viện… Cần “Cấp cứu”

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” – Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical – một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Cafe hồi sức: Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng – Một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả điều trị và tiến độ phục hồi của bệnh nhân

Cafe Hồi sức kỳ này được diễn ra tại địa điểm quen thuộc – trụ sở VMED Group – 89 Lương Định Của với phần diễn thuyết của hai bác sĩ TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết – Khoa HSCC và TS.BS.Nguyễn Hữu Quân – Khoa CC A9 Bệnh viện Bạch Mai. Hai bác sĩ đã có những chia sẻ sâu sắc và bổ ích về “Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng” và “Các phương pháp đánh giá, đo năng lượng trên máy”.

Trong phần đầu buổi chia sẻ, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng đang được quan tâm như: “Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh”, “Cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng”, “Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và các phương án điều trị” …

Bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng tại “Cafe Hồi sức”

Bác sĩ Tuyết cũng dẫn chứng nhận định của Hippocrates: “Một chế độ ăn uống không phù hợp và hạn chế luôn luôn nguy hiểm cho các bệnh lý cấp tính và mãn tính” để khẳng định vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong y học từ xưa đến nay.

Theo bác sĩ Tuyết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị. Suy dinh dưỡng còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Là người trực tiếp chứng kiến những ca bệnh Covid19 hay những ca bệnh nặng được nhập viện với tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề và dài ngày, bác sĩ Tuyết cảm thấy việc hiểu rõ và tìm ra phương án cân bằng phù hợp giữa Thuốc – Vitamin – Dinh dưỡng là yêu cầu cấp bách tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

Phần tiếp theo của chương trình là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Quân về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”. Bác sĩ Quân đã mang đến góc nhìn đầy đủ và toàn diện về các vấn đề: “Các phương pháp đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân ICU”, “Nguyên lý đo calo gián tiếp Indirect calometry”, “Ứng dụng đo calo gián tiếp trong thực hành lâm sàng”.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”

Bác sĩ Quân cũng chỉ ra rằng việc cung cấp thừa dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng có tác hại như việc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy việc đo lường, tính toán để ra được mức năng lượng chuẩn cho từng bệnh nhân là hết sức cần thiết để giảm thời gian nằm viện và giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Trong phần chia sẻ của mình, bác sĩ Quân cũng khẳng định: “Thực hành đo tiêu hao năng lượng ở bệnh nhân thông khí nhân tạo” trở nên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ từ những công nghệ hiện đại. Bác sĩ Quân nêu lên ví dụ về sản phẩm máy thở tích hợp hệ thống đo calo gián tiếp được cung cấp bởi GE và Vietmedical đang là phương pháp tiên phong và vô cùng hiệu quả cho thao tác đo lường năng lượng bệnh nhân.

Phần cuối chương trình, hai bác sĩ dành thời gian để giải đáp những câu hỏi từ người xem để làm rõ hơn vai trò, phương pháp đo lường cũng như cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân.

Với những chia sẻ sâu sắc và đầy tâm huyết, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết và bác sĩ Nguyễn Hữu Quân đã mang tới “Cafe Hồi sức” những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Vietmedical hy vọng thông qua “Café hồi sức”, Quý bác sỹ trên toàn quốc sẽ có một sân chơi ý nghĩa, đồng thời mang lại hiểu quả cao bởi sự chia sẻ và kết nối./.

Cafe hồi sức: Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng – Một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả điều trị và tiến độ phục hồi của bệnh nhân

Cafe Hồi sức kỳ này được diễn ra tại địa điểm quen thuộc – trụ sở VMED Group – 89 Lương Định Của với phần diễn thuyết của hai bác sĩ TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết – Khoa HSCC và TS.BS.Nguyễn Hữu Quân – Khoa CC A9 Bệnh viện Bạch Mai. Hai bác sĩ đã có những chia sẻ sâu sắc và bổ ích về “Dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng” và “Các phương pháp đánh giá, đo năng lượng trên máy”.

Trong phần đầu buổi chia sẻ, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng đang được quan tâm như: “Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh”, “Cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng”, “Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và các phương án điều trị” …

Bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết thảo luận về những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng tại “Cafe Hồi sức”

Bác sĩ Tuyết cũng dẫn chứng nhận định của Hippocrates: “Một chế độ ăn uống không phù hợp và hạn chế luôn luôn nguy hiểm cho các bệnh lý cấp tính và mãn tính” để khẳng định vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong y học từ xưa đến nay.

Theo bác sĩ Tuyết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị. Suy dinh dưỡng còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Là người trực tiếp chứng kiến những ca bệnh Covid19 hay những ca bệnh nặng được nhập viện với tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề và dài ngày, bác sĩ Tuyết cảm thấy việc hiểu rõ và tìm ra phương án cân bằng phù hợp giữa Thuốc – Vitamin – Dinh dưỡng là yêu cầu cấp bách tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

Phần tiếp theo của chương trình là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Quân về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”. Bác sĩ Quân đã mang đến góc nhìn đầy đủ và toàn diện về các vấn đề: “Các phương pháp đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân ICU”, “Nguyên lý đo calo gián tiếp Indirect calometry”, “Ứng dụng đo calo gián tiếp trong thực hành lâm sàng”.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ về những kỹ thuật hỗ trợ “Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng”

Bác sĩ Quân cũng chỉ ra rằng việc cung cấp thừa dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng có tác hại như việc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy việc đo lường, tính toán để ra được mức năng lượng chuẩn cho từng bệnh nhân là hết sức cần thiết để giảm thời gian nằm viện và giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Trong phần chia sẻ của mình, bác sĩ Quân cũng khẳng định: “Thực hành đo tiêu hao năng lượng ở bệnh nhân thông khí nhân tạo” trở nên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ từ những công nghệ hiện đại. Bác sĩ Quân nêu lên ví dụ về sản phẩm máy thở tích hợp hệ thống đo calo gián tiếp được cung cấp bởi GE và Vietmedical đang là phương pháp tiên phong và vô cùng hiệu quả cho thao tác đo lường năng lượng bệnh nhân.

Phần cuối chương trình, hai bác sĩ dành thời gian để giải đáp những câu hỏi từ người xem để làm rõ hơn vai trò, phương pháp đo lường cũng như cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân.

Với những chia sẻ sâu sắc và đầy tâm huyết, bác sĩ Lê Thị Diễm Tuyết và bác sĩ Nguyễn Hữu Quân đã mang tới “Cafe Hồi sức” những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Vietmedical hy vọng thông qua “Café hồi sức”, Quý bác sỹ trên toàn quốc sẽ có một sân chơi ý nghĩa, đồng thời mang lại hiểu quả cao bởi sự chia sẻ và kết nối./.

VietNam ICT Summit 2019: Làm gì để tăng tốc chuyển đổi số?

Đây sẽ là chủ đề được thảo luận tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2019 khai mạc tại Hà Nội sáng 8/8.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam và đoàn đại biểu tham dự diễn đàn thăm quan gian trưng bày GIẢI PHÁP Y TẾ SỐ

Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo các bộ ngành và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông.

Thực tế cho thấy, thế giới đang chứng kiến một cuộc “chuyển mình” mạnh mẽ, với những doanh nghiệp/tổ chức đi tiên phong trên lộ trình chuyển đổi số, tạo ra sự đột phá về năng suất, cải thiện năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.

Minh chứng điển hình cho xu thế này trên thế giới có thể kể đến những tên tuổi lớn: Airbus với việc xây dựng nền tảng dữ liệu mở lớn nhất cho ngành hàng không; Walmart tích cực hóa trải nghiệm khách hàng nhờ rút ngắn thời gian thanh toán và các dữ liệu thu được từ trung tâm thông tin về thị trường và người tiêu dùng do họ xây dựng; hãng dược GlaxoSmith thay đổi cơ cấu tổ chức để phá rào cản và dọn đường cho chuyển đổi số…

Tại Việt Nam, xu thế chuyển đổi số cũng đang lan tỏa mạnh mẽ vì Việt Nam không thể “đứng ngoài cuộc” nếu không muốn nói đây là một vấn đề mang tính sống còn. Từng ngành, từng lĩnh vực đều cần tái cấu trúc, thay đổi về chất mô hình tăng trưởng, dựa nhiều hơn vào sáng tạo và tăng năng suất.

Chủ đề Vietnam ICT Summit 2019 “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” là sự tiếp nối của chủ đề trong những năm gần đây (năm 2018: Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số; năm 2017: Việt Nam – Chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư; năm 2016: Cách mạng số – Cơ hội và thách thức).

Những vấn đề lớn đặt ra trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam bao gồm: Hành lang pháp lý, hạ tầng, nguồn nhân lực, an ninh mạng, công nghệ nghiên cứu và phát triển, đội ngũ doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số…

Chủ tịch Vmed Group – Ông Phạm Quang Huy giới thiệu với Phó thủ tướng và đoàn đại biểu về các Giải pháp y tế số

Với hai tọa đàm chính là “Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số – Phát triển hạ tầng ICT và các công nghệ nền tảng” và “Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số – Các nền tảng ứng dụng”, Vietnam ICT Summit 2019 sẽ mang đến những chia sẻ nhiều hơn từ các chuyên gia đang quan sát hay đang tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam và xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam.

VietNam ICT Summit 2019: Làm gì để tăng tốc chuyển đổi số?

Đây sẽ là chủ đề được thảo luận tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2019 khai mạc tại Hà Nội sáng 8/8.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam và đoàn đại biểu tham dự diễn đàn thăm quan gian trưng bày GIẢI PHÁP Y TẾ SỐ

Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo các bộ ngành và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông.

Thực tế cho thấy, thế giới đang chứng kiến một cuộc “chuyển mình” mạnh mẽ, với những doanh nghiệp/tổ chức đi tiên phong trên lộ trình chuyển đổi số, tạo ra sự đột phá về năng suất, cải thiện năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.

Minh chứng điển hình cho xu thế này trên thế giới có thể kể đến những tên tuổi lớn: Airbus với việc xây dựng nền tảng dữ liệu mở lớn nhất cho ngành hàng không; Walmart tích cực hóa trải nghiệm khách hàng nhờ rút ngắn thời gian thanh toán và các dữ liệu thu được từ trung tâm thông tin về thị trường và người tiêu dùng do họ xây dựng; hãng dược GlaxoSmith thay đổi cơ cấu tổ chức để phá rào cản và dọn đường cho chuyển đổi số…

Tại Việt Nam, xu thế chuyển đổi số cũng đang lan tỏa mạnh mẽ vì Việt Nam không thể “đứng ngoài cuộc” nếu không muốn nói đây là một vấn đề mang tính sống còn. Từng ngành, từng lĩnh vực đều cần tái cấu trúc, thay đổi về chất mô hình tăng trưởng, dựa nhiều hơn vào sáng tạo và tăng năng suất.

Chủ đề Vietnam ICT Summit 2019 “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” là sự tiếp nối của chủ đề trong những năm gần đây (năm 2018: Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số; năm 2017: Việt Nam – Chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư; năm 2016: Cách mạng số – Cơ hội và thách thức).

Những vấn đề lớn đặt ra trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam bao gồm: Hành lang pháp lý, hạ tầng, nguồn nhân lực, an ninh mạng, công nghệ nghiên cứu và phát triển, đội ngũ doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số…

Chủ tịch Vmed Group – Ông Phạm Quang Huy giới thiệu với Phó thủ tướng và đoàn đại biểu về các Giải pháp y tế số

Với hai tọa đàm chính là “Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số – Phát triển hạ tầng ICT và các công nghệ nền tảng” và “Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số – Các nền tảng ứng dụng”, Vietnam ICT Summit 2019 sẽ mang đến những chia sẻ nhiều hơn từ các chuyên gia đang quan sát hay đang tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam và xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam.

Ra mắt sách “Thông khí nhân tạo – Sinh lý học và thực hành”

“Trong những năm qua, các loại máy thở hiện đại đã được trang bị cho nhiều cơ sở y tế nhưng việc triển khai kỹ thuật thở máy vẫn còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. 

Cuốn sách “Mechanical Ventilation – Physiology and Practice” của tác giả John W. Kreit do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành là một trong những tài liệu nổi bật của chuyên ngành Cấp cứu – Hồi sức trường phái Pittsburgh (Mỹ) danh tiếng, nội dung cuốn sách phản ánh trình độ thực hành tốt nhất trong lĩnh vực Cấp cứu – Hồi sức tại Pittsburgh và cũng rất phù hợp với yêu cầu về thở máy của hệ thống cấp cứu – Hồi sức Việt Nam” (Trích lời giới thiệu – PGS. TS. Nguyễn Thị Xuyên)

Tiếp nối thành công của cuốn sách ” Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo” đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Ngày 2.8.2019 buổi ra mắt cuốn sách ” Thông khí nhân tạo – Sinh lý học và thực hành” do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh, PGS. TS Nguyễn Văn Chi, PGS. TS Ngô Đức Ngọc làm chủ biên bản dịch tiếng việt đã được diễn ra tại Hội trường tòa nhà số89 Lương Đình của với sự góp mặt của nhiều Giáo sư, tiến sỹ và các bác sĩ ngành hồi sức cấp cứu. 

Chia sẻ về cuốn sách PGS.TS Nguyễn Đạt Anh có viết: ” Chúng tôi hiểu rằng đây là một tài liệu hướng dẫn thở máy trong thực hành lâm sàng quý, nó tập hợp đầy đủ các kiến thức rất quan trọng về thở máy cũng như cơ học phổi; sinh lý hô hấp trong thở máy; tương tác tim và phổi trong thở máy là những kiến thức rất quan trọng. Phần giới thiệu về máy thở, các Mode thở, kiểu thở hiện đại, báo động máy thở và cách xử trí,…là những kiến thức rất cơ bản, có tính lý thuyết và thực hành cao. Phần điều trị là những hướng dẫn cụ thể về thực hành thở máy và quá trình theo dõi thở máy cho những bệnh lý khó, thông khí không xâm nhập và cai thở máy là những phần rất quan trọng có tính thực tiễn cao đối với thực hành lâm sàng. Cuốn sách thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp cho các bác sỹ tiếp cận với kỹ thuật thở máy một cách chính xác và ngắn gọn nhất” 

Buổi ra mắt cuốn sách “Thông khí nhân tạo – Sinh lý học và thực hành” có sự góp mặt của nhiều Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Hồi sức cấp cứu. Đây cũng là những người góp phần rất lớn vào sự thành công của các ấn phẩm biên dịch và sự tồn tại cũng như ngày càng phát triển của “Tủ sách A9”

Với vai trò là người đồng hành nhiều năm với ngành y, đặc biệt là ngành Hồi sức cấp cứu. VietMedical luôn nhận được sự tin tưởng từ những NGƯỜI THẦY THUỐC tâm huyết với nghề, sẵn sàng đóng góp cho sự nghiệp truyền tải tri thức – kinh nghiệm của lớp người đi trước cho thế hệ kế cận . 

Tiên trí kỳ tri, trí tri, tại cách vật” – Trước hết để biết, biết tường tận là do biết nguyên lý sự vật.

Chắc chắn, tinh thần của Hội Trí Tri, sự ủng hộ ngày càng lớn của các bạn đọc sẽ là động lực lớn lao để nhiều ấn phẩm chuyên môn có giá trị nữa sẽ sớm được ra đời. 

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái