Hội thảo PACS Cloud – Thống nhất và lên phương án thực hiện PACS trên diện rộng trong thời gian nhanh nhất

Ngày 06/10/2020, dưới sự chỉ đạo của Cục CNTT – Bô Y tế, chương trình “Hội thảo PACS Cloud và Bộ tiêu chí CNTT thực hiện hoạt động y tế từ xa” được tổ chức tại văn phòng làm việc của VMED Group với sự tham gia của nhiều ban ngành liên quan cùng các doanh nghiệp đang nghiên cứu và triển khai PACS Cloud.

Hội thảo PACS Cloud – Thống nhất và lên phương án thực hiện PACS trên diện rộng trong thời gian nhanh nhất

Mở đầu chương trình, GS Nguyễn Quý Tường – Cục trưởng Cục CNTT – Bộ Y tế phát biểu khai mạc, tuyên bố lý do cũng như gửi lời cảm ơn đến VMED Group đã đồng hành cùng Cục CNTT – Bộ Y tế triển khai hội thảo.

GS Nguyễn Quý Tường – Cục trưởng Cục CNTT – Bộ Y tế phát biểu khai mạc, tuyên bố lý do cũng như gửi lời cảm ơn đến VMED Group đã đồng hành cùng Cục CNTT – Bộ Y tế triển khai hội thảo

GS Nguyễn Quý Tường nhấn mạnh: “Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 23 bệnh viện triển khai PACS. Vì vậy, cần phải có tài liệu hướng dẫn về mô hình, cơ chế thực hiện PACS. Thực hiện PACS là một bước không thể thiếu trong công cuộc triển khai Bệnh án điện tử vì ngoài thông tin, hình ảnh chụp chiếu cũng vô cùng quan trọng”.

Phần báo cáo đến từ đại diện công ty Inext Tech – Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng để phát huy tối đa hiệu quả của khám chữa bệnh từ xa thì chúng ta cần phải số hóa dữ liệu và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc thực hiện PACS trên diện rộng giúp các bệnh viện có nguồn dữ liệu chất lượng cao, đáp ứng được hội chẩn đa điểm cầu cũng như lưu trữ thông tin bệnh án một cách chuyên nghiệp.

Phần báo cáo đến từ đại diện công ty Inext Tech – Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh chỉ ra rằng để phát huy tối đa hiệu quả của khám chữa bệnh từ xa thì chúng ta cần phải số hóa dữ liệu và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế

Tại sự kiện, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc VMED Group cũng đưa ra nhận định về lợi ích của PACS và phương án tối ưu để triển khai PACS trên diện rộng bằng hình thức phân vùng lưu trữ dữ liệu. Theo ông Ngô Thanh Sơn, PACS là xu hướng chung của y tế Thế giới và Việt Nam không thế nằm ngoài guồng quay phát triển này. Bằng việc thực hiện PACS nhanh chóng và quy mô lớn, chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất và dần hình thành thói quen sử dụng công nghệ cao trong hoạt động khám chữa bệnh – nền tảng để xây dựng “y tế số”.

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc VMED Group giới thiệu Showroom với phòng mổ thông minh và hệ thống đào tạo mô phỏng hiện đại tới khách mời

Khách mời trong chương trình cũng có dịp thăm quan Showroom của VMED với phòng mổ thông minh và hệ thống đào tạo mô phỏng hiện đại, được biết đến là một trong mười Trung tâm trải nghiệm khách hàng lớn nhất Đông Nam Á.

Khách mời tham quan Showroom của VMED – được biết đến là một trong mười Trung tâm trải nghiệm khách hàng lớn nhất Đông Nam Á

Hội thảo là “diễn đàn mở”, nơi những quan điểm được bày tỏ thẳng thắn, tích cực với mong muốn lớn nhất là triển khai PACS nhanh chóng và hiệu quả, giải được bài toán “chất lượng dữ liệu đầu vào”, góp phần đẩy nhanh tiến trình “số hóa ngành Y tế”./.

PACS (hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh) là một công nghệ hình ảnh y tế cung cấp nơi lưu trữ, truy xuất, quản lý, phân phối và trình chiếu hình ảnh. PACS giúp giảm thiểu hình thức in phim truyền thống tại các cơ sở y tế. Hệ thống PACS cho phép thu, lưu trữ, xem và chia sẻ tất cả các loại hình ảnh phục vụ y tế.

 VMED Group đang nghiên cứu và phát triển PACS có khả năng quản lý đến hơn 20 triệu ảnh, 12 petabyte dữ liệu, lưu trữ và xử lý 152 ảnh mỗi giây với nhiều tính năng nâng cao được tích hợp đầy đủ.

VMED Group mang những “lời giải chuyên sâu” tới Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia 2020

VMED Group đã mang tới Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia 2020 những nền tảng và giải pháp chuyên sâu và toàn diện

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng là sự phát triển mang tính đột phá. Đột phá ở chỗ, nó làm cho những người nghèo nhất tiếp cận được những dịch vụ tốt nhất, nhưng với giá rất rẻ. Đột phá ở chỗ, mỗi người, mỗi doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu, và vì thế thúc đẩy tất cả mọi người sáng tạo, kinh doanh. Đột phá ở chỗ, nó không bắt buộc chúng ta phải đi qua giai đoạn bắt kịp, rồi đến tiến cùng và sau đó mới là vượt lên, mà có thể đi đầu ngay từ đầu và qua đó mà bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị về tính đột phá trong chuyển đổi số

Nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như thấu hiểu được những nỗi đau, niềm trăn trở của hệ thống y tế, của cả bác sĩ và người bệnh, VMED Group đã đi sâu nghiên cứu và phát triển hàng loạt giải pháp mang tính cấp thiết và toàn diện, tháo gỡ được những vướng mắc còn tồn tại trong lĩnh vực công nghệ y tế.

Tại không gian trưng bày, VMED Group đã giới thiệu tới Quý khách tham về “Trung tâm dữ liệu y tế quốc gia theo tiêu chuẩn FHIR” với công nghệ độc quyền chịu tải đến 20 triệu giao dịch đồng thời, thu thập toàn bộ thông tin khám chữa bệnh của các cơ sở y tế theo tiêu chuẩn FHIR. Cùng với đó, “Trục tích hợp và liên thông hình ảnh y khoa tập trung PACS Cloud” – công nghệ lưu trữ, quản lý, chia sẻ hình ảnh y tế do  VMED Group phát triển cũng nhận được nhiều sự chú ý bởi khả năng triển khai nhanh, đơn giản và tiết kiệm đối với tất cả quy mô bệnh viện, phòng khám.

 

Đặc biệt, nền tảng khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu – Tele-medicine của VMED Group đã gây ấn tượng khi kết nối trực tiếp từ trạm y tế xã Văn Lăng – Thái Nguyên tới bác sĩ chuyên khoa tại Hội nghị. Giá trị nổi bật của giải pháp này là khả năng kết nối dữ liệu bệnh nhân tuyến dưới đến trung tâm theo thời gian thực. Cụ thể, bác sĩ ở tuyến trên có thể trực tiếp theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ cao, đáp ứng đúng và toàn diện các yêu cầu chuyên môn sâu trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Nhờ công nghệ “chuyển tuyến số”, người bệnh dù nằm điều trị tại bệnh viện địa phương song vẫn được bác sĩ tuyến trung ương thăm khám, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Như vậy, người bệnh sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển viện, bớt nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình đi lại, đặc biệt trong những tình huống bệnh nguy cấp. Nói cách khác, người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên – tuyến trung ương ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc chuyển viện. Đây cũng là một trong những tiêu chí mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề cập đến trong bài phát biểu về sự phát triển mang tính đột phá của chuyển đổi số.

 

Tại sự kiện, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc VMED Group đã có bài tham luận đi sâu vào thực trạng, giải pháp và lộ trình đề xuất triển khai cũng như lợi ích vượt trội của PACS Cloud. Không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí in phim, bảo vệ môi trường, mang lại những giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội, PACS CLOUD còn đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình xây dựng và thực hiện Bệnh án điện tử. Trích dẫn lời PGS.TS.Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, ông Ngô Thanh Sơn khẳng định: “Triển khai Bệnh án điện tử thành công đồng nghĩa với việc chuyển đổi số hoàn thiện được 70%. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện Bệnh án điện tử chính là PACS. Dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về PACS, VMED Group thể hiện sự cẩn trọng và sách lược đúng đắn ngay từ những bước đầu trên con đường chuyển đổi số y tế”.   

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc VMED Group đã có bài tham luận đi sâu vào thực trạng, giải pháp và lộ trình đề xuất triển khai cũng như lợi ích vượt trội của PACS Cloud

Giống như nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Ai dám thí điểm cái mới, sớm ứng dụng cái mới, dám cho cái mới một tờ giấy khai sinh, thì người đó mới có cơ hội thành công, bứt phá vươn lên và thay đổi thứ hạng”, VMED Group tự tin với hướng đi đột phá, chuyên sâu và đầy tâm huyết của mình để mang đến những “lời giải” có giá trị và đúng hướng cho những “bài toán sao” ngành y tế./.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “Di động” được lắp đặt lần đầu tiên tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” bao gồm: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy theo dõi bệnh nhân, hệ thống camera quan sát từ góc rộng của phòng mổ đến các camera quan sát phẫu trường.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên

Ngày 23-9, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần đầu tiên triển khai phẫu thuật trực tuyến kết nối với các điểm cầu. Sự kiện này thuộc Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế.
GS.TS. BS Nguyễn Tấn Phong – Bộ môn Tai – Mũi – Họng; trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp thực hiện ca mổ tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).
Chỉ trong vòng 8 tiếng, Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED Group đã lên kế hoạch khảo sát hiện trạng, triển khai lắp đặt và kết nối / tích hợp các thiết bị có sẵn của phòng mổ G – BV ĐK TW Thái Nguyên. Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được chuẩn bị gấp rút cho 2 ca phẫu thuật bệnh nhân Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Tai – Mũi – Họng Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi –Họng TW chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi trực tuyến tới các bác sĩ tuyến cơ sở.
Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” đã hỗ trợ ekip truyền tải những dữ liệu hình ảnh trực tiếp của ca mổ theo thời gian thực đến các điểm cầu. Các tín hiệu hình ảnh được bố trí theo nhiều dạng khung hình khác nhau giúp các bác sĩ, học viên tuyến dưới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi xuyên suốt cả quá trình phẫu thuật (các nguồn tín hiệu được hiển thị dưới dạng 4 khung hình/ 2 khung hình). Ngoài ra, hệ thống tích hợp phòng mổ “ di động” cũng cho phép lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh quá trình nội soi thuận tiện để truy xuất lại sau ca phẫu thuật.
Các màn hình phẫu thuật được tích hợp trên hệ thống, nhằm tăng cường các góc nhìn cho toàn bộ ekip phẫu thuật. Giao diện điều khiển trên trạm làm việc của y tá linh hoạt, các màn hình phẫu thuật này được tùy chỉnh để có thể hiển thị các điểm cầu, giúp dễ dàng tương tác 2 chiều (phòng mổ thị phạm <-> các điểm cầu)
Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được lắp đặt bởi Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED (cung cấp giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu)
Thông tin thêm:
Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u. Tiến hành phẫu thuật với nam bệnh nhân 58 tuổi, trú tại tổ 5, thị trấn Chợ Mới (Bắc Kạn) được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – nang dây thanh phải/hội chứng trào ngược. Các chuyên gia đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt nang dây thanh phải. Ca phẫu thuật thứ hai được thực hiện đối với bệnh nhân nam 44 tuổi, trú tại xã Dân Tiến (Võ Nhai) có tiền sử viêm thanh quản, được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – u hạt dây thanh trái/hội chứng trào ngược, nghi ngờ ung thư. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái.
Đây là một hoạt động nhằm xây dựng mạng lưới tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải cho y tế tuyến trên.
Quyết định số 2628/QĐ–BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc là một trong 18 bệnh viện trực thuộc Bộ nằm trong mạng lưới bệnh viện tuyến trên được Bộ Y tế chỉ định.
Trung tâm khám bệnh từ xa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sẽ kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành, gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai…
**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua VMED đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

 

Nghề đIều dưỡng đã chọn tôi

Những năm 1854-1855, chiến tranh Crimée nổ ra, Số lượng binh lính Anh chết vì bệnh tật gấp 10 lần chết do chiến thương, do thiếu lực lượng y sĩ chăm sóc, thuốc men hiếm, điều kiện vệ sinh vô cùng kinh hoàng, nhiễm trùng tràn lan. Bà Florence Nightingale – chỉ huy đội điều dưỡng chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng gia Anh đã cùng các chị em điều dưỡng thay nhau chùi rửa nhà thương, dụng cụ y tế, sắp đặt lại hệ thống chăm sóc bệnh nhân, tẩy trùng, và tổ chức làm thông hệ thống ống cống và thoáng khí, Nhờ đó đã giảm tỷ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Bà chính là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế.

Ngày Quốc tế Điều dưỡng hằng năm được các nước trên thế giới tổ chức vào ngày 12 tháng 5, ngày sinh của bà Florence Nightingale, để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của Bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại cũng như sự ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò  của người điều dưỡng trong chăm sóc con người, đặc biệt là chăm sóc người bệnh. Florence Nightingale là người mẹ tinh thần của người điều dưỡng trên khắp thế giới.

Elizabeth Kenny là một y tá và nhà quản lý y tế người Úc, người đã đi ngược lại tư tưởng và sự khôn ngoan của y học thông thường và ủng hộ việc điều trị các cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt bằng cách chườm nóng ướt và các bài tập thay vì cố định chúng bằng nẹp. Sau nhiều nghiên cứu, cô kết luận rằng các cơ cứng phải được thả lỏng nếu ảnh hưởng của bệnh giảm bớt. Các thủ tục do cô ấy làm để hồi sinh các cơ là nền tảng của vật lý trị liệu mà sau này được gọi là vật lý trị liệu hiện đại.

Jean Ward đã phát minh ra đèn chiếu vào năm 1956. Cô thường đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời trong lành và cho chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với niềm tin rằng điều đó sẽ tốt cho chúng. Sau một thời gian, cô bắt đầu nhận thấy trẻ sơ sinh bị vàng da bớt vàng sau khi tiếp xúc với ánh sáng. Từ cái nhìn sâu sắc đó, đèn chiếu được phát triển như một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

—————–

Tháng 2 năm 1949, trong thư gửi lớp y tá đầu tiên tại Liên khu I, Bác Hồ đã viết “Y tá chẳng những là một nghề  nghiệp mà còn là một nghĩa vụ… Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc người y tá phải gánh một phần quan trọng. Y tá là những chiến sỹ đánh giặc ốm để bảo vệ sự tráng kiện của giống nòi. Những chiến sỹ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó; phải giàu lòng bác ái, hy sinh…”. Lời dạy của Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của người điều dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là người rất chú trọng công tác đào tạo và duy trì các chuẩn mực thực hành trong phòng mổ; đi đầu trong phát triển Điều dưỡng Ngoại khoa nói riêng và Điều dưỡng nói chung. Bà chính là người sáng lập Hội Điều Dưỡng Việt Nam.

Ths. Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam từng nói :”Y học là nghệ thuật chữa bệnh – Điều dưỡng là nghệ thuật chăm sóc người ốm” Điều dưỡng không phải nghề trợ giúp bác sĩ mà là nghề trợ giúp người bệnh. Công việc của người điều dưỡng có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với thực hiện chỉ định của bác sĩ. Thiên chức của người điều dưỡng là chăm sóc người bệnh.

Hàng triệu điều dưỡng viên trên khắp thế giới đang giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, theo toa thuốc; là người chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hỗ trợ các phẫu thuật viên, góp phần quan trọng vào thành công của các ca phẫu thuật và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Đó là những người dành cả tất cả tấm lòng, nhiệt huyết, nỗ lực phát triển, vươn lên, khao khát mang đến sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc, thắp lên hy vọng cho tất thảy mọi người.
Mỗi người điều dưỡng – mỗi chuyên gia chăm sóc sức khỏe với những cống hiến và hy sinh thầm lặng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng như trong việc đạt các mục tiêu chung về y tế.

Vietmedical xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc vì những kinh nghiệm quý báu, những chia sẻ tâm huyết của các anh, chị điều dưỡng viên khắp mọi miền Tổ quốc trong mọi hành trình giúp chúng tôi từng bước hoàn thiện sản phẩm, giải pháp của mình. Vì mục tiêu chung trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Việt Nam!

Xem thêm video: Tri ân điều dưỡng viên các bệnh viện khu vực miền Bắc

Xem thêm video: Nurseday 2020 – Vietmedical tri ân điều dưỡng viên các bệnh viện miền Bắc (Teambuilding)

(CME 2020): VIETMEDICAL cung cấp giải pháp toàn diện cho phẫu thuật cột sống

Giải pháp toàn diện về phẫu thuật cột sống được giới thiệu trong CME 2020 đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam.

Xem thêm video Recap CME 2020: Ngành hàng Cột Sống Vietmedical

Ngày 4-5/12/2020, chương trình CME 2020 (thay thế cho VNC 21) được tổ chức bởi Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam đã được tổ chức thành công tại TP. Đà Lạt. Đây là chương trình thường niên nhằm đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu đồng nghiệp trên cả nước về phẫu thuật thần kinh.

CME 2020 bao gồm bằng các chương trình tập huấn mổ thị phạm thực hành trên mô hình xương:Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và hàn xương cột sống cổ lối trước sử dụng miếng ghép độc lập, Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và hàn xương cột sống cổ lối trước sử dụng miếng ghép độc lập và cập nhật những tiến bộ trong Phẫu thuật Thần kinh như: Phẫu thuật u tuyến yên nội soi, phẫu thuật bắc cầu mạch máu não, phẫu thuật ít xâm lấn trong u; điều trị trượt đổi sống lưng bằng kỹ thuật ít xâm lấn, điều trị hẹp ống sống thắt lưng bằng kỹ thuật ít xâm lấn; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nội soi; hội chứng thất bại sau phẫu thuật làm cứng cột sống lưng.

Vietmedical cung cấp Giải pháp toàn diện cho phẫu thuật cột sống Việt Nam.

Sản phẩm cột sống Ulrich do Vietmedical độc quyền phân phối 

Vít đa trục bán động Ulrich _Cosmic MIA

Thân đốt sống nhân tạo cột sống cổ Ulrich_ADD

Nẹp vít cố định cột sống lưng ngực uCentum (hình trái)
Thân đốt sống nhân tạo cột sống cổ Ulrich _ ADD Plus và Nẹp cột sống cổ trước Ulrich _ uNion (hình phải)


Ngành hàng Cột sống Vietmedical – chuẩn mực về dịch vụ hỗ trợ phẫu thuật cột sống: Đủ dụng cụ – Đủ Implant

 

Tiền Hội nghị TTBYT 2020, BV Đà Nẵng: Minibme khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy thở R860

Khóa học về đào tạo kỹ thuật bảo trì, sửa chữa máy mê, máy thở là một trong những hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ Triển khai Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý TTBYT và thực hiện nội dung Bản ghi nhớ được ký kết giữa GE Healthcare và Bộ Y tế vào tháng 8/2012, nhằm đáp ứng được chủ trương Bộ Y tế về đào tạo chuyên môn, tăng cường, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và dần nâng cao năng lực các bác sĩ trong khu vực ASEAN trong tương lai.

Ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam chụp ảnh cùng các kỹ sư BV Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận

Tiếp nối 8 khóa học BME và miniBME với sự tham gia của hơn 400 kỹ sư các bệnh viện trên toàn quốc từ năm 2017 – 7/ 2020, ngày 18 – 19/11/20, tại Bệnh viện Đà Nẵng, khóa học khai thác và bảo dưỡng máy thở đã được tổ chức thành công. Những khóa đào tạo này đã mang lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhân viên y tế tại đơn vị sử dụng.

MiniBME được tổ chức tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng

Tham dự khai mạc khóa đào tạo có ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam, Ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical cùng các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Bv Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận.

Chương trình đào tạo máy thở do Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam và Vietmedical tổ chức bao gồm 2 bài với 16 giờ đào tạo, thực hành trực tiếp trên dòng máy thở GE Carescape R860.

Học viên được đào tạo về kiểm tra hệ thống, các tùy chọn, các chế độ thông khí và truy cập máy, hệ thống điện, nguyên lý hoạt động và vận hành máy thở R860; thực hành và kiểm tra sâu về xử lý sự cố, hiệu chuẩn và bảo dưỡng, tin nhắn lỗi và chế độ service.

Trao quà cho những học viên có bài kiểm tra xuất sắc nhất 

Đối với ngành y tế, hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó, công tác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chuẩn xác và khoa học. Vì vậy, việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị được Hội Thiết bị Y tế Việt Nam quan tâm và đặt lên trên hết. Vietmedical cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị y tế cho đội ngũ kỹ sư tại các bệnh viện.

Khóa miniBME được tổ chức tại bệnh viện Đà Nẵng lần này cũng là sự kiện tiền Hội nghị Trang Thiết bi y tế Đà Nẵng 2020 với chủ đề: Hội thảo Quốc gia thường niên: “Nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin khoa học – công nghệ trang thiết bị y tế” (Lần thứ 16)

Một số hình ảnh khác tại khóa đào tạo:

Trung tâm dịch vụ Vietmedical tiên phong chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết bị y tế 24/7

Video giới thiệu trung tâm kỹ thuật 24/7 Vietmedical

Vietmedical – thành viên của VMED Group được biết đến là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam; phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Anios Laboratoires (Pháp), Stryker (Mỹ), Braincool (Thuỵ điển), UOC (Mỹ – Taiwan), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức), Phillips (Hà Lan), MMM (Đức), Meiko (Đức), Tontarra (Đức)…Vietmedical đặc biệt chú trọng tới dịch vụ sau bán hàng với “Dịch vụ kỹ thuật 24/7” trong việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người sử dụng. 

Giải pháp kỹ thuật của Vietmedical bao gồm dịch vụ bảo hành, bảo trì, hoạt động 24/7, đảm bảo hệ thống y tế thông minh của bệnh viện hoạt động tin cậy, thông suốt, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh và giảm thiểu thời gian gián đoạn: ĐÁP ỨNG TỨC THỜI; ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP; QUY TRÌNH CHUẨN ISO; PHẦN MỀM HIỆN ĐẠI

Bệnh viện TW Thái Nguyên: Phẫu thuật trực tuyến với các điểm cầu nhờ giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu

Triển khai giải pháp khám, chữa bệnh (KCB) từ xa chuyên sâu là hoạt động nằm trong tiến trình Bệnh viện TW Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc thực hiện Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025. Đề án là sự kế thừa và kết tinh của Đề án Bệnh viện Vệ tinh và Đề án 1816 của Bộ Y tế.

 

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chính thức khai trương và đưa vào sử dụng Trung tâm khám chữa bệnh từ xa với sự đồng hành của VMED Group vào ngày 11/09/2020

Sinh hoạt khoa học trực tuyến chuyên ngành Tai – Mũi – Họng

Tại trung tâm khám, chữa bệnh từ xa Bệnh viện TW Thái Nguyên, các buổi sinh hoạt khoa học phẫu thuật trực tuyến được tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả cao với sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn tích cực giữa các bác sĩ tuyến trên cùng đội ngũ y bác sĩ tuyến dưới. Tham gia buổi sinh hoạt có các chuyên gia đầu ngành của quốc gia về lĩnh vực Tai -mũi – họng của Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Hội Tai – mũi – họng Trung ương…

Đặc biệt, ngày 23/9 và 28/10, các ca phẫu thuật chuyên ngành Tai – Mũi – Họng với giải pháp khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu từ VMED Group đã diễn ra vô cùng thành công.

Các ca phẫu thuật được thực hiện tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn như Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái; phẫu thuật nội soi tai thay thế chuỗi xương con,…

GS.TS.BS Nguyễn Tấn Phong – Đại học y Hà Nội trực tiếp phẫu thuật cùng các bác sĩ Bệnh viện TW Thái Nguyên

Giải pháp KCB từ xa chuyên sâu được VMED Group đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển thông qua việc tích hợp Tele-ICU, Tele-ECG, CLAS Healthcare EMR, PACs,…, giải pháp có thể áp dụng được cho nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU- Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Ung Bướu, Ngoại, Sản, Nhi.Dữ liệu bệnh nhân truyền tải theo thời gian thực

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó TGĐ VMED Group chia sẻ: “Giá trị nổi bật của giải pháp này là khả năng kết nối dữ liệu bệnh nhân tuyến dưới đến trung tâm theo thời gian thực. Cụ thể, bác sĩ ở tuyến trên có thể trực tiếp theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ cao, đáp ứng đúng và toàn diện các yêu cầu chuyên môn sâu trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân”.

Lợi ích lớn nhất mà giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu đem lại là giúp người dân ở các địa bàn xa trung tâm được hưởng chất lượng khám chữa bệnh như tuyến cuối. Nhờ công nghệ “chuyển tuyến số”, người bệnh dù nằm điều trị tại bệnh viện địa phương song vẫn được bác sĩ tuyến trung ương thăm khám, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Như vậy, người bệnh sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển viện, bớt nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình đi lại, đặc biệt trong những tình huống bệnh nguy cấp. Nói cách khác, người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên – tuyến trung ương ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc chuyển viện.

Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các bệnh viện tuyến dưới. Các bác sĩ tuyến dưới có thể tự tin, yên tâm tiến hành điều trị những ca bệnh nặng, yêu cầu kỹ thuật cao với sự đồng hành và hỗ trợ trực tiếp, liên tục từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm từ tuyến trên. Quá trình đồng hành này cũng giúp từng bước nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

——-

Thông tin tham khảo:

Trung tâm khám chữa bệnh từ xa bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được xây dựng nhằm kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và Bình Phước. Trung tâm đã được đưa vào sử dụng và hoạt động thường xuyên

**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua, VMED Group đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

Hệ thống tích hợp phòng mổ “Di động” được lắp đặt lần đầu tiên tạI Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

 

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” bao gồm: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy theo dõi bệnh nhân, hệ thống camera quan sát từ góc rộng của phòng mổ đến các camera quan sát phẫu trường.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên

Ngày 23-9, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên lần đầu tiên triển khai phẫu thuật trực tuyến kết nối với các điểm cầu. Sự kiện này thuộc Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế.

GS.TS. BS Nguyễn Tấn Phong – Bộ môn Tai – Mũi – Họng; trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp thực hiện ca mổ tại phẫu trường Khoa Gây mê hồi sức và kết nối trực tuyến hình ảnh phẫu thuật về Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng 5 điểm cầu ở các tỉnh, thành: Bệnh viện A Thái Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Chỉ trong vòng 8 tiếng, Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED đã lên kế hoạch khảo sát hiện trạng, triển khai lắp đặt và kết nối / tích hợp các thiết bị có sẵn của phòng mổ G – BV ĐK TW Thái Nguyên.  Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được chuẩn bị gấp rút cho 2 ca phẫu thuật bệnh nhân Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u; các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Tai – Mũi – Họng Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi –Họng TW chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi trực tuyến tới các bác sĩ tuyến cơ sở.

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” đã hỗ trợ ekip truyền tải những dữ liệu hình ảnh trực tiếp của ca mổ theo thời gian thực đến các điểm cầu. Các tín hiệu hình ảnh được bố trí theo nhiều dạng khung hình khác nhau giúp các bác sĩ, học viên tuyến dưới có thể dễ dàng quan sát và theo dõi xuyên suốt cả quá trình phẫu thuật (các nguồn tín hiệu được hiển thị dưới dạng 4 khung hình/ 2 khung hình). Ngoài ra, hệ thống tích hợp phòng mổ “ di động” cũng cho phép lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh quá trình nội soi thuận tiện để truy xuất lại sau ca phẫu thuật.

Các màn hình phẫu thuật được tích hợp trên hệ thống, nhằm tăng cường các góc nhìn cho toàn bộ ekip phẫu thuật. Giao diện điều khiển trên trạm làm việc của y tá linh hoạt, các màn hình phẫu thuật này được tùy chỉnh để có thể hiển thị các điểm cầu, giúp dễ dàng tương tác 2 chiều (phòng mổ thị phạm <-> các điểm cầu)

Hệ thống tích hợp phòng mổ “di động” được lắp đặt bởi Ngành Hàng Hạ Tầng – Vietmedical – thành viên VMED Group kết hợp với phòng Giải Pháp Y tế VMED (cung cấp giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu)

Thông tin thêm: 

Các chuyên gia đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật Phẫu thuật Ung thư thanh quản giai đoạn T1, T2 qua nội soi, bóc tách khối u. Tiến hành phẫu thuật với nam bệnh nhân 58 tuổi, trú tại tổ 5, thị trấn Chợ Mới (Bắc Kạn) được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – nang dây thanh phải/hội chứng trào ngược. Các chuyên gia đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt nang dây thanh phải. Ca phẫu thuật thứ hai được thực hiện đối với bệnh nhân nam 44 tuổi, trú tại xã Dân Tiến (Võ Nhai) có tiền sử viêm thanh quản, được chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính – u hạt dây thanh trái/hội chứng trào ngược, nghi ngờ ung thư. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u hạt dây thanh trái.

Đây là một hoạt động nhằm xây dựng mạng lưới tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải cho y tế tuyến trên.

Quyết định số 2628/QĐ–BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên – trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền núi phía Bắc là một trong 18 bệnh viện trực thuộc Bộ nằm trong mạng lưới bệnh viện tuyến trên được Bộ Y tế chỉ định.

Trung tâm khám bệnh từ xa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sẽ kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành, gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai…

**Tập đoàn VMED với nền tảng Telemedicine là giải pháp khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu gồm nhiều đơn nguyên chuyên sâu như ICU, ngoại, sản, nhi,…; kết nối từ giường bệnh nhân tuyến dưới đến Trung tâm; dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ theo thời gian thực. Trong thời gian qua VMED đã triển khai thí điểm thành công tại Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tại 6 trạm y tế xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và định hướng sẽ tiếp tục triển khai tới nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.**

 

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái