Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới 2019

Mới đây nhất, Chính phủ đã ra Nghị định, quy định lại thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019.

Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ – CP quy định thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

1. Đối với những trường hợp khám, chữa bệnh thông thường

– Phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:

+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);

+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

– Đối với người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Ảnh minh họa

2. Trường hợp khám, chữa bệnh sau khi hiến bộ phận cơ thể

– Cũng như người dân đến khám, chữa bệnh thông thường, người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh cũng phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân của mình.

– Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị

Người dân phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu số 6. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị

Người dân phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh theo Mẫu số 5. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 01 lần thực hiện khám, chữa bệnh.

Ảnh minh họa

5. Đối với trường hợp cấp cứu

– Người dân được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.

– Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Trường hợp cấp cứu tại cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì người bệnh được nhận các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi ra viện để thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Trường hợp đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung

– Các đối tượng này được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế;

– Khi đi khám phải xuất trình các giấy tờ hư trường hợp khám, chữa bệnh thông thường và một trong các giấy tờ sau (bản chính hoặc bản chụp):

+ Giấy công tác;

+ Quyết định cử đi học;

+ Thẻ học sinh, sinh viên;

+ Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú;

+ Giấy chuyển trường.

Chi phí khám, chữa bệnh đối với mỗi loại bệnh hiện nay không hề nhỏ, chính vì vậy, mỗi người dân nên chấp hành nghiêm túc thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để được hỗ trợ tối đa nhất có thể.

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế

Hàng nghìn chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn từ hơn 20 quốc gia sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào tháng 3/2019 để tham dự Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn (APSIC) lần đầu được Việt Nam đăng cai.

PGS.TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, Chủ tịch hội nghị APSIC 2019 cho biết, đây là sự kiện quốc tế quan trọng nhất về kiểm soát nhiễm khuẩn mà Việt Nam lần đầu vinh hạnh được tổ chức.

Cuộc họp trù bị cho sự kiện APSIC 2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Theo bà Thư, APSIC tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Singapore chỉ với khoảng 500 đại biểu đến từ các nước tham dự. Những năm sau đó hội nghị lần lượt được tổ chức tại Malaysia, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan với số đại biểu tăng dần.

“Việt Nam lần đầu đấu thầu năm 2015 và được đồng ý cho đăng cai từ 19/3 đến 22/3/2019. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu tham dự, trong đó nửa số đại biểu là các bác sĩ, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đến từ hơn 20 quốc gia”, chủ tịch APSIC 2019 nói.

Diễn ra trên sân nhà, đại diện ban tổ chức cho rằng điều này giúp nhiều bác sĩ trong nước có cơ hội tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, trước đây khi tổ chức ở các nước khác, do chi phí cao và điều kiện không thuận lợi, Việt Nam chỉ có khoảng 50 người tham gia.

Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, APSIC 2019 được kỳ vọng là dịp khẳng định vị thế của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam với thế giới. Hội nghị tổ chức tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cũng là cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch với bạn bè các nước.

Nội dung chính của hội nghị xoay quanh các chủ đề chính gồm nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn mới nổi… APSIC 2019 có tổng cộng 160 báo cáo xoay quanh nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn, 60 báo cáo nghiên cứu khoa học và 16 hội thảo vệ tinh.

Trích dẫn: Sức khỏe đời sống

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế

Hàng nghìn chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn từ hơn 20 quốc gia sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào tháng 3/2019 để tham dự Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn (APSIC) lần đầu được Việt Nam đăng cai.

PGS.TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, Chủ tịch hội nghị APSIC 2019 cho biết, đây là sự kiện quốc tế quan trọng nhất về kiểm soát nhiễm khuẩn mà Việt Nam lần đầu vinh hạnh được tổ chức.

Cuộc họp trù bị cho sự kiện APSIC 2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Theo bà Thư, APSIC tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Singapore chỉ với khoảng 500 đại biểu đến từ các nước tham dự. Những năm sau đó hội nghị lần lượt được tổ chức tại Malaysia, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan với số đại biểu tăng dần.

“Việt Nam lần đầu đấu thầu năm 2015 và được đồng ý cho đăng cai từ 19/3 đến 22/3/2019. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu tham dự, trong đó nửa số đại biểu là các bác sĩ, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đến từ hơn 20 quốc gia”, chủ tịch APSIC 2019 nói.

Diễn ra trên sân nhà, đại diện ban tổ chức cho rằng điều này giúp nhiều bác sĩ trong nước có cơ hội tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, trước đây khi tổ chức ở các nước khác, do chi phí cao và điều kiện không thuận lợi, Việt Nam chỉ có khoảng 50 người tham gia.

Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, APSIC 2019 được kỳ vọng là dịp khẳng định vị thế của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam với thế giới. Hội nghị tổ chức tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cũng là cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch với bạn bè các nước.

Nội dung chính của hội nghị xoay quanh các chủ đề chính gồm nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn mới nổi… APSIC 2019 có tổng cộng 160 báo cáo xoay quanh nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn, 60 báo cáo nghiên cứu khoa học và 16 hội thảo vệ tinh.

Trích dẫn: Sức khỏe đời sống

Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019

Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2019), VietMedical xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Quý Thầy thuốc, đội ngũ Y Bác sĩ và những người đang công tác trong ngành Y. Mong rằng các thầy sẽ mãi là biểu tượng của sự tin cậy, niềm hy vọng và sức khỏe, xứng đáng là những người “Từ mẫu” của nhân dân.

#VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019

Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2019), VietMedical xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Quý Thầy thuốc, đội ngũ Y Bác sĩ và những người đang công tác trong ngành Y. Mong rằng các thầy sẽ mãi là biểu tượng của sự tin cậy, niềm hy vọng và sức khỏe, xứng đáng là những người “Từ mẫu” của nhân dân.

#VIETMEDICAL – ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀNH Y.

Không để bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh

Nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chia sẻ về chính sách, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm mới.

Phóng viên: Năm 2019, ngành y tế tập trung triển khai đề án về nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật y tế và truyền thông giáo dục sức khỏe đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân. Vậy trọng tâm của ngành y tế năm 2019 là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế (TYT) xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Thứ hai, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế-dân số, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng sự hài lòng của người dân. Đặc biệt là giảm số lượng người Việt Nam đi nước ngoài khám chữa bệnh, thu hút người nước ngoài đến du lịch kết hợp khám chữa bệnh ở Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí. Tăng cường cơ chế tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y dược. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Cuối cùng là mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế. Phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng. Quản lý chặt chẽ phòng khám tư nhân, cơ sở bán thuốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát, kiểm tra công tác tiêm chủng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào tháng 1-2019

Trạm y tế đã lập hồ sơ quản lý cá nhân:

PV: Nhiệm vụ đầu tiên Bộ trưởng nhắc đến chính là phát triển y tế cơ sở. Vậy kết quả mà ngành đã đạt được trong những năm qua và kế hoạch nhân rộng mô hình này trên cả nước thời gian tới sẽ như thế nào?

Trả lời:

+ Từ đầu năm 2018, ngành y tế đã tập trung triển khai một số nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng, biến TYT xã giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các TYT xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Nhiều TYT ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa… đã lập được hồ sơ quản lý cá nhân, đa số trạm triển khai quản lý một số bệnh không lây nhiễm. Đến nay đã có 9.655 TYT xã triển khai quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, 7.536 trạm quản lý bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp mới được 13,6% và bệnh đái tháo đường được 28,9%.

Theo kế hoạch, đến hết quý I-2019, ngành y tế sẽ giải quyết cơ bản về cán bộ và trang thiết bị y tế cho 26 TYT xã điểm và TYT ở các tỉnh/TP lớn.

Hình ảnh Bộ trưởng hân hoan bế em nhỏ tại bệnh viện huyện Chương Mỹ, Hà Nội

PV: Bộ Y tế sẽ có quyết sách nào để giải quyết những vấn đề liên quan đến chi trả theo đúng định mức của bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và góp phần giảm áp lực cho các cơ sở y tế?

Trả lời:

+ Ngành y tế đi tiên phong trong chuyển đổi cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”, áp dụng một mức giá thống nhất cho nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như có đơn vị có chi phí cao hơn định mức nhưng cũng có đơn vị chi phí thấp hơn định mức. Qua một thời gian thực hiện, Bộ Y tế đã phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp với chi phí thực tế.

Cạnh đó, việc thanh toán giữa bảo hiểm xã hội và một số bệnh viện còn có vướng mắc. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất hướng dẫn việc thanh toán để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Không để bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh

Nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chia sẻ về chính sách, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm mới.

Phóng viên: Năm 2019, ngành y tế tập trung triển khai đề án về nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật y tế và truyền thông giáo dục sức khỏe đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân. Vậy trọng tâm của ngành y tế năm 2019 là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế (TYT) xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Thứ hai, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế-dân số, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng sự hài lòng của người dân. Đặc biệt là giảm số lượng người Việt Nam đi nước ngoài khám chữa bệnh, thu hút người nước ngoài đến du lịch kết hợp khám chữa bệnh ở Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí. Tăng cường cơ chế tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y dược. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Cuối cùng là mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế. Phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng. Quản lý chặt chẽ phòng khám tư nhân, cơ sở bán thuốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát, kiểm tra công tác tiêm chủng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào tháng 1-2019

Trạm y tế đã lập hồ sơ quản lý cá nhân:

PV: Nhiệm vụ đầu tiên Bộ trưởng nhắc đến chính là phát triển y tế cơ sở. Vậy kết quả mà ngành đã đạt được trong những năm qua và kế hoạch nhân rộng mô hình này trên cả nước thời gian tới sẽ như thế nào?

Trả lời:

+ Từ đầu năm 2018, ngành y tế đã tập trung triển khai một số nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng, biến TYT xã giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các TYT xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Nhiều TYT ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa… đã lập được hồ sơ quản lý cá nhân, đa số trạm triển khai quản lý một số bệnh không lây nhiễm. Đến nay đã có 9.655 TYT xã triển khai quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, 7.536 trạm quản lý bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp mới được 13,6% và bệnh đái tháo đường được 28,9%.

Theo kế hoạch, đến hết quý I-2019, ngành y tế sẽ giải quyết cơ bản về cán bộ và trang thiết bị y tế cho 26 TYT xã điểm và TYT ở các tỉnh/TP lớn.

Hình ảnh Bộ trưởng hân hoan bế em nhỏ tại bệnh viện huyện Chương Mỹ, Hà Nội

PV: Bộ Y tế sẽ có quyết sách nào để giải quyết những vấn đề liên quan đến chi trả theo đúng định mức của bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và góp phần giảm áp lực cho các cơ sở y tế?

Trả lời:

+ Ngành y tế đi tiên phong trong chuyển đổi cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”, áp dụng một mức giá thống nhất cho nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như có đơn vị có chi phí cao hơn định mức nhưng cũng có đơn vị chi phí thấp hơn định mức. Qua một thời gian thực hiện, Bộ Y tế đã phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp với chi phí thực tế.

Cạnh đó, việc thanh toán giữa bảo hiểm xã hội và một số bệnh viện còn có vướng mắc. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất hướng dẫn việc thanh toán để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 hồi đầu tháng 1-2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 2018 có 40.000 người Việt chi số tiền trên 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Thái Lan, tổng chi phí khám chữa bệnh của người Việt tại Thái Lan đứng thứ ba trong những nước có nhiều người đến chữa bệnh tại đây. Các nước khác như Singapore, Nhật, Mỹ… cũng tiếp nhận một lượng bệnh nhân không nhỏ từ Việt Nam, đa số họ đến để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư…

VMED Group và khoa kỹ thuật y sinh (ĐH Bách Khoa Hà Nội: Tăng cường hợp tác trong đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên)

Chiều 14/2/2019, tại trụ sở Vmed Group đã diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo giữa lãnh đạo Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Vmed Group. Tới dự buổi gặp gỡ, về phía nhà trường có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc chương trình Đào tạo và Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh; TS. Nguyễn Việt Dũng – Trưởng bộ môn; TS. Nguyễn Thái Hà. Về phía Vmed Group có sự tham gia của ông Phan Hà – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam ; Ông Ngô Thanh Sơn (Giám đốc bộ phận phát triển thị trường VietMedical) cùng nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên của 2 bên.

Hướng tới mục tiêu là một tập đoàn đầu ngành trong lĩnh vực trang thiết bị y tế có sự phát triển bền vững, Vmed Group xác định nguồn nhân lực là một yêu cầu bắt buộc và là chìa khóa mở ra những giải pháp phát triển toàn diện nhất. Nắm bắt được điều đó, những năm vừa qua, Vmed Group thông qua các công ty thành viên đã liên tục tiếp nhận, đào tạo và tuyển dụng các sinh viên đến từ các khoa Kỹ thuật y sinh của các trường ĐH trên cả nước nói chung và của ĐH Bách Khoa Hà Nội nói riêng. Bằng nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện, cơ hội để sinh viên phát huy tối đa kỹ năng bản thân và học tập, rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, có trách nhiệm và quyền lợi như một nhân viên chính thức. Đa phần các sinh viên sau kỳ thực tập và làm việc tại Vmed Group đều kiến thức thực tế tốt, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.

Với mục đích tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ngành y, ông Ngô Thanh Sơn đã giới thiệu tổng quan về những công ty thành viên, định hướng phát triển của toàn bộ tập đoàn, đồng thời nhấn mạnh những cơ hội khi sinh viên gia nhập môi trường làm việc tại Vmed Group.

Cũng tại Hội thảo, đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông và Vmed Group đã cùng nhau thảo luận, góp ý về nội dung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh, cách đánh giá năng lực sinh viên, đề xuất nhiều phương pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, khẳng định trong thời gian tới, Vmed Group sẽ có nhiều hoạt động hợp tác với Khoa và Nhà trường trong việc tổ chức các sự kiện thường niên cho sinh viên ngành Kỹ thuật Y sinh như: tiếp nhận và hỗ trợ sinh viên đến thực tập tại công ty sớm hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cùng hướng dẫn đề tài đồ án tốt nghiệp, phối hợp với Khoa xây dựng và phát triển các đề tài nhằm nghiên cứu, nhằm phát triển và nâng cao các sản phẩm Made in VietNam, góp ý về nhu cầu nguồn nhân lực trong chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ cử các chuyên gia cùng phối hợp với Khoa và giảng viên để tham gia giảng dạy các môn học tự chọn nhằm hỗ trợ cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển nhân lực ngành Kỹ thuật Y sinh.

Đại diện Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông cũng đã tới tham quan và nghe giới thiệu những giải pháp y tế tiên tiến nhất tại Trung tâm đào tạo VietMedical.

Về phía Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông, các thầy, cô cũng đã thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao Vmed Group như một doanh nghiệp hàng đầu và là một môi trường làm việc lý tưởng cho tất cả các sinh viên. Đồng thời, qua đây nhà trường cũng nhất trí đặt nền tảng và từng bước tạo dựng mối quan hệ ngày càng bền vững với Vmed, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Thái Hà phát biểu cảm ơn Vmed Group trong những năm qua luôn là một doanh nghiệp hỗ trợ tốt trong công tác hợp tác đào tạo với nhà trường và là môi trường làm việc tuyệt vời cho sinh viên.

Buổi gặp gỡ đã một lần nữa góp phần mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Vmed Group với Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Viện điện tử viễn thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội) trong công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, thắt chặt mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái