Giải pháp thông khí đột phá trong hồi sức tích cực

Với nỗ lực cải thiện sự an toàn cho bệnh nhân trong HSCC, doanh nghiệp thiết bị y tế GE Healthcare thuộc Tập đoàn General Electric đã mang đến cho nền y học thế giới một thiết bị máy thở tiên tiến mang tên CARESCAPE R860, với các công cụ, tính năng bảo vệ phổi tiên tiến, giao diện mới thân thiện với người dùng. Đặc biệt,Việt Nam chính là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á mà GE Healthcare ra mắt sản phẩm này.

GE giới thiệu máy thở CARESCAPE R860 tại Việt Nam

Ông Paul Hunsicker, Giám đốc chuyên môn về Máy thở, bộ phận Các thiết bị điều trị của GE Healthcare cho biết phổi là một cấu trúc nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng và bị các tổn thương liên quan đến máy thở. Việc thông khí cơ học có thể gây hại cho người bệnh nếu thể tích & áp lực khí truyền đến phổi quá nhiều. Theo một nghiên cứu chỉ ra có tới 24% bệnh nhân thông khí cơ học phát triển thành tổn thương phổi do thở máy (VILI) ngoài các bệnh như: hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), tổn thương phổi cấp (ALI)…

Ông Paul Hunsicker – Giám đốc chuyên môn về Máy thở giới thiệu về thiết bị

Tuy nhiên, máy thở CARESCAPE R860 có thể giải quyết được các vấn đề trên. Thiết bị y tế này đơn giản hóa việc sử dụng các công cụ cao cấp, từ đó tối ưu điều trị cho bệnh nhân bằng cách đo dung tích phổi,  xác định PEED tối ưu, khả năng huy động phế nang, cho phép quá trình oxy hóa diễn ra tốt hơn.

Khi việc thông khí bảo vệ phổi được cải thiện, các vùng khác của phổi nhận được những phương pháp điều trị thích hợp từ đó sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng, tử vong ở người bệnh.

CARESCAPE R860 mang đến một giao diện tiên tiến, dễ sử dụng, giúp các bác sĩ HSCC giảm thiểu khó khăn trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân hiểm nghèo. Thiết bị này mang tới trải nghiệm tương tự như các thiết bị thông minh phổ biến hiện nay như: Điện thoại, máy tính bằng với màn hình cảm ứng, menu tối giản. Nhờ đó các bác sĩ sẽ tập trung chăm sóc bệnh nhân mà không phải bận tâm đến việc tương tác với máy thở.

Màn hình cảm ứng máy thở CARESCAPE R860

Thêm vào đó, tính năng mới nhất của CARESCAPE R860 lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường đó chính là khả năng theo dõi chuyển hóa của bệnh nhân.

CARESCAPE R860 có chức năng thông báo những thông tin cần thiết về dinh dưỡng của người bệnh ngay trên màn hình cảm ứng, giúp các bác sĩ HSCC nhận biết trường hợp bệnh nhân đang bị nuôi ăn sai, thừa hoặc thiếu dinh dưỡng từ đó điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ở người bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng, tỉ lệ bệnh tật, tử vong ở người bệnh.

Cũng theo thống kê có tới 50% bệnh nhân ICU bị nuôi ăn sai, khiến bệnh thêm trầm trọng. Với CARESCAPE R860, các bác sĩ có thể theo dõi lượng dinh dưỡng cần thiết ở người bệnh một cách đơn giản, dễ dàng và chính xác hơn.  Từ đó góp phần hỗ trợ quá trình điều trị & phục hồi ở người bệnh.

Ngoài ra, máy thở CARESCAPE R860 còn được trang bị tính năng thử nghiệm thở tự nhiên giúp các bác sĩ biết được khi nào bệnh nhân có thể bỏ ống và tự thở.

Có thể thấy GE Healthcare đã cung cấp cho nền y học thế giới một thiết bị y tế tiên tiến, góp phần to lớn vào quá trình điều trị và phục hồi của các bệnh nhân ICU.

Giải pháp thông khí đột phá trong hồi sức tích cực

Với nỗ lực cải thiện sự an toàn cho bệnh nhân trong HSCC, doanh nghiệp thiết bị y tế GE Healthcare thuộc Tập đoàn General Electric đã mang đến cho nền y học thế giới một thiết bị máy thở tiên tiến mang tên CARESCAPE R860, với các công cụ, tính năng bảo vệ phổi tiên tiến, giao diện mới thân thiện với người dùng. Đặc biệt,Việt Nam chính là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á mà GE Healthcare ra mắt sản phẩm này.

GE giới thiệu máy thở CARESCAPE R860 tại Việt Nam

Ông Paul Hunsicker, Giám đốc chuyên môn về Máy thở, bộ phận Các thiết bị điều trị của GE Healthcare cho biết phổi là một cấu trúc nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng và bị các tổn thương liên quan đến máy thở. Việc thông khí cơ học có thể gây hại cho người bệnh nếu thể tích & áp lực khí truyền đến phổi quá nhiều. Theo một nghiên cứu chỉ ra có tới 24% bệnh nhân thông khí cơ học phát triển thành tổn thương phổi do thở máy (VILI) ngoài các bệnh như: hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), tổn thương phổi cấp (ALI)…

Ông Paul Hunsicker – Giám đốc chuyên môn về Máy thở giới thiệu về thiết bị

Tuy nhiên, máy thở CARESCAPE R860 có thể giải quyết được các vấn đề trên. Thiết bị y tế này đơn giản hóa việc sử dụng các công cụ cao cấp, từ đó tối ưu điều trị cho bệnh nhân bằng cách đo dung tích phổi,  xác định PEED tối ưu, khả năng huy động phế nang, cho phép quá trình oxy hóa diễn ra tốt hơn.

Khi việc thông khí bảo vệ phổi được cải thiện, các vùng khác của phổi nhận được những phương pháp điều trị thích hợp từ đó sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng, tử vong ở người bệnh.

CARESCAPE R860 mang đến một giao diện tiên tiến, dễ sử dụng, giúp các bác sĩ HSCC giảm thiểu khó khăn trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân hiểm nghèo. Thiết bị này mang tới trải nghiệm tương tự như các thiết bị thông minh phổ biến hiện nay như: Điện thoại, máy tính bằng với màn hình cảm ứng, menu tối giản. Nhờ đó các bác sĩ sẽ tập trung chăm sóc bệnh nhân mà không phải bận tâm đến việc tương tác với máy thở.

Màn hình cảm ứng máy thở CARESCAPE R860

Thêm vào đó, tính năng mới nhất của CARESCAPE R860 lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường đó chính là khả năng theo dõi chuyển hóa của bệnh nhân.

CARESCAPE R860 có chức năng thông báo những thông tin cần thiết về dinh dưỡng của người bệnh ngay trên màn hình cảm ứng, giúp các bác sĩ HSCC nhận biết trường hợp bệnh nhân đang bị nuôi ăn sai, thừa hoặc thiếu dinh dưỡng từ đó điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ở người bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng, tỉ lệ bệnh tật, tử vong ở người bệnh.

Cũng theo thống kê có tới 50% bệnh nhân ICU bị nuôi ăn sai, khiến bệnh thêm trầm trọng. Với CARESCAPE R860, các bác sĩ có thể theo dõi lượng dinh dưỡng cần thiết ở người bệnh một cách đơn giản, dễ dàng và chính xác hơn.  Từ đó góp phần hỗ trợ quá trình điều trị & phục hồi ở người bệnh.

Ngoài ra, máy thở CARESCAPE R860 còn được trang bị tính năng thử nghiệm thở tự nhiên giúp các bác sĩ biết được khi nào bệnh nhân có thể bỏ ống và tự thở.

Có thể thấy GE Healthcare đã cung cấp cho nền y học thế giới một thiết bị y tế tiên tiến, góp phần to lớn vào quá trình điều trị và phục hồi của các bệnh nhân ICU.

VIETMEDICAL gây ấn tượng mạnh tại Hội nghị câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện khu vực Phía Nam

Từ ngày 30/11 – 2/12, tại Thành phố Vũng Tàu, Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam (Bộ Y tế) đã tổ chức khai mạc hội nghị thường niên với chủ đề “Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực – Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Năm nay VietMedical với tư cách nhà Tài trợ Vàng đã đồng hành cùng chương trình đồng thời mang đến hội nghị nhiều thiết bị y tế tiên tiến nhất.

Hội nghị CLB Giám đốc là một diễn đàn thường niên với mục đích nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh, tạo sự hợp tác, bình đẳng, sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật giữa các bệnh viện. Năm nay, Hội nghị CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam được tổ chức tại Vũng Tàu với sự tham gia của hơn 400 đại biểu là Giám đốc; Trưởng phòng  Kế hoạch tổng hợp; Trưởng phòng Quản lý chất lượng; Trưởng phòng quản lý Trang thiết bị các bệnh viện khu vực phía Nam; đại diện bộ Y tế; đại diện các CLB Giám đốc các bệnh viên khu vực phía Bắc và miền Trung…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ngành y tế có những thay đổi rất lớn. Chất lượng khám chữa bệnh, phong cách, thái độ phục vụ người bệnh và môi trường bệnh viện xanh sạch đẹp đã được cải thiện rất rõ rệt. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các bệnh viện, trong đó có vai trò rất lớn của các lãnh đạo bệnh viện.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biếu chỉ đạo tại hội nghị

Với chủ đề Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực – Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Hội nghị đã mang đến những thông tin vô cùng bổ ích thông qua tham luận của các nhà khoa học đầu ngành. Trong khuôn khổ phiên Hội thảo vệ tinh ngày 30/11 ông Ngô Thanh Sơn – GĐ Bộ phận phát triển thị trường Vietmedical cũng đã có bài phát biểu tham dự báo cáo về “Giải pháp thiết kế và triển khai phòng mổ hiện đại”. Qua đó nhấn mạnh ưu thế vượt trội của Vietmedical về công nghệ, giải pháp phòng mổ, đồng thời cũng thể hiện sứ mệnh mang những công nghệ tiên tiến nhất về y tế về phục vụ nhân dân, từng bước kiến tạo nền y tế Việt nam hiện đại của công ty.

Ông Ngô Thanh Sơn – GĐ Bộ phận phát triển thị trường Vietmedical

phát biểu tham dự báo cáo

Đặc biệt gây ấn tượng với vị thế nhà tại trợ vàng, Vietmedical còn đã mang tới hội nghị gian trừng bày một phòng mổ mô phỏng với đầy đủ các thiết bị, giải pháp hiện đại nhất, được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín hàng đầu thế giới. Ngay sau đó gian hàng đã được sự ghé thăm và đánh giá rất cao của các lãnh đạo Bộ Y Tế.

Bộ trưởng Bộ Y Tế tham quan gian hàng Vietmedical

Thứ trưởng thường trực Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến đặc biệt tỏ ra ấn tượng với những giải pháp phòng mổ của Vietmedical

Ngay sau phiên khai mạc, hội nghị đã diễn ra với các báo cáo xoay quanh chủ đề về các nguồn lực như: Về sử dụng hiệu quả nguồn tài lực, Hội nghị đã được nghe báo cáo về chính sách tự chủ tài chính từ lãnh đạo Vụ kế hoạch Tài Chính –  Bộ Y tế, và bên cạnh là chia sẻ kinh nghiệm tại một đơn vị  thành viên đó là Bệnh viện Bà Rịa Vũng tàu, về thực trạng của đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện; Sử dụng hiệu quả nguồn Nhân lực; sử dụng hiệu quả nguồn vật lực…Bên cạnh đó, các giải pháp về quản lý chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn người bệnh. Hoạt động nâng cao năng lực cho y tế cơ sở ,một chủ trương lớn của ngành y tế…

VIETMEDICAL gây ấn tượng mạnh tại Hội nghị câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện khu vực Phía Nam

Từ ngày 30/11 – 2/12, tại Thành phố Vũng Tàu, Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam (Bộ Y tế) đã tổ chức khai mạc hội nghị thường niên với chủ đề “Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực – Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Năm nay VietMedical với tư cách nhà Tài trợ Vàng đã đồng hành cùng chương trình đồng thời mang đến hội nghị nhiều thiết bị y tế tiên tiến nhất.

Hội nghị CLB Giám đốc là một diễn đàn thường niên với mục đích nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh, tạo sự hợp tác, bình đẳng, sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật giữa các bệnh viện. Năm nay, Hội nghị CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam được tổ chức tại Vũng Tàu với sự tham gia của hơn 400 đại biểu là Giám đốc; Trưởng phòng  Kế hoạch tổng hợp; Trưởng phòng Quản lý chất lượng; Trưởng phòng quản lý Trang thiết bị các bệnh viện khu vực phía Nam; đại diện bộ Y tế; đại diện các CLB Giám đốc các bệnh viên khu vực phía Bắc và miền Trung…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ngành y tế có những thay đổi rất lớn. Chất lượng khám chữa bệnh, phong cách, thái độ phục vụ người bệnh và môi trường bệnh viện xanh sạch đẹp đã được cải thiện rất rõ rệt. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các bệnh viện, trong đó có vai trò rất lớn của các lãnh đạo bệnh viện.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biếu chỉ đạo tại hội nghị

Với chủ đề Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực – Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Hội nghị đã mang đến những thông tin vô cùng bổ ích thông qua tham luận của các nhà khoa học đầu ngành. Trong khuôn khổ phiên Hội thảo vệ tinh ngày 30/11 ông Ngô Thanh Sơn – GĐ Bộ phận phát triển thị trường Vietmedical cũng đã có bài phát biểu tham dự báo cáo về “Giải pháp thiết kế và triển khai phòng mổ hiện đại”. Qua đó nhấn mạnh ưu thế vượt trội của Vietmedical về công nghệ, giải pháp phòng mổ, đồng thời cũng thể hiện sứ mệnh mang những công nghệ tiên tiến nhất về y tế về phục vụ nhân dân, từng bước kiến tạo nền y tế Việt nam hiện đại của công ty.

Ông Ngô Thanh Sơn – GĐ Bộ phận phát triển thị trường Vietmedical

phát biểu tham dự báo cáo

Đặc biệt gây ấn tượng với vị thế nhà tại trợ vàng, Vietmedical còn đã mang tới hội nghị gian trừng bày một phòng mổ mô phỏng với đầy đủ các thiết bị, giải pháp hiện đại nhất, được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín hàng đầu thế giới. Ngay sau đó gian hàng đã được sự ghé thăm và đánh giá rất cao của các lãnh đạo Bộ Y Tế.

Bộ trưởng Bộ Y Tế tham quan gian hàng Vietmedical

Thứ trưởng thường trực Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến đặc biệt tỏ ra ấn tượng với những giải pháp phòng mổ của Vietmedical

Ngay sau phiên khai mạc, hội nghị đã diễn ra với các báo cáo xoay quanh chủ đề về các nguồn lực như: Về sử dụng hiệu quả nguồn tài lực, Hội nghị đã được nghe báo cáo về chính sách tự chủ tài chính từ lãnh đạo Vụ kế hoạch Tài Chính –  Bộ Y tế, và bên cạnh là chia sẻ kinh nghiệm tại một đơn vị  thành viên đó là Bệnh viện Bà Rịa Vũng tàu, về thực trạng của đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện; Sử dụng hiệu quả nguồn Nhân lực; sử dụng hiệu quả nguồn vật lực…Bên cạnh đó, các giải pháp về quản lý chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn người bệnh. Hoạt động nâng cao năng lực cho y tế cơ sở ,một chủ trương lớn của ngành y tế…

Ranh giới | Phần 1 – “Không giờ”

Quả thực có một nơi trên Trái Đất mà không có bóng tối, không tồn tại khái niệm thời gian… “Khi bác sĩ bước chân vào phòng cấp cứu thì không còn ranh giới giữa ngày và đêm nữa. Như vậy, vấn đề ngày hay đêm cũng không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng nhất là tính mạng của người bệnh”. – Bác sĩ Ngô Đức Hùng.

Đằng sau ánh hào quang của nghề bác sĩ là những giây phút luôn sống trong căng thẳng, giằng xé và đấu tranh với tử thần để giành giật lại sự sống cho người bệnh. Có rất nhiều điều các bác sĩ chưa từng nói, cũng chưa từng công khai mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng đón xem tập đầu của “Ranh giới” với tựa đề “KHÔNG GIỜ” , một ngày theo chân bác sĩ Ngô Đức Hùng – tác giả của cuốn sách “Để yên cho bác sĩ hiền”, sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chân thực nhất về cuộc sống của họ.

Ranh giới | Phần 1 – “Không giờ”

Quả thực có một nơi trên Trái Đất mà không có bóng tối, không tồn tại khái niệm thời gian… “Khi bác sĩ bước chân vào phòng cấp cứu thì không còn ranh giới giữa ngày và đêm nữa. Như vậy, vấn đề ngày hay đêm cũng không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng nhất là tính mạng của người bệnh”. – Bác sĩ Ngô Đức Hùng.

Đằng sau ánh hào quang của nghề bác sĩ là những giây phút luôn sống trong căng thẳng, giằng xé và đấu tranh với tử thần để giành giật lại sự sống cho người bệnh. Có rất nhiều điều các bác sĩ chưa từng nói, cũng chưa từng công khai mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng đón xem tập đầu của “Ranh giới” với tựa đề “KHÔNG GIỜ” , một ngày theo chân bác sĩ Ngô Đức Hùng – tác giả của cuốn sách “Để yên cho bác sĩ hiền”, sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và chân thực nhất về cuộc sống của họ.

Phương pháp mới : Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp mới: Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

 

Phương pháp đốt u phổi qua da được biết đến là thủ thuật không quá “kén” bệnh nhân, lại có thể diệt tế bào u tại chỗ một cách nhanh chóng, ít biến chứng…

Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (80 tuổi, quê ở Thái Nguyên) từng cắt thuỳ trên phổi trái do u tại Bệnh viện cách đây 10 năm.

 

Lần này, bệnh nhân xuất hiện thêm khối u lớn thuỳ dưới phổi phải, khi sinh thiết, bệnh nhân bị ung thư phổi biểu mô tuyến. Hình chụp PET/CT xuất hiện u tăng chuyển hóa mạnh (SUV= 13,6), không thấy hình hạch tăng chuyển hóa rốn phổi, trung thất.

 

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật song tuổi cao, tiền sử đã mổ cắt thùy trên phổi trái nên bệnh nhân không muốn phẫu thuật.

 

Sau hội chẩn liên khoa Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, các bác sĩ chỉ định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.

 

Cụ thể, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê ngắn đường tĩnh mạch. Sau đó, kim đốt đã được các bác sĩ đưa vào đúng trục dọc của khối u và kim được nối với máy phát sóng ngắn.

 

Vì bệnh nhân có khối u lớn, các bác sĩ phải chia thành 2 liệu trình đốt để đảm bảo kết quả tối đa.

 

Sau khi thủ thuật được thực hiện, suốt 3 tuần sau đó, vùng đốt hoại tử dần. 1 tháng sau, phim X quang ngực chụp lại cho thấy kết quả khả quan, một hình hang thành mỏng xuất hiện thay thế vị trí u.

 

Theo TS.BS. Cung Văn Công, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phổi Trung ương, “đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính” hay còn gọi là kỹ thuật “đốt u bằng vi sóng” là kỹ thuật đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Tại Đông Nam Á, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên có thiết bị và đã triển khai thành công kỹ thuật này. Kỹ thuật đã được bệnh viện ứng dụng để đốt u phổi qua da (xuyên thành ngực) và thời gian tới sẽ tiến hành đốt u phổi qua phẫu thuật nội soi hoặc khi phẫu thuật mở.

 

Những đối tượng bệnh nhân có thể áp dụng thực hiện phương pháp này bao gồm: Bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ có đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm; bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không muốn hoặc không thể phẫu thuật; những bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi, số lượng ít có thể tiến hành đốt tiệt căn bằng phương pháp này; những bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.

 

Ưu điểm của phương pháp này là không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến cáo với những bệnh nhân u phổi kèm khí phế thũng nặng; bệnh nhân rối loạn đông, thiếu máu; bệnh nhân nhiễm trùng máu; mắc các bệnh hệ thống hay vị trí u quá khó để tiếp cận cần được hội chẩn trước khi áp dụng kỹ thuật này.

Phương pháp mới : Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp mới: Đốt u phổi qua da, mở cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi

 

Phương pháp đốt u phổi qua da được biết đến là thủ thuật không quá “kén” bệnh nhân, lại có thể diệt tế bào u tại chỗ một cách nhanh chóng, ít biến chứng…

Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (80 tuổi, quê ở Thái Nguyên) từng cắt thuỳ trên phổi trái do u tại Bệnh viện cách đây 10 năm.

 

Lần này, bệnh nhân xuất hiện thêm khối u lớn thuỳ dưới phổi phải, khi sinh thiết, bệnh nhân bị ung thư phổi biểu mô tuyến. Hình chụp PET/CT xuất hiện u tăng chuyển hóa mạnh (SUV= 13,6), không thấy hình hạch tăng chuyển hóa rốn phổi, trung thất.

 

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật song tuổi cao, tiền sử đã mổ cắt thùy trên phổi trái nên bệnh nhân không muốn phẫu thuật.

 

Sau hội chẩn liên khoa Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, các bác sĩ chỉ định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.

 

Cụ thể, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê ngắn đường tĩnh mạch. Sau đó, kim đốt đã được các bác sĩ đưa vào đúng trục dọc của khối u và kim được nối với máy phát sóng ngắn.

 

Vì bệnh nhân có khối u lớn, các bác sĩ phải chia thành 2 liệu trình đốt để đảm bảo kết quả tối đa.

 

Sau khi thủ thuật được thực hiện, suốt 3 tuần sau đó, vùng đốt hoại tử dần. 1 tháng sau, phim X quang ngực chụp lại cho thấy kết quả khả quan, một hình hang thành mỏng xuất hiện thay thế vị trí u.

 

Theo TS.BS. Cung Văn Công, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phổi Trung ương, “đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính” hay còn gọi là kỹ thuật “đốt u bằng vi sóng” là kỹ thuật đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Tại Đông Nam Á, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên có thiết bị và đã triển khai thành công kỹ thuật này. Kỹ thuật đã được bệnh viện ứng dụng để đốt u phổi qua da (xuyên thành ngực) và thời gian tới sẽ tiến hành đốt u phổi qua phẫu thuật nội soi hoặc khi phẫu thuật mở.

 

Những đối tượng bệnh nhân có thể áp dụng thực hiện phương pháp này bao gồm: Bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ có đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm; bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không muốn hoặc không thể phẫu thuật; những bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi, số lượng ít có thể tiến hành đốt tiệt căn bằng phương pháp này; những bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.

 

Ưu điểm của phương pháp này là không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến cáo với những bệnh nhân u phổi kèm khí phế thũng nặng; bệnh nhân rối loạn đông, thiếu máu; bệnh nhân nhiễm trùng máu; mắc các bệnh hệ thống hay vị trí u quá khó để tiếp cận cần được hội chẩn trước khi áp dụng kỹ thuật này.

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái