2021 – Một năm của những điều “chưa từng có”

Năm 2021 đang dần qua đi với những biến động, đặt ra những thách thức với ngành Y tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một năm mà y tế Việt Nam trải qua những điều “chưa từng có”, để khi nhìn lại vào Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh (27/12), chúng ta có nhiều bài học và niềm tin.

 

Dịch COVID-19 qua những đợt bùng phát, tạo nên những vấn đề lớn cần giải quyết, cùng với đó mang đến những bài học sâu sắc về các biện pháp phòng chống dịch, về sự vững vàng và lòng yêu thương giữa người với người trong lúc nguy khó.

 

Đội ngũ Y tế Việt Nam đã trải qua những ngày không ngủ, truy vết xuyên đêm, những cuộc gọi đầy lo lắng và cả những nỗi đau chia lìa, mất mát đến những giọt nước mắt hạnh phúc của sự hội ngộ, trở về bình an. Tháng 7/2021, hơn 80.000 cán bộ nhân viên y tế tham chiến, trong đó gần 25.000 y bác sĩ khắp nơi cả nước đến chi viện TP.HCM. Đây là lần huy động nhân lực y tế lớn nhất từ trước đến nay.

Tính đến hiện tại, lần đầu tiên trong lịch sử y tế nước nhà, hơn 13.000 trạm y tế lưu động được lập cùng lúc, để điều trị cho hơn một triệu F0 tại nhà – số lượng bệnh nhân tại gia lớn nhất trong một đợt dịch. Nhân viên y tế làm việc không quản nắng mưa, đi sâu vào từng con hẻm, từng nhà, đưa oxy, thuốc, chăm sóc người bệnh, vỗ về thân nhân.

 

Những chiến dịch tiêm chủng cộng đồng cũng được tổ chức đồng loạt trên diện rộng, với một tốc độ nhanh nhất có thể. Việt Nam đã có thể bảo đảm hơn 160 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và cung cấp hơn 140 triệu liều vaccine cho người dân đủ điều kiện trong một thời gian ngắn như vậy.

Thuốc, cùng với vaccine, được xem là “vũ khí” quan trọng trong cuộc chiến với đại dịch hiện nay và kể cả trong tương lai. Các hãng dược phẩm đang chạy đua nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất thuốc ở trong nước, cùng với nhiều thiết bị vật tư y tế khác để đồng lòng chống dịch lâu dài. Các sáng kiến, giải pháp công nghệ trong y tế cũng liên tục được cho ra đời để kịp thời hỗ trợ công tác chống dịch trong bối cảnh chuyển đổi số.

 

 Tự đáy lòng, chúng tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những nhân viên y tế, các lực lượng tham gia phòng chống dịch và gia đình của họ; các cá nhân và tập thể góp sức cho công cuộc này bằng nhiều cách. Cảm ơn vì chúng ta đã cùng nhau vượt qua những ngày cam go nhất, và sẽ tiếp tục đồng hành trong chặng đường sắp tới – một năm 2022 chất chứa đầy niềm tin chiến thắng đại dịch. Một năm của sức khỏe và bình an.

 

VMED Group đã, đang và sẽ luôn sát cánh cùng lực lượng y tế, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn!

Kết nối hạnh phúc, tiếp sức yêu thương (P.2)

Ngày 14/12/2021, hành trình kết nối hạnh phúc tiếp tục dừng chân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) để trao gửi yêu thương, tri ân sự nỗ lực của các cán bộ y tế (CBYT) đã hết mình vì sức khỏe của người dân.

Những ngày này, tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội có nhiều biến động, xuất hiện nhiều F0 trong cộng đồng. Các y bác sĩ và nhân viên y tế tiếp tục bước vào những ngày tháng căng mình phòng, chống dịch; cùng với việc đảm bảo thực hiện công tác khám chữa bệnh tại đơn vị. Nhiều người phải lựa chọn ở lại bệnh viện, xa gia đình để giữ sự an toàn cho người thân, dành nhiều thời gian hơn cho sức khoẻ của người dân.

Mong muốn san sẻ gánh nặng với đội ngũ y bác sĩ, VMED Group tiếp tục thực hiện hành trình kết nối hạnh phúc, tiếp sức yêu thương đến với các cán bộ, NVYT của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – đơn vị vừa thực hiện ổn định công tác khám chữa bệnh vừa chi viện các địa phương khác chống dịch.

Trên hành trình ấy, đại diện VMED Group mang theo tình cảm chân thành nhất, chất chứa những yêu thương, gửi gắm cùng những món quà nhỏ dành tặng cho gia đình – hậu phương của các cán bộ, NVYT tại các khoa, phòng như: Hồi sức tích cực, Sinh hoá, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Gây mê, Dinh dưỡng, Phẫu thuật thần kinh II… VMED Group mong rằng, gia đình và người thân, đặc biệt là các thành viên nhí sẽ nhận được tình cảm của cộng đồng, tiếp sức tinh thần cho các CB, NVYT yên tâm công tác.

Đại diện VMED Group trao tặng quà cho cán bộ y tế đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ảnh: Hoài Nam.

Trên hành trình “Caring the Carers” với mục tiêu sát cánh cùng đội ngũ y bác sĩ, VMED Group và Quỹ Connect Happiness sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tri ân, đồng hành cùng những người mang trong mình sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Quỹ “Connect Happiness” được thành lập bởi VMED Group với mục tiêu chia sẻ tấm lòng nhiệt thành của các cán bộ nhân viên Tập đoàn thông qua các hoạt động hướng tới con người và xã hội; lan tỏa những điều tích cực; kết nối với khách hàng, cộng đồng bằng nhiều chương trình ý nghĩa./.

VMED Group kết nối, thúc đẩy phát triển công nghệ Y tế

Song hành cùng sự phát triển của ngành Y tế, VMED Group tiên phong đổi mới trong cung cấp giải pháp, sản phẩm và dịch vụ toàn diện theo hướng công nghệ y tế.

Đơn vị này cũng tham gia tư vấn, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở lĩnh vực y tế & chăm sóc sức khỏe, dưới góc độ chuyên gia trong công nghệ y tế.

Kết nối chuyên gia

Trên chặng đường phát triển, để thích ứng và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, VMED Group định hướng rõ rệt chiến lược và kiên định kết nối: kết nối nguồn lực, kết nối công nghệ, kết nối chuyên gia…

Mới đây, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group đã vinh dự nhận chức vụ Phó Chủ tịch Tiểu ngành Y tế công nghệ, trực thuộc Tiểu ban Chăm sóc Sức khỏe – Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho nhiệm kỳ năm 2022.

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group nhận vinh danh cho đơn vị có đóng góp về vaccine, thiết bị và vật tư y tế, chung tay vượt qua dịch COVID-19.

 

Trước đó, tham gia tại Chuyên đề Chuyển đổi số trong Y tế (ngày 1/12/2021) tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam, ông Nguyễn Francis Tuấn Anh chia sẻ thông tin về sự cần thiết của Cơ sở dữ liệu Y tế tập trung quốc gia.

Theo đó, thông tin dữ liệu y tế yêu cầu độ chính xác cao, theo thời gian thực, đòi hỏi sự bảo mật cao. Việc có cơ sở dữ liệu y tế tập trung không chỉ giúp giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ thông tin trong khám chữa bệnh, mà còn mang ý nghĩa lớn với hoạt động của toàn ngành y và cho cả cộng đồng.

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế đồng tình với chia sẻ trên, và nhận định hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia là một vấn đề rất tâm huyết của ngành Y tế Việt Nam, sẽ từng bước được thực hiện theo các kế hoạch, cũng như rất mong muốn có sự đồng hành của các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực y tế.

Kết nối nguồn lực

Để thực hiện mục tiêu trong nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị song song với chuyển đổi số, VMED Group có chiến lược rõ ràng ở 3 lĩnh vực chính:

Phát triển các giải pháp công nghệ thông tin y tế;

– Phân phối thiết bị và vật tư y tế;

– Sản xuất các thiết bị và vật tư y tế.

Đồng thời, đơn vị này kiên định kết nối các nguồn lực, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, thực hiện sứ mệnh “Vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”. Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, đơn vị đã hợp tác cùng Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1, được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021. Gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y tế Lào.

Máy oxy dòng cao (HFNC) ký hiệu BKVM-HF1 được triển khai nghiên cứu và sản xuất kịp thời hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Đơn vị này cũng đồng hành cùng các đơn vị chuyên môn, chuyên gia đầu ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo y tế tại Việt Nam cả về học thuật lẫn ứng dụng các trang thiết bị y tế. VMED Group đồng hành chính trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm đào tạo Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam bằng những hỗ trợ về hệ thống cơ sở vật hiện đại như phòng hồi sức mô phỏng, phòng mổ, phòng kỹ thuật tích hợp với các trang thiết bị công nghệ cao đến từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới như GE Healthcare, Medtronic, Ulrich…

Song song với đó, VMED Group thực hiện trách nhiệm kết nối cộng đồng, san sẻ gánh nặng của y bác sĩ, tiếp sức cho người dân và cộng đồng. VMED Group và các đơn vị thành viên đã kịp thời trao tặng nhiều thiết bị quan trọng để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân COVID-19 như: trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) của hãng Comen trị giá gần 1 tỷ đồng tới các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tháng 8/2021; tài trợ các trang thiết bị phòng hộ cho các cơ sở y tế trọng điểm (Bệnh viện K, Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương), tặng 40.000 bơm tiêm tự khóa 0,5ml kim 25G cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và một số bệnh viện trọng điểm tại TP.HCM…

“Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế”

Với những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua, VMED Group được vinh danh ở hạng mục “Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế” (Contributions for Vaccines, Medical Supplies & Equipment) do Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tri ân các doanh nghiệp đóng góp cho cứu trợ và vượt qua dịch COVID-19.

Với những nỗ lực và chiến lược dài hạn, tinh thần kết nối bền vững trong lĩnh vực công nghệ y tế, những doanh nghiệp như VMED Group sẽ góp phần nâng cao chất lượng y tế, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm tốt hơn, hướng đến nền y tế thông minh, hiệu quả.

 

VMED Group được vinh danh đóng góp cho cộng đồng trong công tác phòng chống dịch Covid – 19

Tối ngày 02/12/2021, tại TP.HCM, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã tổ chức buổi vinh danh Giải thưởng AmCham CARES cho cứu trợ và vượt qua dịch COVID-19 (2021 AmCham CARES Awards for COVID Relief and Recovery).

Với những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua, VMED Group được vinh danh ở hạng mục “Cống hiến bằng Vaccine, thiết bị và vật tư y tế” (Contributions for Vaccines, Medical Supplies & Equipment).

Đây là một ghi nhận cho một chặng đường lan toả yêu thương, kết nối hạnh phúc mà VMED Group đồng hành cùng y bác sĩ và người dân.

Cán bộ nhân viên VMED Group đã không ngại hiểm nguy, xông pha lên tuyến đầu cùng các y bác sĩ trong thời điểm dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam.

VMED Group và các đơn vị thành viên đã kịp thời trao tặng nhiều thiết bị quan trọng để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân COVID-19 như: trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) của hãng Comen trị giá gần 1 tỷ đồng cho Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam và các Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Ảnh: Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – đại diện VMED Group nhận vinh danh cho đơn vị có đóng góp về vaccine, thiết bị và vật tư y tế, chung tay vượt qua dịch COVID-19

Không ngần ngại đi tới những “điểm nóng” nhất dịch bệnh trên địa bàn, những chiếc máy tạo oxy dòng cao được VMED Group trao tận tay những chiến sĩ áo trắng – những bác sĩ  tại tuyến đầu chống dịch tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi. Dòng máy HFNC NF5 Comen do VMED Group trao tặng trong chương trình cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện điều trị COVID-19 tại nhiều nước trên Thế giới trong thời gian vừa qua với các tính năng đặc biệt phù hợp với các bệnh viện dã chiến như: có thể sử dụng tại nơi không có hệ thống khí trung tâm; màn hình cảm ứng qua găng tay cao su; tích hợp sẵn bộ đo SPO2 giúp theo dõi tình trạng giảm oxy máu của bệnh nhân; đặc biệt tốc độ dòng có thể lên đến 80 lít/phút phù hợp với những bệnh nhân tình trạng nặng.

VMED Group nghiên cứu và sản xuất thích ứng linh hoạt với bối cảnh thực tế, phối hợp cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội triển khai dự án “Nghiên cứu và sản xuất máy oxy dòng cao HFNC ký hiệu BKVM-HF1”. Gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y Tế Lào.

VMED Group đã tài trợ các trang thiết bị phòng hộ cho các cơ sở y tế trọng điểm (Bệnh viện K, Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương), tặng 40.000 bơm tiêm tự khóa 0,5ml kim 25G cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và một số bệnh viện trọng điểm tại TP.HCM – 2021.

VMED Group tích cực tiếp sức các “chiến sĩ áo trắng” với các trang thiết bị phòng hộ (khẩu trang, găng tay y tế, đồ bảo hộ) được kịp thời gửi tới nhiều bệnh viện trên cả nước với tổng giá trị trên 100 triệu VNĐ .

Cùng với nhiều hoạt động ý nghĩa khác, mang sứ mệnh của những người công tác trong lĩnh vực y tế – “Vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”, hành trình này của VMED Group sẽ còn tiếp tục và chia sẻ nhiều yêu thương hơn nữa./.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu Y tế quốc gia – bước quan trọng trong Chuyển đổi số

Thông tin dữ liệu y tế yêu cầu độ chính xác cao, theo thời gian thực, đòi hỏi sự bảo mật cao. Việc có cơ sở dữ liệu y tế tập trung không chỉ giúp giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ thông tin trong khám chữa bệnh, mà còn mang ý nghĩa lớn với hoạt động của toàn ngành y và cho cả cộng đồng.

Tham gia mở đầu tại Chuyên đề Chuyển đổi số trong Y tế (ngày 1/12/2021) tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam, Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Cố vấn Công nghệ & Giải pháp VMED Group đã chia sẻ tham luận về Cơ sở dữ liệu Y tế tập trung quốc gia.

Hàng trăm triệu dữ liệu sức khỏe cá nhân đang phân tán

Hiện nay, hiện trạng dễ nhận thấy là thông tin sức khỏe cá nhân chưa được dữ liệu hóa một cách tập trung, mà phân tán tại nhiều nền tảng cả điện tử lẫn lưu trữ truyền thống như: hệ thống quản lý thông tin ở các bệnh viện & cơ sở y tế; hệ thống bảo hiểm, hệ thống quản lý thông tin & chẩn đoán hình ảnh (PACS); hệ thống quản lý xét nghiệm; các thiết bị y tế tại nhà…

 

Điều đó dẫn đến quá trình khám chữa bệnh đối mặt với những vấn đề như: quá tải vì thủ tục giấy tờ, tốn thời gian cho việc tìm kiếm thông tin tiền sử bệnh nhân đầy đủ… Về phía bệnh nhân, họ cũng có những trải nghiệm bất tiện khi phải xếp hàng chờ đến lượt cũng như quản lý sức khỏe của bệnh nhân.

CSDL YT QG mang lại giá trị rõ ràng cho các bác sỹ, bệnh nhân và bệnh viện quản lý.

 

Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia (CSDL YT QG) sẽ là hệ thống kết nối tất cả các nguồn thông tin nêu ở phần trên, tạo nên một kho dữ liệu nhất quán, đầy đủ, tiện lợi. CSDL YT QG chính là một hệ thống đồng hành cùng bác sĩ và bệnh nhân, mang lại những thay đổi tích cực cho ngành y tế Việt Nam.

 

Hệ thống đó thu thập dữ liệu cho bệnh nhân và bác sĩ từ giai đoạn trước thăm khám, trong quá trình thăm khám điều trị đến giai đoạn sau điều trị, thông qua các hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, bệnh án điện tử, hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ sức khỏe cá nhân… Từ đó, Bác sĩ và bệnh viện cải thiện chất lượng điều trị, tiết kiệm các chi phí giấy tờ và có thêm nguồn lực vào việc nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

 

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế nhận định hệ thống Cơ sở dữ liệu Y tế Quốc gia là một vấn đề rất tâm huyết của ngành Y tế Việt Nam, sẽ từng bước được thực hiện theo các kế hoạch, cũng như rất mong muốn có sự đồng hành của các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực y tế.

 

Hạ tầng y tế số là cần thiết

Cùng với CSDL YT QG, các vấn đề khác của quá trình chuyển đổi số y tế cũng được các diễn giả thảo luận sôi nổi. Về định hướng của Bộ Y tế, ông Nguyễn Trường Nam chia sẻ “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành Y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh, với ba nội dung chính là: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.”.

Các diễn giả đến từ Bộ Y tế, doanh nghiệp công nghệ y tế, bệnh viện… thảo luận tại diễn đàn.

 

Tham gia Diễn đàn với tư cách một bệnh viện chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số vào quản trị thông tin và số hóa các thủ tục khám chữa bệnh, đại điện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mang đến những con số đáng chú ý. Bắt đầu xây dựng lộ trình chuyển đổi số từ năm 2016, cho đến nay đơn vị đã nâng cao năng suất phục vụ người bệnh thêm 20%, thời gian nằm viện giảm 12%, thời gian chờ khám trung bình giảm 20%. Chi phí văn phòng phẩm, giấy tờ giảm khoảng 1 tỷ/ năm. Đồng thời, các chi phí thuê kho lưu trữ giấy tờ và lượng rác thải ra môi trường cũng giảm theo.

 

Chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số trong y tế ở thế giới, ông Trần Quốc Dũng – Tổng Giám đốc Ominext Group, đơn vị cung cấp giải pháp và tích hợp hệ thống cho các đối tác ở Nhật Bản, cho biết hiệu quả tối ưu phi phí y tế tại Nhật sau khi chuyển đổi số là 204,52 tỷ yên (khoảng 2 tỷ USD).

 

Các diễn giả tham gia chuyên đề đều khẳng định các đơn vị Bệnh viện, cơ sở y tế xác định chuyển đổi số phải xây dựng lộ trình dài hạn, cụ thể. Trong đó bước đầu cần rà soát tổng thể các nguồn lực đang có: hạ tầng công nghệ, nguồn dữ liệu, nhân lực… để tạo ra chiến lược phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Trong đó, hạ tầng y tế số cần được xây dựng từ “phần lõi” như hệ thống server, trục cáp quang, các hệ thống ứng dụng cốt lõi của bệnh viện như HIS, LIS, PACS… có tiêu chuẩn chung, dễ kết nối và đồng bộ. Đội ngũ nhân lực ngành y tế cần thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực tương ứng với ứng dụng, thao tác của các hạng mục cụ thể như bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử, khám chữa bệnh từ xa…

 

Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh từ VMED Group khẳng định một yếu tố nữa rất quan trọng trong quá trình này là tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin bệnh nhân theo đúng hành lang pháp lý Việt Nam, phân biệt rõ sự khác nhau về quy định này ở y tế mỗi quốc gia nếu có sự hợp tác khám chữa bệnh quốc tế.

 

Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) được tổ chức từ 30/11 đến 4/12/2021, với hình thức 100% trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng truyền thông. Đây là một trong những diễn đàn thường niên quy mô nhất Việt Nam với những nội dung cụ thể: Cập nhật xu thế chuyển đổi số; giới thiệu phương pháp chuyển đổi số hiệu quả; chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số thành công và kết nối cung cầu chuyển đổi số.

Chương trình có sự tham gia của hơn 80 diễn giả là các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong ngành, cùng hơn 8.000 đại biểu chia sẻ, bàn thảo tại 11 phiên chuyên đề tập trung vào những vấn đề nóng nhất trong chuyển đổi số các ngành trọng điểm: tài chính – ngân hàng, y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải – logistic, bất động sản, sản xuất công nghiệp, an ninh thông tin…/.

Gần 800 máy thở BKVM-HF1 đã gửi tới các cơ sở điều trị COVID-19

Sản phẩm hợp tác giữa VMED Group và Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được kịp thời đưa đến các cơ sở y tế trên khắp cả nước, phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời gian qua.

Ngày 19/11/2021, Lễ tổng kết Pha 1 dự án phối hợp nghiên cứu và sản xuất máy thở Oxy dòng cao (HFNC) ký hiệu BKVM-HF1 được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện ghi dấu những kết quả trong giai đoạn đầu cũng như đưa ra các kế hoạch triển khai trong thời gian sắp tới.

 

Một con số rất đáng ghi nhận, gần 800 máy BKVM-HF1 đã được sản xuất và triển khai sử dụng tại các bệnh viện điều trị COVID-19 trên nhiều nơi, từ các bệnh viện dã chiến, kho dã chiến, đến các sở y tế tỉnh và Bộ Y Tế Lào.

 

Được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021, sau 5 tháng triển khai, dự án đã nhận được các phản hồi tích cực từ  Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Đây là sản phẩm có ý nghĩa ứng dụng cao cho ngành Y, đặc biệt trong bối cảnh cao điểm dịch bùng phát lần thứ 4 vừa qua tại các tỉnh phía nam.

 

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ưu điểm của dòng máy thở BKVM-HF1 là sản phẩm có thể được ứng dụng rộng rãi bởi giá thành rẻ và dễ thao tác. Đặc biệt, đây là sản phẩm được chủ động sản xuất trong nước, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường.

 

Đại diện từ VMED Group và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương tham gia trong lễ tổng kết ngày 19/11.

 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đánh giá cao sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu của Bách khoa Hà Nội và VMED Group  trong lần hợp tác này bởi tính thiết thực mà dự án mang lại. So với các dòng máy thở nước ngoài, BKVM-HF1 có điểm nổi bật là phần dịch vụ hậu mãi đi kèm sản phẩm. Sau khi cung cấp sản phẩm, các hoạt động theo dõi và hỗ trợ các bệnh viện trong việc sử dụng, khai thác và bảo trì máy sẽ được triển khai.

 

Ông Ngô Thanh Sơn – Phó Chủ tịch VMED Group khẳng định sự vui mừng vì sự hợp tác giữa một đơn vị nghiên cứu luôn tâm huyết như ĐH Bách Khoa Hà Nội và một doanh nghiệp nỗ lực đồng hành cùng ngành Y như VMED Group. Con số 800 máy đến tay các bác sĩ và hỗ trợ điều trị các bệnh nhân là điều rất đáng ghi nhận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng dự án cũng như hỗ trợ các đơn vị vận hành, khai thác máy trong thời gian tới. Hy vọng những mô hình hợp tác thế này sẽ tiếp tục được triển khai, đóng góp cho ngành Y tế trong việc nâng cao hiệu quả điều trị.”, ông Sơn cho biết.

 

Máy BKVM-HF1 có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). 

 

Dựa trên thành công của sản phẩm BKVM-HF1, đơn vị nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện và cập nhật các công nghệ mới, bao gồm phần điều khiển và theo dõi, tính năng điều khiển từ xa và màn chiếu…

Dự án máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1 là sự hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và VMED Group. Hai đơn vị đã tổ chức lễ công bố, giới thiệu máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và ký kết biên bản hợp tác chiến lược trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sức khỏe vào tháng 7/2021.

Công ty Vietmedical – thành viên VMED Group trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) trị giá gần 1 tỷ đồng chung tay phòng chống dịch Covid -19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước, đặc biệt ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, đồng thời nhằm hưởng ứng chương trình “Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19”, Công ty Vietmedical đã trao tặng 10 máy oxy dòng cao (HFNC) trị giá gần 1 tỷ đồng cho Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam và các Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Những ngày vừa qua, tại tâm dịch lớn nhất cả nước là TP.Hồ Chí Minh vẫn liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Chỉ riêng ngày 6/8/2021 tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận 4.060 ca mắc mới và đã có thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực được đưa vào hoạt động.  

Số người nhiễm virus tăng cao kéo theo số lượng bệnh nhân chuyển nặng xuất hiện tình trạng biểu hiện suy hô hấp nhiều lên, việc trang bị các thiết bị y tế để kịp thời cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nguy kịch như máy thở chức năng cao hay máy oxy dòng cao (HFNC) trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, cùng với việc hưởng ứng chương trình “Cùng Tuổi Trẻ chống dịch Covid-19”, Công ty Vietmedical đã quyết định tài trợ 10 máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) của hãng Comen với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng với mong muốn “tiếp sức” cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19. 

Dòng máy HFNC NF5 Comen do Vietmedical trao tặng trong chương trình cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện điều trị Covid-19 tại nhiều nước trên Thế giới trong thời gian vừa qua với các tính năng đặc biệt phù hợp với các bệnh viện dã chiến như: có thể sử dụng tại nơi không có hệ thống khí trung tâm; màn hình cảm ứng qua găng tay cao su; tích hợp sẵn bộ đo SPO2 giúp theo dõi tình trạng giảm oxy máu của bệnh nhân; đặc biệt tốc độ dòng có thể lên đến 80 lít/phút phù hợp với những bệnh nhân tình trạng nặng.

Ngày 09/08/2021, Công ty Vietmedical cùng đại diện Báo Tuổi Trẻ đã trao tặng 5 chiếc máy HFNC NF5 Comen cho Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam sử dụng tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai với mong muốn góp sức mình vào cuộc chiến dịch bệnh đầy cam go và khốc liệt hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Các máy còn lại cũng đã được trao tặng cùng ngày cho các Bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi đưa vào sử dụng sớm phục vụ cho việc điều trị.

Đại diện Vietmedical và đại diện báo Tuổi Trẻ trong buổi trao tặng máy oxy dòng cao HFNC NF5 Comen tại Bệnh viện dã chiến số 16 sáng nay (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

Trong buổi trao tặng, Bà Nguyễn Phan Lệ Chi – Đại diện Công ty Vietmedical – chia sẻ: “Giờ đây, hàng triệu trái tim Việt Nam đang cùng hướng về điểm nóng dịch bệnh TP. Hồ Chí Minh với các hoạt động sẻ chia, giúp đỡ thiết thực nhất. Khi số ca nhiễm Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, chúng tôi tin rằng máy tạo oxy dòng cao (HFNC) đưa tới các Bệnh viện điều trị bệnh nhân covid sẽ hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều trị, giúp cứu sống thêm nhiều bệnh nhân.”

GS.TS. Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu & Chống độc Việt Nam nhận định: “Tình hình dịch bệnh đang gia tăng khiến bệnh nhân suy hô hấp mức độ vừa chiếm một tỷ lệ lớn. Việc sử dụng máy oxy dòng cao (HFNC) kịp thời có thể giúp người bệnh đảm bảo hô hấp trong quá trình bệnh tiến triển, làm giảm đáng kể số lượng bệnh nhân phải đặt nội khí quản, từ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.” GS.TS Nguyễn Gia Bình cũng đồng thời bày tỏ sự trân trọng tinh thần, trách nhiệm vì cộng đồng của Công ty Vietmedical đã luôn sát cánh với hội trong nhiều hoạt động chống dịch bằng những hành động cụ thể.

Vietmedical trao tặng máy HFNC NF5 Comen cho một số bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Quận 2), Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt (Quận 9), Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện 30/4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Công ty Vietmedical có những đóng góp ý nghĩa và kịp thời vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trước đó vào tháng 5 tại Hà Nội và Hải Dương, Công ty Vietmedical đã gửi tới các y, bác sĩ Bệnh viện K Hà Nội và Bệnh viện dã chiến Hải Dương các trang thiết bị phòng hộ như bộ đồ chống dịch và khẩu trang N95 từ Quỹ “Connect Happiness” của tập đoàn VMED với mục tiêu sẻ chia để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc.

Đại diện Công ty Vietmedical  cho biết thêm: Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang đe dọa sự an toàn của người dân; là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Y tế, Vietmedical luôn cố gắng góp sức vào công cuộc chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chung tay chống dịch. Cuộc chiến này sẽ còn dài không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vietmedical cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp cùng góp công sức và nguồn lực với mục tiêu chung giành thắng lợi trong cuộc chiến toàn dân chống “giặc” Covid-19./.

Không chỉ có COVID mới nguy cấp

Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, tưởng chừng như toàn bộ sự tập trung và ưu tiên đều đổ dồn vào việc: phát hiện – dập dịch – điều trị bệnh thì vẫn còn rất nhiều trường hợp nguy cấp cần đến sự linh hoạt và kịp thời của đội ngũ y bác sĩ. Ngày 22/06/2021, các bác sĩ tại TTYT Quân Dân Y Côn Đảo đã nhanh chóng, kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nguy kịch thông qua hệ thống Tele-ICU kết nối với các bác sĩ tại Bệnh viện Bà Rịa.

Bệnh nhân nam, 63 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy cấp: lơ mơ, điểm hôn mê GCS 11, mạch 112, huyết áp 70/40 mmHg, sốt cao 40 độ C. Đánh giá tính chất nghiêm trọng của ca bệnh, các bác sĩ tại TTYT Quân Dân Y Côn Đảo ngay lập tức kết nối với Bệnh viện Bà Rịa để hội chẩn thông qua Tele-ICU để trao đổi thông tin và tình trạng lâm sàng. Bệnh viện Bà Rịa đã trực tiếp chỉ đạo tiến hành siêu âm IVC (do áp lực tĩnh mạnh chủ dưới) và XQuang phổi. Chẩn đoán sốc nhiễm trùng do viêm mô tế bào, trên nền bệnh tăng HA, đái tháo đường type II, bệnh thận mạn. Các bác sĩ đã phối hợp ra phác đồ sử dụng thuốc điều trị đường huyết, điện giải, kháng sinh và vận mạch. Đến sáng ngày 23/6/2021, ghi nhận bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, người nhà xin chuyển viện vào đất liền tiếp tục điều trị.

Bác sĩ tại BV Bà Rịa trực tiếp theo dõi và chỉ đạo đến Khoa Cấp cứu TTYT Quân Dân Y Côn Đảo thông qua Hệ thống Tele-ICU

Trong quá trình phối hợp, hệ thống Tele-ICU đã kết nối thông tin liên tục, chính xác và nhanh chóng về số sinh hiệu, tình trạng bệnh nhân và đảm bảo giao tiếp giữa 2 đầu cầu. Bác sĩ Cao Văn Thái – TTYT Quân Dân Y Côn Đảo cho biết, nhờ hệ thống này mà đội ngũ tại Côn Đảo mạnh dạn hơn trong việc điều trị và tự tin hơn rất nhiều khi nhận các ca Cấp cứu.

Rõ ràng, kiểm soát dịch Covid -19 là ưu tiên hàng đầu, nhưng đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện vẫn liên tục trau dồi và cập nhật kiến thức, công nghệ để vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt động khám chữa bệnh toàn dân một cách hiệu quả. Sau khi hoàn thiện hệ thống Telemedicine, TTYT Quân Dân Y Côn Đảo đã thực hiện nhiều ca cứu sống bệnh nhân cũng như thường xuyên trao đổi chuyên môn với các bệnh viện tuyến trên.

VMED Group luôn mong muốn mang công nghệ y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang bác sĩ giỏi từ tuyến trên tới những nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo bất cứ lúc nào. Giúp người dân được điều trị tốt nhất.

Trong bối cảnh dịch bênh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, việc ứng dụng Hệ thống khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu Telemedicine là giải pháp hiệu quả giúp giảm tải bệnh viện tuyến trên, tăng cường kết nối, tạo ra mạng lưới bền vững, rộng lớn giữa các bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Việc kết nối người bệnh với cơ sở y tế bằng Telemedicine được xem là phương tiện bổ sung, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, không thay thế cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh và nhân viên y tế, không làm giảm nỗ lực tăng cường nguồn nhân lực y tế, mà chỉ là mở thêm một kênh giao tiếp.

Telemedicine có thể cải thiện kết quả điều trị; mở rộng tiếp cận y tế và giảm chi phí; cung cấp dịch vụ mà không bị phụ thuộc thời gian, khoảng cách. Giảm thiểu tâm lý âu lo của bệnh nhân khi đến bệnh viện.

Hiểu rõ được tầm quan trọng và lợi ích của Telemedicine, VMED Group cũng không nằm ngoài xu hướng nghiên cứu, phát triển, đưa Telemedicine đến gần hơn với cộng đồng, mang đến một phương pháp khám – chữa bệnh hiện đại và hiệu quả.

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái

slot Thailand gacor