Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh: Cần đột phá công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế

(VOV5) – “Mặc dù là phát triển ở bên trong Việt Nam, make in Vietnam, nhưng những sản phẩm đó phải theo tiêu chuẩn quốc tế và có thể sánh vai với những phần mềm công nghệ thông tin y tế khác của thế giới.”

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, người Mỹ gốc Việt, chuyên gia công nghệ thông tin, hiện là cố vấn đối tác chiến lược, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp của Bộ Khoa học và công nghệ, và cố vấn cấp cao Công nghệ và giải pháp của tập đoàn VMED Group. Trước đây, ông đã từng là Giám đốc truyền bá công nghệ của Microsoft Vietnam, vận hành Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Y tế số của Microsoft APAC,  kiến trúc sư Giải pháp Điện toán Đám mây, và tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp Vietnam trong các lĩnh vực chuyển đổi số lên điện toán Đám mây.

Tại Hội thảo MedTech 4.0 mới đây, ông Francis Nguyễn Tuấn Anh đã giới thiệu về phần mềm Bệnh án điện tử – một sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin y tế do ông cùng học trò phát minh, với mục tiêu nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh trả lời phỏng vấn VOV5 về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, người Mỹ gốc Việt, chuyên gia công nghệ thông tin, hiện là cố vấn đối tác chiến lược, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp của Bộ Khoa học và công nghệ.

PV: Vâng thưa ông, trong hội thảo MedTech 4.0 mới đây, ông có nói về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, và đã đưa ra những chỉ báo không thể nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi số với việc số hóa?

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh: Có ba vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin y tế: Thứ nhất, khi nói về chuyển đổi số y tế thì thực sự phải chuyển đổi số chứ không phải chỉ là số hóa.

Sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hóa như thế nào? Ví dụ, số hóa là chúng ta lấy một văn bản bằng giấy, xong ta scan nó để trở thành một văn bản điện tử (vẫn phải in ra để ký – PV). Còn chuyển đổi số thì phải làm một bước xa hơn. Ví dụ trong cải tiến quy trình khám chữa bệnh của một bác sĩ: Số hóa là khám chữa bệnh bằng màn hình phần mềm quản lý bệnh viện, sau đó lại chuyển qua màn hình khác để khám chữa bệnh. Nhưng chuyển đổi số thì phải làm thế nào để bác sĩ có thể dùng phần mềm quản lý bệnh viện, qua một giao diện màn hình được thiết kế y như văn bản giấy mà bác sĩ vẫn quen dùng để khám chữa bệnh. Đây chính là ví dụ về chuyển đổi số trong y tế. Tức là thay vì dùng e-form thì chúng ta dùng e-document (Chứng từ điện tử là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có thể ký trực tiếp bằng chữ ký điện tử – PV) để làm Hồ sơ bệnh án. 

Khi làm được việc này sẽ giúp các bác sĩ rất nhiều: thay vì phải ghi chép từ màn hình phần mềm quản lý bệnh viện xuống một hồ sơ bệnh án giấy, thì bác sĩ chỉ cần ấn một nút và tất cả những dữ liệu từ phần mềm quản lý bệnh viện sẽ chuyển sang phần mềm Hồ sơ Bệnh án điện tử. Văn bản y chang tờ giấy đó được thiết kế ở phần mềm máy tính. Vì vậy, bác sĩ sẽ giảm được thao tác và làm được mọi thứ nhanh chóng hơn.

Tất cả những công nghệ này đều có mục tiêu và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, dịch vụ khám chữa bệnh. Thay vì phải thao tác trên phần mềm, bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân được mở rộng cho tất cả người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh nhân có điều kiện. Đó chính là mục tiêu xứng đáng của ngành y tế.

Nếu chỉ nói đến chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, theo ông, việc cần phải làm nhất trong lĩnh vực này là gì?

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải có đột phá công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế. Mặc dù là phát triển ở bên trong Việt Nam, make in Vietnam, nhưng nó phải theo tiêu chuẩn quốc tế và có thể sánh vai với những phần mềm công nghệ thông tin y tế khác của thế giới.

Có một việc bắt buộc phải làm, mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quên không làm là chúng ta phải đăng ký bản quyền Việt Nam, đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ. Đây là thông điệp mà tôi muốn gửi đến tất cả các công ty phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì bản thân tôi đã trải qua quá trình gần năm năm để thực hiện giải pháp Hồ sơ Bệnh án điện tử này trên nền e–doccument chứ không phải e–form) và đăng ký bản quyền Việt Nam, đăng ký bằng sáng chế tại Mỹ. Đây thực sự là niềm tự hào của tôi khi phần mềm Hồ sơ Bệnh án Điện tử trên nền e–document được công nhận bởi tổ chức Sáng chế của Mỹ, US Patent Office. Tôi đã được cấp bản quyền sáng chế này .

Bằng Sáng chế Mỹ đã được cấp cho giải phápvề Bệnh án điện tử của ông Francis Nguyễn Tuấn Anh và các cộng sự.

Ông có thể nói chi tiết hơn về sáng chế này?

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh:  Sáng chế của chúng tôi có tên CLAS Healthcare EMR là giải pháp bệnh án điện tử có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương với bệnh án giấy, tuân thủ theo các tiêu chí tại thông tư 46 và 54 quy định về Bệnh án điện tử mà Bộ Y tế đã ban hành.

Giải pháp được xây dựng và hỗ trợ công nghệ từ các chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu tập đoàn Microsoft với các điểm nổi trội: xây dựng trên nền tảng e-document, không phải e-form;  linh động khi thay đổi mẫu biểu vì là e-document; ghi vết thay đổi dữ liệu (change tracking) và có thể ký số hay ký điện tử xác thực dùng công nghệ blockchain trên từng y lệnh, tờ bệnh án, toàn bộ bệnh án vì là e-document;  khả năng ứng dụng máy học và trí tụê nhân tạo để phân tích dữ liệu trong e-document.  

Thưa ông, sáng chế này đã được áp dụng thực tế ở những đơn vị nào tại Việt Nam?

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh: Sáng chế về phần mềm Hồ sơ bệnh án điện tử này đã được áp dụng thực tế tại hai bệnh viện: Đó là bệnh viện Đa Khoa Long Khánh, đã chuyển đổi được thành bệnh viên không giấy. Và bệnh viện có thể dùng Hồ sơ Bệnh án Điện tử này để nộp cho bảo hiểm xã hội và được thanh toán bảo hiểm y tế. Việc này giúp các bác sĩ rất nhiều trong việc tiến tới một bệnh viện thông minh, từ việc sử dụng Hồ sơ Bệnh án Điện tử đến việc trở thành bệnh viện không giấy .

Bệnh viện thứ hai áp dụng thực tế là bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh viện này chúng tôi đang hoàn tất và đăng ký với Bảo hiểm xã hội để Hồ sơ Bệnh án điện tử được bảo hiểm y tế chấp nhận.

Ngoài hai bệnh viện này, chúng tôi cũng áp dụng ở một số phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa để phục vụ bệnh nhân trên diện rộng chứ không chỉ nhất thiết là bệnh viện.

Từ một chuyên gia hàng đầu ở Microsoft, đến giờ chặng đường chuyển đổi của ông chuyên sâu hẳn trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Với ông thì mục tiêu của chặng đường mới này là gì?

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh: Khi giữ vị trí Giám đốc Truyền Bá Công Nghệ của Microsoft Vietnam (2012 – 2018) và vận hành TT Đổi mới Sáng tạo Y tế số của Microsoft APAC (2015 – 2018), tôi thấy mình có thể đóng góp rất nhiều cho việc phát triển ngành công nghệ thông tin của Vietnam từ trường học cấp 1-cấp 3, đại học, bệnh viện, cty phần mềm, doanh nghiệp,… Khi vị trí này không tồn tại, tôi đổi qua vị trí Kiến trúc sư Giải Pháp Điện toán Đám mây (2018-2020), và tư vấn các doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lãnh vực chuyển đổi số giải pháp của họ lên Điện toán Đám mây. Tuy nhiên, công việc này mang tính chất thương mại nhiều hơn tính chất cộng đồng và thương mại trong mọi lãnh vực. Trong khi tôi thật sự chỉ đam mê lãnh vực y tế và muốn tập trung toàn tâm toàn ý nên quyết định chọn lối đi riêng.

Sẵn sàng song hành cùng một tầm nhìn ‘không ở ngay trước mắt, tôi đã về VMED Group – một trong những đơn vị hiếm tại Việt Nam có đầy đủ hệ sinh thái cho chăm sóc sức khoẻ tương lai. Tôi về làm Cố vấn Cấp Cao Công Nghệ và Giải Pháp cho Tập đoàn. Mục tiêu của tôi cũng như của tập đoàn là xây dựng Hệ sinh thái và Nền tảng tích hợp Y tế số (thiết bị Y tế, phần mềm, dữ liệu KCB). Khát vọng của VMED là “Connect, Healthier, Happier” có thể tạm dịch: “Kết nối vì một Việt Nam khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”. Vì thế, tôi hy vọng những đóng góp của mình trong lãnh vực CNTT Y tế nói chung và thông qua VMED Group nói riêng sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế Việt Nam, để khám chữa bệnh ban đầu hiệu quả hơn và người dân không phải lên tuyến trên trừ khi cần thiết, giống như tại Châu Âu và Châu Mỹ.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
 
Phần mềm Bệnh án Điện tử có tên CLAS Healthcare EMR là giải pháp bệnh án điện tử  do ông Francis Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự sáng chế năm 2018, đã thắng giải Triển vọng nhất trong Cuộc thi Y tế thông minh của Bộ Y tế tổ chức cùng năm; vào Top Ten Giải thưởng Khoa học công nghệ Sao Khuê, Giải thưởng Công nghệ thông tin của Đông Nam Á Giải pháp và được US Patent Office cấp Bằng Sáng Chế Mỹ

 

Nguồn: https://vovworld.vn/vi-VN/khach-moi-cua-vov/ong-francis-nguyen-tuan-anh-can-dot-pha-cong-nghe-thong-tin-trong-linh-vuc-y-te-1119336.vov

– Theo P.Hà – VOV5

“Chuyển đổi số – Thay đổi để thích ứng và phục hồi”

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group: chuyển đổi số đừng bao giờ nghĩ có công nghệ là giải quyết tất cả, yếu tố con người mới là quan trọng nhất.

Phát biểu tại Tọa đàm “Chuyển đổi số – Thay đổi để thích ứng và phục hồi”, do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy doanh nghiệp định hình lại “mô hình hoạt động”, đẩy nhanh xu hướng số hóa và sử dụng nền tảng trực tuyến nhiều hơn. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đã chuyển dần và “thích nghi” từ trực tiếp sang trực tuyến: họp online, làm việc online, mua, bán online, vv…. Những thay đổi này đang được đẩy nhanh hơn với cường độ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn với điều kiện bình thường mới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp với mô hình thanh – gọn sẽ phục hồi và phát triển nhanh hơn nếu chủ động động thay đổi, áp dụng chuyển đổi số vào quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

phát biểu tại buổi lễ.

 

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group: Có 12 phương pháp để các trung tâm đổi mới sáng tạo ở các địa phương phát triển gồm: Tránh kế hoạch lớn; Phải tính ROI; Tập trung vào con người; Không tự ý hành động khi chưa có sự thống nhất; Cân đối nhân sự; Phải là tổ chức có tiếng nói và dưới quyền lãnh đạo công ty; Nên tiến hành mua đừng xây; Quản lý dự án một cách kỷ luật; Chạy Hackathon cho nội bộ; Chuyển đổi thay vì làm gián đoạn; Nên sử dụng CINO thay vì CIO và cuối cùng là tránh kỳ vọng cao.

 

Trong các phương án trên, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnh ba phương án đầu tiên. Thứ nhất, các trung tâm đổi mới sáng tạo cần tránh các kế hoạch lớn, dễ gây cản trở cho các trung tâm trong quá trình thực hiện các dự án.

Thứ hai, việc tập trung vào con người là điều quan trọng nhất. Đừng bao giờ nghĩ rằng có công nghệ là giải quyết tất cả, yếu tố con người mới là quan trọng nhất. “Người hiểu công nghệ chưa chắc đã hiểu hết doanh nghiệp. Chúng ta không thuê lập trình viên giỏi, chúng ta cần người hiểu các hoạt động doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Thứ ba, các trung tâm phải phải tính ROI (Return On Investment) để tránh sự lãnh phí nguồn lực.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group

chia sẻ tại Toạ đàm.

Bà Đào Lan Hương, Chủ tịch Học viện công nghệ TEKY lưu ý: Khi thực chuyển đổi số doanh nghiệp cần suy nghĩ về an toàn dữ liệu. Vì hệ thống dữ liệu của công ty sẽ phơi bày trên hệ thống, và đội ngũ kỹ thuật sẽ trực tiếp được tiếp cận. Rủi ro là có nhưng vấn đề rủi ro đến từ con người chứ không phỉa từ công nghệ. Nên bài toán đầu tiên là nhân sự, chọn con người phù hợp, tin cậy.

Các diễn giả chia sẻ tại Toạ đàm.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh nhận định: Chuyển đổi số như một ngọn núi để bạn leo lên. Bạn phải tự mình leo lên, nhưng cần những hướng dẫn phù hợp, với sự đồng hành của nhiều phía thì mới có một cuộc leo núi thành công nhất. Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số hiệu quả, bản thân doanh nghiệp phải nhận dạng được bài toán nhỏ nhất mà họ đang gặp phải. Chúng ta phải giải quyết về con người, phải tìm người hiểu sâu về hoạt động doanh nghiệp, làm việc với doanh nghiệp để thay đổi tư duy của người làm kinh doanh. Đừng bắt đầu bằng những cái quá to tát, như thế sẽ dễ thất bại. Tóm lại, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp phải cùng ngồi lại, xem lại chính mình, tìm cách giản dị nhất để chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.

Theo P.Nam/ Diễn đàn doanh nghiệp

Công ty Vietmedical – thành viên VMED Group trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) trị giá gần 1 tỷ đồng chung tay phòng chống dịch Covid -19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước, đặc biệt ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, đồng thời nhằm hưởng ứng chương trình “Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19”, Công ty Vietmedical đã trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) trị giá gần 1 tỷ đồng cho Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam và các Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Những ngày vừa qua, tại tâm dịch lớn nhất cả nước là TP.Hồ Chí Minh vẫn liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Chỉ riêng ngày 6/8/2021 tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận 4.060 ca mắc mới và đã có thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực được đưa vào hoạt động.  

Số người nhiễm virus tăng cao kéo theo số lượng bệnh nhân chuyển nặng xuất hiện tình trạng biểu hiện suy hô hấp nhiều lên, việc trang bị các thiết bị y tế để kịp thời cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nguy kịch như máy thở chức năng cao hay máy oxy dòng cao (HFNC) trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, cùng với việc hưởng ứng chương trình “Cùng Tuổi Trẻ chống dịch Covid-19”, Công ty Vietmedical đã quyết định tài trợ 10 máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) của hãng Comen với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng với mong muốn “tiếp sức” cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19. 

Dòng máy HFNC NF5 Comen do Vietmedical trao tặng trong chương trình cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện điều trị Covid-19 tại nhiều nước trên Thế giới trong thời gian vừa qua với các tính năng đặc biệt phù hợp với các bệnh viện dã chiến như: có thể sử dụng tại nơi không có hệ thống khí trung tâm; màn hình cảm ứng qua găng tay cao su; tích hợp sẵn bộ đo SPO2 giúp theo dõi tình trạng giảm oxy máu của bệnh nhân; đặc biệt tốc độ dòng có thể lên đến 80 lít/phút phù hợp với những bệnh nhân tình trạng nặng.

Ngày 09/08/2021, Công ty Vietmedical cùng đại diện Báo Tuổi Trẻ đã trao tặng 5 chiếc máy HFNC NF5 Comen cho Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam sử dụng tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai với mong muốn góp sức mình vào cuộc chiến dịch bệnh đầy cam go và khốc liệt hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Các máy còn lại cũng đã được trao tặng cùng ngày cho các Bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi đưa vào sử dụng sớm phục vụ cho việc điều trị.

Đại diện Vietmedical và đại diện báo Tuổi Trẻ trong buổi trao tặng máy oxy dòng cao HFNC NF5 Comen tại Bệnh viện dã chiến số 16 sáng nay (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

Trong buổi trao tặng, Bà Nguyễn Phan Lệ Chi – Đại diện Công ty Vietmedical – chia sẻ: “Giờ đây, hàng triệu trái tim Việt Nam đang cùng hướng về điểm nóng dịch bệnh TP. Hồ Chí Minh với các hoạt động sẻ chia, giúp đỡ thiết thực nhất. Khi số ca nhiễm Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, chúng tôi tin rằng máy tạo oxy dòng cao (HFNC) đưa tới các Bệnh viện điều trị bệnh nhân covid sẽ hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều trị, giúp cứu sống thêm nhiều bệnh nhân.”

GS.TS. Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam nhận định: “Tình hình dịch bệnh đang gia tăng khiến bệnh nhân suy hô hấp mức độ vừa chiếm một tỷ lệ lớn. Việc sử dụng máy oxy dòng cao (HFNC) kịp thời có thể giúp người bệnh đảm bảo hô hấp trong quá trình bệnh tiến triển, làm giảm đáng kể số lượng bệnh nhân phải đặt nội khí quản, từ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.” GS.TS Nguyễn Gia Bình cũng đồng thời bày tỏ sự trân trọng tinh thần, trách nhiệm vì cộng đồng của Công ty Vietmedical đã luôn sát cánh với hội trong nhiều hoạt động chống dịch bằng những hành động cụ thể.

Vietmedical trao tặng máy HFNC NF5 Comen cho một số bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Công ty Vietmedical có những đóng góp ý nghĩa và kịp thời vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trước đó vào tháng 5 tại Hà Nội và Hải Dương, Công ty Vietmedical đã gửi tới các y, bác sĩ Bệnh viện K Hà Nội và Bệnh viện dã chiến Hải Dương các trang thiết bị phòng hộ như bộ đồ chống dịch và khẩu trang N95 từ Quỹ “Connect Happiness” của tập đoàn VMED với mục tiêu sẻ chia để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc.

Đại diện Công ty Vietmedical  cho biết thêm: Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang đe dọa sự an toàn của người dân; là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Y tế, Vietmedical luôn cố gắng góp sức vào công cuộc chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chung tay chống dịch. Cuộc chiến này sẽ còn dài không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vietmedical cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp cùng góp công sức và nguồn lực với mục tiêu chung giành thắng lợi trong cuộc chiến toàn dân chống “giặc” Covid-19./.

Đại học Bách Khoa Hà Nội và VMED Group hợp tác nghiên cứu sản xuất máy Oxy dòng cao BKVM-HF1

Cuối tháng 5/2021, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group đã hợp tác triển khai Dự án nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Toàn bộ chi phí sản xuất lô sản phẩm đầu tiên của dự án được sự tài trợ từ Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO.

Máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) được nghiên cứu sản xuất từ nhu cầu cao trong điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế và sự quan tâm tăng cường các trang thiết bị y tế từ các Bộ ngành, Chính phủ.

Máy có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). Dòng khí thở được ổn định ở 37 oC với độ ẩm bão hòa và cấp qua gọng mũi để giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tập hợp các chuyên gia khoa học công nghệ và đội ngũ chuyên gia từ VMED Group phối hợp tiến hành nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.

Ngày 02/07/2021, tại VP. VMED Group, đã diễn ra Lễ công bố máy oxy dòng cao BKVM-HF1. GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam nhận định việc chủ động sản xuất được máy oxy dòng cao là một bước tiến mà nhẽ ra cần làm từ rất lâu rồi: “Trong dịch COVID-19, tỷ lệ bệnh nhân suy hô hấp mức độ vừa khá cao. Việc tạo ra một thiết bị ứng dụng công nghệ oxy dòng cao với kỹ thuật đơn giản, rất dễ sử dụng, giá thành hợp lý thì có thể ứng dụng được với rất nhiều bệnh nhận. Đặc biệt, trong dịch bệnh, đều phải huy động hết lực lượng cán bộ y tế, chỉ chuyên khoa không thì không đủ, nên với máy thao tác đơn giản lại sử dụng hiệu quả là vô cùng hữu ích.

Máy oxy dòng cao BKVM-HF1 được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của VMED Group

Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol, thử nghiệm tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, và được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.

 “Trong đợt dịch COVID-19, HFNC có vai trò vô cùng quan trọng với nhóm bệnh nhân nặng, giúp bênh nhân đảm bảo hô hấp trong quá trình bệnh tiến triển. Rất nhiều bệnh nhân nhờ sự trợ giúp của phương tiện thở không xâm nhập này thì đã tránh được can thiệp xâm nhập như đặt nội khí quản. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy phương tiện này đã giúp giảm đáng kể số lượng bệnh nhân phải đặt nội khí quản, từ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.” PGS. TS. BSCC Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hoan nghênh và đánh giá cao kết quả nghiên cứu này. Ông và các đơn vị chuyên môn Bộ Y tế đã hỗ trợ nhanh thủ tục pháp lý để có thể sản xuất hàng loạt máy oxy dòng cao BKVM-HF1.

Ông Ngô Thanh Sơn Phó Tổng Giám đốc VMED Group khẳng định “Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Đại học Bách khoa Hà Nội làm ra một sản phẩm có giá trị ứng dụng cao để kịp thời chuyển đến các điểm nóng về điều trị COVID-19, cũng như nhanh chóng trang bị cho các bệnh viện phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19”.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Sau sự khởi đầu này, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp trí tuệ, nghiên cứu, sáng tạo ra HF2, HF3…, để góp sức giúp ngành y, giúp các bệnh nhân chống lại đại dịch Covid-19. Các dòng sản phẩm được sáng tạo bởi nhà khoa học Việt Nam, được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam trước hết phục vụ người dân Việt Nam, nhưng cũng mong sẽ đến ngày vươn đến các thị trường khác.

Đại diện VMED & Đại học Bách khoa ký kết MOU

Vào giai đoạn 1 của dự án, 30 máy BKVM-HF1 đầu tiên đã được Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí sản xuất, trị giá 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Quản lý & Khai thác Tài sản PSA

trực thuộc  PETROSETCO trao tặng 1,5 tỷ đồng tài trợ cho Nhóm dự án

Các hoạt động vì cộng đồng là một phần quan trọng trong văn hóa của PETROSETCO trong suốt 25 năm hình thành và phát triển. Thấu hiểu bối cảnh khó khăn chung của đất nước cũng như giá trị to lớn của việc kết nối các nguồn lực trong xã hội, chúng tôi rất tự hào và sẵn sàng góp nguồn lực, đồng hành với VMED Group và Đại học Bách khoa Hà Nội trong dự án này. Hy vọng rằng các sản phẩm được làm ra từ chính tâm huyết và trí tuệ này sẽ giúp các bác sĩ nơi tuyến đầu kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân, góp phần sớm đưa Việt Nam vượt qua đại dịch” – Ông Phùng Tuấn Hà Chủ tịch PETROSETCO bày tỏ.

Vào giai đoạn 2 của dự án, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group xây dựng phương án triển khai sản xuất với số lượng lớn và đồng bộ với các hệ thống khác trong bệnh viện để nâng cao hiệu quả cứu chữa bệnh nhân.

Vận hành máy oxy dòng cao luôn cần nguồn cấp khí và oxy y tế. Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu PGS. Vũ Đình Tiến chế tạo hệ thống khí y tế theo TCVN 8022-1:2009 có thể dùng cho 10 máy oxy dòng cao cùng lúc. Nhóm đã chế tạo thành công máy oxy y tế lưu lượng 60l/phút có độ tinh khiết đến 93% oxy có thể phục vụ linh hoạt cho tuyến y tế cơ sở.

Hiện tại nhóm nghiên cứu của 2 bên đang tiếp tục hoàn thiện máy làm giàu oxy từ không khí để tích hợp thêm vào hệ thống và nâng cấp tính năng cao cho các máy BKVM được sản xuất tiếp theo. Giải pháp này đặc biệt cần thiết cho các bệnh viện dã chiến.

Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group tiếp tục nghiên cứu sản xuất quy mô lớn, hoàn thiện sản xuất hệ thống tích hợp làm giàu oxy không khí di động và đặc biệt là thiết bị xét nghiệm sàng lọc nhanh các biến thể virus SARS-CoV-2./.

Khởi động hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu dành cho hồi sức cấp cứu (Tele-ICU) tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 08/04/2021, tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu dành cho hồi sức cấp cứu (Tele-ICU) do VMED Group xây dựng chính thức được khởi động, kết nối thí điểm với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ). Bệnh nhân tại 2 bệnh viện tuyến dưới sẽ được “chuyển tuyến ảo” để các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại BV Bạch Mai thăm khám, tư vấn điều trị hàng ngày qua các phiên “đi buồng điện tử”.

 

Đại diện Ban lãnh đạo cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của BV Bạch Mai tiếp nhận bàn giao hệ thống Tele-ICU từ VMED Group

Ngay trong Lễ khởi động, hai phiên “đi buồng điện tử” và thực hiện “chuyển tuyến ảo” bệnh nhân qua hệ thống Tele-ICU đã được tiến hành theo đúng quy trình kết nối điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái.

Trên hệ thống Tele-ICU, theo thời gian thực, toàn bộ hồ sơ tóm tắt bệnh án, các chỉ số của máy móc y tế và hình ảnh thực tế của người bệnh từ tuyến dưới đều được truyền tải trực tiếp, chi tiết và liên tục qua các thiết bị chuyên dụng về trung tâm chỉ huy (Command Center) đặt tại BV Bạch Mai.

Với mỗi giường bệnh, sau khi bác sĩ tại BVĐK Yên Bái và BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) báo cáo tình trạng bệnh nhân, diễn tiến, phác đồ điều trị hiện tại… các bác sĩ, chuyên gia của BV Bạch Mai cho ý kiến nhận xét, tư vấn tiên lượng và hướng điều trị bổ sung.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn ngồi tại Trung tâm chỉ huy trực tiếp đọc các chỉ số sinh hiệu, dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trên hệ thống Tele-ICU và đưa ra tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương

Đặc biệt, những nội dung thực hiện trong quá trình “đi buồng điện tử” đều được cập nhật đồng bộ vào hồ sơ tóm tắt bệnh án trên nền tảng Tele-ICU của VMED để các bác sĩ ở các ca trực tiếp theo có thể nắm bắt và tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Điều này giúp cho quá trình điều trị bệnh nhân được liên tục, đảm bảo tính thống nhất đồng thời cũng là cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu y khoa chuyên sâu.

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Việc đưa hệ thống Tele-ICU vào vận hành thử nghiệm là một bước tiến quan trọng trong tiến trình số hóa của BV Bạch Mai, khẳng định quyết tâm của bệnh viện trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ y tế hiện đại, tiên tiến vào nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân. Tiếp sau bước khởi đầu hôm nay, để giải pháp thực sự phát huy hiệu quả, tránh lãng phí, chắc chắn cần có cơ chế vận hành cụ thể, đặc biệt là vấn đề liên quan tới tính pháp lý và cơ chế tài chính để duy trì hoạt động tư vấn KCB từ xa. Bản thân hệ thống và máy móc không thể tự “đi” được, tức là không thể tự tạo ra hiệu quả, mà phải cần có mối liên kết “kiềng 3 chân” giữa Bộ Y tế – Các bệnh viện – Đơn vị đồng hành triển khai giải pháp thì mới đảm bảo bước đi vững chắc và tiến xa, tạo ra những đổi thay thực sự.”

PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phát biểu tại sự kiện

PGS.TS Đào Xuân Cơ cũng nhấn mạnh với niềm tự hào và trọng trách của một bệnh viện tuyến trung ương, BV Bạch Mai luôn mong muốn và sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ người dân ở các địa phương ngày càng tốt hơn.

Lựa chọn BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương là 2 đơn vị tuyến dưới để hợp tác thí điểm hệ thống Tele-ICU, BV Bạch Mai mong muốn mang lại lợi ích đa chiều cho cả người bệnh và đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phụ trách TT Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chia sẻ kỳ vọng khi triển khai hệ thống Tele-ICU vào hoạt động KCB từ xa, kết nối với các bệnh viện tuyến dưới

“Ngoài việc hội chẩn, đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, tôi hi vọng Tele-ICU sẽ giúp các bác sỹ không phải đi mà vẫn được học, được nâng cao tay nghề, chữa tốt hơn, và người bệnh ở các địa phương không phải chuyển tuyến mà vẫn được chữa trị kịp thời, khỏi bệnh.”” – PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phụ trách TT Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chia sẻ.

Các bác sĩ tại BVĐK Yên Bái kết nối, trao đổi với các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU

Đại diện cho bệnh viên tuyến dưới – đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ hệ thống Tele-ICU, Giám đốc BVĐK Yên Bái – BSCK II Trần Lan Anh cho biết: “BVĐK Yên Bái luôn nỗ lực để tìm ra những phương án, cách thức để giúp đỡ người bệnh, nâng cao chất lượng KCB. Việc ứng dụng hệ thống Tele-ICU thí điểm trong 3 tháng sắp tới chính là biện pháp giúp chúng tôi rút ngắn cả thời gian và không gian để cứu chữa bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bạch Mai và đơn vị đồng hành VMED, BVĐK Yên Bái chắc chắn sẽ thu được nhiều thành quả.”

Các bác sĩ tại BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) lắng nghe ý kiến tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân từ các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU

 “Với hệ thống bệnh viện tư nhân, ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, chúng tôi cần đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trong công tác khám chữa bệnh và điều trị. Việc triển khai hệ thống Tele-ICU giúp chúng tôi kết nối giữa bệnh viện tư nhân và bệnh viện công được thuận tiện và dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ được hưởng hai lợi ích. Một là được hưởng các tiện ích của bệnh viện tư nhân mà chúng tôi cung cấp, hai là được khám và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu từ các bệnh viện tuyến trung ương như BV Bạch Mai. Chất lượng chuyên môn được đảm bảo và ngày càng nâng cao, bệnh nhân được phục vụ tốt hơn, từ đó hài lòng hơn.” – BS CKI Lương Minh Tuấn – Phó Giám đốc BVĐK Hùng Vương cho biết.

Bên cạnh việc kết nối BV Bạch Mai với BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái, hệ thống Tele-ICU đã và đang được triển khai kết nối và bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực tại nhiều đơn vị y tế lớn nhỏ trên toàn quốc như: BV Đại học Y- BVĐK tỉnh Thanh Hóa, BV Nhi Đồng 1 – BV Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng…Đặc biệt, tháng 7/2020, một bệnh nhân bị thủng dạ dày tại Côn Đảo đã được cứu sống nhờ hệ thống Tele-ICU kết nối giữa Trung tâm Y tế huyện Côn Đảo và BV Bà Rịa – Vũng Tàu. Các chuyên gia tại BV Bà Rịa – Vũng Tàu với đầy đủ thông tin dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân từ máy thở, monitor, bệnh án điện tử… đã nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn các bác sĩ tại Côn Đảo kịp thời tận dụng tốt “thời điểm vàng” để cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.

Triển khai thử nghiệm hệ thống Tele-ICU là bước đi tiếp theo của Bệnh viện Bạch Mai trong lộ trình góp phần thực hiện Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025, bên cạnh nhiều hoạt động đã và đang triển khai tích cực, hiệu quả như hội chẩn, tư vấn, KCB từ xa thường quy, tư vấn y tế thường thức cho người dân. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, KCB từ xa là xu hướng được lựa chọn trên toàn thế giới nhằm đảm bảo cả hai yếu tố: duy trì hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an toàn cho đôi ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. Sự kiện cũng góp phần tăng cường mối liên kết bền chặt giữa các tuyến bệnh viện, từ đó phát triển hệ sinh thái y tế số toàn diện và thống nhất, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng./.

 

Nghề đIều dưỡng đã chọn tôi

Những năm 1854-1855, chiến tranh Crimée nổ ra, Số lượng binh lính Anh chết vì bệnh tật gấp 10 lần chết do chiến thương, do thiếu lực lượng y sĩ chăm sóc, thuốc men hiếm, điều kiện vệ sinh vô cùng kinh hoàng, nhiễm trùng tràn lan. Bà Florence Nightingale – chỉ huy đội điều dưỡng chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng gia Anh đã cùng các chị em điều dưỡng thay nhau chùi rửa nhà thương, dụng cụ y tế, sắp đặt lại hệ thống chăm sóc bệnh nhân, tẩy trùng, và tổ chức làm thông hệ thống ống cống và thoáng khí, Nhờ đó đã giảm tỷ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Bà chính là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế.

Ngày Quốc tế Điều dưỡng hằng năm được các nước trên thế giới tổ chức vào ngày 12 tháng 5, ngày sinh của bà Florence Nightingale, để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của Bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại cũng như sự ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò  của người điều dưỡng trong chăm sóc con người, đặc biệt là chăm sóc người bệnh. Florence Nightingale là người mẹ tinh thần của người điều dưỡng trên khắp thế giới.

Elizabeth Kenny là một y tá và nhà quản lý y tế người Úc, người đã đi ngược lại tư tưởng và sự khôn ngoan của y học thông thường và ủng hộ việc điều trị các cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt bằng cách chườm nóng ướt và các bài tập thay vì cố định chúng bằng nẹp. Sau nhiều nghiên cứu, cô kết luận rằng các cơ cứng phải được thả lỏng nếu ảnh hưởng của bệnh giảm bớt. Các thủ tục do cô ấy làm để hồi sinh các cơ là nền tảng của vật lý trị liệu mà sau này được gọi là vật lý trị liệu hiện đại.

Jean Ward đã phát minh ra đèn chiếu vào năm 1956. Cô thường đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời trong lành và cho chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với niềm tin rằng điều đó sẽ tốt cho chúng. Sau một thời gian, cô bắt đầu nhận thấy trẻ sơ sinh bị vàng da bớt vàng sau khi tiếp xúc với ánh sáng. Từ cái nhìn sâu sắc đó, đèn chiếu được phát triển như một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

—————–

Tháng 2 năm 1949, trong thư gửi lớp y tá đầu tiên tại Liên khu I, Bác Hồ đã viết “Y tá chẳng những là một nghề  nghiệp mà còn là một nghĩa vụ… Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc người y tá phải gánh một phần quan trọng. Y tá là những chiến sỹ đánh giặc ốm để bảo vệ sự tráng kiện của giống nòi. Những chiến sỹ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó; phải giàu lòng bác ái, hy sinh…”. Lời dạy của Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của người điều dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là người rất chú trọng công tác đào tạo và duy trì các chuẩn mực thực hành trong phòng mổ; đi đầu trong phát triển Điều dưỡng Ngoại khoa nói riêng và Điều dưỡng nói chung. Bà chính là người sáng lập Hội Điều Dưỡng Việt Nam.

Ths. Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam từng nói :”Y học là nghệ thuật chữa bệnh – Điều dưỡng là nghệ thuật chăm sóc người ốm” Điều dưỡng không phải nghề trợ giúp bác sĩ mà là nghề trợ giúp người bệnh. Công việc của người điều dưỡng có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với thực hiện chỉ định của bác sĩ. Thiên chức của người điều dưỡng là chăm sóc người bệnh.

Hàng triệu điều dưỡng viên trên khắp thế giới đang giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, theo toa thuốc; là người chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hỗ trợ các phẫu thuật viên, góp phần quan trọng vào thành công của các ca phẫu thuật và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Đó là những người dành cả tất cả tấm lòng, nhiệt huyết, nỗ lực phát triển, vươn lên, khao khát mang đến sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc, thắp lên hy vọng cho tất thảy mọi người.
Mỗi người điều dưỡng – mỗi chuyên gia chăm sóc sức khỏe với những cống hiến và hy sinh thầm lặng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng như trong việc đạt các mục tiêu chung về y tế.

Vietmedical xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc vì những kinh nghiệm quý báu, những chia sẻ tâm huyết của các anh, chị điều dưỡng viên khắp mọi miền Tổ quốc trong mọi hành trình giúp chúng tôi từng bước hoàn thiện sản phẩm, giải pháp của mình. Vì mục tiêu chung trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Việt Nam!

Xem thêm video: Tri ân điều dưỡng viên các bệnh viện khu vực miền Bắc

Xem thêm video: Nurseday 2020 – Vietmedical tri ân điều dưỡng viên các bệnh viện miền Bắc (Teambuilding)

(CME 2020): VIETMEDICAL cung cấp giải pháp toàn diện cho phẫu thuật cột sống

Giải pháp toàn diện về phẫu thuật cột sống được giới thiệu trong CME 2020 đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam.

Xem thêm video Recap CME 2020: Ngành hàng Cột Sống Vietmedical

Ngày 4-5/12/2020, chương trình CME 2020 (thay thế cho VNC 21) được tổ chức bởi Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam đã được tổ chức thành công tại TP. Đà Lạt. Đây là chương trình thường niên nhằm đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu đồng nghiệp trên cả nước về phẫu thuật thần kinh.

CME 2020 bao gồm bằng các chương trình tập huấn mổ thị phạm thực hành trên mô hình xương:Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và hàn xương cột sống cổ lối trước sử dụng miếng ghép độc lập, Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và hàn xương cột sống cổ lối trước sử dụng miếng ghép độc lập và cập nhật những tiến bộ trong Phẫu thuật Thần kinh như: Phẫu thuật u tuyến yên nội soi, phẫu thuật bắc cầu mạch máu não, phẫu thuật ít xâm lấn trong u; điều trị trượt đổi sống lưng bằng kỹ thuật ít xâm lấn, điều trị hẹp ống sống thắt lưng bằng kỹ thuật ít xâm lấn; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nội soi; hội chứng thất bại sau phẫu thuật làm cứng cột sống lưng.

Vietmedical cung cấp Giải pháp toàn diện cho phẫu thuật cột sống Việt Nam.

Sản phẩm cột sống Ulrich do Vietmedical độc quyền phân phối 

Vít đa trục bán động Ulrich _Cosmic MIA

Thân đốt sống nhân tạo cột sống cổ Ulrich_ADD

Nẹp vít cố định cột sống lưng ngực uCentum (hình trái)
Thân đốt sống nhân tạo cột sống cổ Ulrich _ ADD Plus và Nẹp cột sống cổ trước Ulrich _ uNion (hình phải)


Ngành hàng Cột sống Vietmedical – chuẩn mực về dịch vụ hỗ trợ phẫu thuật cột sống: Đủ dụng cụ – Đủ Implant

 

Tiền Hội nghị TTBYT 2020, BV Đà Nẵng: Minibme khai thác sử dụng và bảo dưỡng máy thở R860

Khóa học về đào tạo kỹ thuật bảo trì, sửa chữa máy mê, máy thở là một trong những hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ Triển khai Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý TTBYT và thực hiện nội dung Bản ghi nhớ được ký kết giữa GE Healthcare và Bộ Y tế vào tháng 8/2012, nhằm đáp ứng được chủ trương Bộ Y tế về đào tạo chuyên môn, tăng cường, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và dần nâng cao năng lực các bác sĩ trong khu vực ASEAN trong tương lai.

Ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam chụp ảnh cùng các kỹ sư BV Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận

Tiếp nối 8 khóa học BME và miniBME với sự tham gia của hơn 400 kỹ sư các bệnh viện trên toàn quốc từ năm 2017 – 7/ 2020, ngày 18 – 19/11/20, tại Bệnh viện Đà Nẵng, khóa học khai thác và bảo dưỡng máy thở đã được tổ chức thành công. Những khóa đào tạo này đã mang lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhân viên y tế tại đơn vị sử dụng.

MiniBME được tổ chức tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng

Tham dự khai mạc khóa đào tạo có ông Hà Đắc Biên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam, Ông Hoàng Nam Phong – Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical cùng các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của Bv Đà Nẵng và các tỉnh khu vực lân cận.

Chương trình đào tạo máy thở do Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam và Vietmedical tổ chức bao gồm 2 bài với 16 giờ đào tạo, thực hành trực tiếp trên dòng máy thở GE Carescape R860.

Học viên được đào tạo về kiểm tra hệ thống, các tùy chọn, các chế độ thông khí và truy cập máy, hệ thống điện, nguyên lý hoạt động và vận hành máy thở R860; thực hành và kiểm tra sâu về xử lý sự cố, hiệu chuẩn và bảo dưỡng, tin nhắn lỗi và chế độ service.

Trao quà cho những học viên có bài kiểm tra xuất sắc nhất 

Đối với ngành y tế, hiệu quả trong khám chữa bệnh cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó, công tác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chuẩn xác và khoa học. Vì vậy, việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị được Hội Thiết bị Y tế Việt Nam quan tâm và đặt lên trên hết. Vietmedical cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hội Thiết bị Y tế Việt Nam trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng và bảo dưỡng thiết bị y tế cho đội ngũ kỹ sư tại các bệnh viện.

Khóa miniBME được tổ chức tại bệnh viện Đà Nẵng lần này cũng là sự kiện tiền Hội nghị Trang Thiết bi y tế Đà Nẵng 2020 với chủ đề: Hội thảo Quốc gia thường niên: “Nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin khoa học – công nghệ trang thiết bị y tế” (Lần thứ 16)

Một số hình ảnh khác tại khóa đào tạo:

Trung tâm dịch vụ Vietmedical tiên phong chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết bị y tế 24/7

Video giới thiệu trung tâm kỹ thuật 24/7 Vietmedical

Vietmedical – thành viên của VMED Group được biết đến là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam; phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Anios Laboratoires (Pháp), Stryker (Mỹ), Braincool (Thuỵ điển), UOC (Mỹ – Taiwan), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức), Phillips (Hà Lan), MMM (Đức), Meiko (Đức), Tontarra (Đức)…Vietmedical đặc biệt chú trọng tới dịch vụ sau bán hàng với “Dịch vụ kỹ thuật 24/7” trong việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người sử dụng. 

Giải pháp kỹ thuật của Vietmedical bao gồm dịch vụ bảo hành, bảo trì, hoạt động 24/7, đảm bảo hệ thống y tế thông minh của bệnh viện hoạt động tin cậy, thông suốt, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh và giảm thiểu thời gian gián đoạn: ĐÁP ỨNG TỨC THỜI; ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP; QUY TRÌNH CHUẨN ISO; PHẦN MỀM HIỆN ĐẠI

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái