Không chỉ có COVID mới nguy cấp

Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, tưởng chừng như toàn bộ sự tập trung và ưu tiên đều đổ dồn vào việc: phát hiện – dập dịch – điều trị bệnh thì vẫn còn rất nhiều trường hợp nguy cấp cần đến sự linh hoạt và kịp thời của đội ngũ y bác sĩ. Ngày 22/06/2021, các bác sĩ tại TTYT Quân Dân Y Côn Đảo đã nhanh chóng, kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nguy kịch thông qua hệ thống Tele-ICU kết nối với các bác sĩ tại Bệnh viện Bà Rịa.

Bệnh nhân nam, 63 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy cấp: lơ mơ, điểm hôn mê GCS 11, mạch 112, huyết áp 70/40 mmHg, sốt cao 40 độ C. Đánh giá tính chất nghiêm trọng của ca bệnh, các bác sĩ tại TTYT Quân Dân Y Côn Đảo ngay lập tức kết nối với Bệnh viện Bà Rịa để hội chẩn thông qua Tele-ICU để trao đổi thông tin và tình trạng lâm sàng. Bệnh viện Bà Rịa đã trực tiếp chỉ đạo tiến hành siêu âm IVC (do áp lực tĩnh mạnh chủ dưới) và XQuang phổi. Chẩn đoán sốc nhiễm trùng do viêm mô tế bào, trên nền bệnh tăng HA, đái tháo đường type II, bệnh thận mạn. Các bác sĩ đã phối hợp ra phác đồ sử dụng thuốc điều trị đường huyết, điện giải, kháng sinh và vận mạch. Đến sáng ngày 23/6/2021, ghi nhận bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, người nhà xin chuyển viện vào đất liền tiếp tục điều trị.

Bác sĩ tại BV Bà Rịa trực tiếp theo dõi và chỉ đạo đến Khoa Cấp cứu TTYT Quân Dân Y Côn Đảo thông qua Hệ thống Tele-ICU

Trong quá trình phối hợp, hệ thống Tele-ICU đã kết nối thông tin liên tục, chính xác và nhanh chóng về số sinh hiệu, tình trạng bệnh nhân và đảm bảo giao tiếp giữa 2 đầu cầu. Bác sĩ Cao Văn Thái – TTYT Quân Dân Y Côn Đảo cho biết, nhờ hệ thống này mà đội ngũ tại Côn Đảo mạnh dạn hơn trong việc điều trị và tự tin hơn rất nhiều khi nhận các ca Cấp cứu.

Rõ ràng, kiểm soát dịch Covid -19 là ưu tiên hàng đầu, nhưng đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện vẫn liên tục trau dồi và cập nhật kiến thức, công nghệ để vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt động khám chữa bệnh toàn dân một cách hiệu quả. Sau khi hoàn thiện hệ thống Telemedicine, TTYT Quân Dân Y Côn Đảo đã thực hiện nhiều ca cứu sống bệnh nhân cũng như thường xuyên trao đổi chuyên môn với các bệnh viện tuyến trên.

VMED Group luôn mong muốn mang công nghệ y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang bác sĩ giỏi từ tuyến trên tới những nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo bất cứ lúc nào. Giúp người dân được điều trị tốt nhất.

Trong bối cảnh dịch bênh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, việc ứng dụng Hệ thống khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu Telemedicine là giải pháp hiệu quả giúp giảm tải bệnh viện tuyến trên, tăng cường kết nối, tạo ra mạng lưới bền vững, rộng lớn giữa các bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Việc kết nối người bệnh với cơ sở y tế bằng Telemedicine được xem là phương tiện bổ sung, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, không thay thế cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh và nhân viên y tế, không làm giảm nỗ lực tăng cường nguồn nhân lực y tế, mà chỉ là mở thêm một kênh giao tiếp.

Telemedicine có thể cải thiện kết quả điều trị; mở rộng tiếp cận y tế và giảm chi phí; cung cấp dịch vụ mà không bị phụ thuộc thời gian, khoảng cách. Giảm thiểu tâm lý âu lo của bệnh nhân khi đến bệnh viện.

Hiểu rõ được tầm quan trọng và lợi ích của Telemedicine, VMED Group cũng không nằm ngoài xu hướng nghiên cứu, phát triển, đưa Telemedicine đến gần hơn với cộng đồng, mang đến một phương pháp khám – chữa bệnh hiện đại và hiệu quả.

Đại học Bách Khoa Hà Nội và VMED Group hợp tác nghiên cứu sản xuất máy Oxy dòng cao BKVM-HF1

Cuối tháng 5/2021, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group đã hợp tác triển khai Dự án nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Toàn bộ chi phí sản xuất lô sản phẩm đầu tiên của dự án được sự tài trợ từ Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO.

Máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) được nghiên cứu sản xuất từ nhu cầu cao trong điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế và sự quan tâm tăng cường các trang thiết bị y tế từ các Bộ ngành, Chính phủ.

Máy có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). Dòng khí thở được ổn định ở 37 oC với độ ẩm bão hòa và cấp qua gọng mũi để giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tập hợp các chuyên gia khoa học công nghệ và đội ngũ chuyên gia từ VMED Group phối hợp tiến hành nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.

Ngày 02/07/2021, tại VP. VMED Group, đã diễn ra Lễ công bố máy oxy dòng cao BKVM-HF1. GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam nhận định việc chủ động sản xuất được máy oxy dòng cao là một bước tiến mà nhẽ ra cần làm từ rất lâu rồi: “Trong dịch COVID-19, tỷ lệ bệnh nhân suy hô hấp mức độ vừa khá cao. Việc tạo ra một thiết bị ứng dụng công nghệ oxy dòng cao với kỹ thuật đơn giản, rất dễ sử dụng, giá thành hợp lý thì có thể ứng dụng được với rất nhiều bệnh nhận. Đặc biệt, trong dịch bệnh, đều phải huy động hết lực lượng cán bộ y tế, chỉ chuyên khoa không thì không đủ, nên với máy thao tác đơn giản lại sử dụng hiệu quả là vô cùng hữu ích.

Máy oxy dòng cao BKVM-HF1 được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của VMED Group

Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol, thử nghiệm tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, và được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.

 “Trong đợt dịch COVID-19, HFNC có vai trò vô cùng quan trọng với nhóm bệnh nhân nặng, giúp bênh nhân đảm bảo hô hấp trong quá trình bệnh tiến triển. Rất nhiều bệnh nhân nhờ sự trợ giúp của phương tiện thở không xâm nhập này thì đã tránh được can thiệp xâm nhập như đặt nội khí quản. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy phương tiện này đã giúp giảm đáng kể số lượng bệnh nhân phải đặt nội khí quản, từ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.” PGS. TS. BSCC Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hoan nghênh và đánh giá cao kết quả nghiên cứu này. Ông và các đơn vị chuyên môn Bộ Y tế đã hỗ trợ nhanh thủ tục pháp lý để có thể sản xuất hàng loạt máy oxy dòng cao BKVM-HF1.

Ông Ngô Thanh Sơn Phó Tổng Giám đốc VMED Group khẳng định “Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Đại học Bách khoa Hà Nội làm ra một sản phẩm có giá trị ứng dụng cao để kịp thời chuyển đến các điểm nóng về điều trị COVID-19, cũng như nhanh chóng trang bị cho các bệnh viện phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19”.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Sau sự khởi đầu này, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp trí tuệ, nghiên cứu, sáng tạo ra HF2, HF3…, để góp sức giúp ngành y, giúp các bệnh nhân chống lại đại dịch Covid-19. Các dòng sản phẩm được sáng tạo bởi nhà khoa học Việt Nam, được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam trước hết phục vụ người dân Việt Nam, nhưng cũng mong sẽ đến ngày vươn đến các thị trường khác.

Đại diện VMED & Đại học Bách khoa ký kết MOU

Vào giai đoạn 1 của dự án, 30 máy BKVM-HF1 đầu tiên đã được Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí sản xuất, trị giá 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Quản lý & Khai thác Tài sản PSA

trực thuộc  PETROSETCO trao tặng 1,5 tỷ đồng tài trợ cho Nhóm dự án

Các hoạt động vì cộng đồng là một phần quan trọng trong văn hóa của PETROSETCO trong suốt 25 năm hình thành và phát triển. Thấu hiểu bối cảnh khó khăn chung của đất nước cũng như giá trị to lớn của việc kết nối các nguồn lực trong xã hội, chúng tôi rất tự hào và sẵn sàng góp nguồn lực, đồng hành với VMED Group và Đại học Bách khoa Hà Nội trong dự án này. Hy vọng rằng các sản phẩm được làm ra từ chính tâm huyết và trí tuệ này sẽ giúp các bác sĩ nơi tuyến đầu kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân, góp phần sớm đưa Việt Nam vượt qua đại dịch” – Ông Phùng Tuấn Hà Chủ tịch PETROSETCO bày tỏ.

Vào giai đoạn 2 của dự án, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group xây dựng phương án triển khai sản xuất với số lượng lớn và đồng bộ với các hệ thống khác trong bệnh viện để nâng cao hiệu quả cứu chữa bệnh nhân.

Vận hành máy oxy dòng cao luôn cần nguồn cấp khí và oxy y tế. Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu PGS. Vũ Đình Tiến chế tạo hệ thống khí y tế theo TCVN 8022-1:2009 có thể dùng cho 10 máy oxy dòng cao cùng lúc. Nhóm đã chế tạo thành công máy oxy y tế lưu lượng 60l/phút có độ tinh khiết đến 93% oxy có thể phục vụ linh hoạt cho tuyến y tế cơ sở.

Hiện tại nhóm nghiên cứu của 2 bên đang tiếp tục hoàn thiện máy làm giàu oxy từ không khí để tích hợp thêm vào hệ thống và nâng cấp tính năng cao cho các máy BKVM được sản xuất tiếp theo. Giải pháp này đặc biệt cần thiết cho các bệnh viện dã chiến.

Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và VMED Group tiếp tục nghiên cứu sản xuất quy mô lớn, hoàn thiện sản xuất hệ thống tích hợp làm giàu oxy không khí di động và đặc biệt là thiết bị xét nghiệm sàng lọc nhanh các biến thể virus SARS-CoV-2./.

VMED Group chính thức ra mắt website phiên bản mới

Với mong muốn xây dựng một kênh thông tin hữu ích cho Quý khách hàng, Quý đối tác, ngày 07/06/2021, VMED Group chính thức ra mắt website phiên bản mới tại địa chỉ: www.vmedgroup.com.

Với việc nâng cấp website mới, chúng tôi đặt mục tiêu mang tới những trải nghiệm thân thiện tối ưu, đóng vai trò là cổng thông tin đầy đủ và chi tiết, hỗ trợ khách hàng tìm hiểu hệ sinh thái bao gồm toàn bộ sản phẩm, dịch vụ, giải pháp được phát triển bởi VMED Group.

Đồng thời, website phiên bản mới có giao diện hiện đại, được thiết kế trực quan, sinh động và tối giản nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho Quý khách hàng trong việc tìm kiếm, tiếp cận và chia sẻ thông tin.

Mọi ý kiến đóng góp, Quý khách hàng, Quý đối tác vui lòng phản hồi tại địa chỉ email: [email protected].

VMED Group  mong muốn tiếp tục đồng hành và nhận được sự tin tưởng của Quý khách hàng, Quý đối tác! Hãy cùng chúng tôi khám phá và trải nghiệm!

 

Trân trọng,

Phạm Quang Huy

Chủ tịch Tập đoàn VMED Group

ALVO Modular Operating room at Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital

In hospital design, the surgical area and especially the operating room are considered as the heart of the project. Hospital operating room design standards are always closely supervised. The standard operating room plays an important and decisive role in the success of the operation. Let’s listen to voice of medical experts after experiencing the Alvo operating room system installed by Vietmedical – member of VMED Group.

According to Dr. Nguyen Thi Sim – Deputy Director of the Center for Screening, Prenatal and Neonatal Diagnosis of Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital: “In the past, patient emergency was the top priority, the factors of facilities and infection control was less prioritized. At this time, the operating room is only considered as a field operating room. Today, when technology develops, the gap between Vietnam and developed countries has narrowed, a standardized operating room must meet the international standards for floors, ceilings, walls, materials, and construction equipment, ensuring a highly specialized operation and good sterility”.

Dr. Nguyen Thi Sim – Deputy Director of the Center for Screening, Prenatal and Neonatal Diagnosis of Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospitals said that the standardized operating room helps ensure the surgery with high expertise and good sterility

Dr. Nguyen Thi Sim also shared that the quality of the operating room is one of the main reasons leading to the reduction in the success rate of surgeries. This is also the motivation for Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital to decide to invest in an absolutely sterile operating room system, meeting European operating room standards. Choosing Vietmedical – member of VMED Group as a partner to build the standardized operating room system because Vietmedical is one of the pioneers in setting international standardization of requirements for operating room interior design in Vietnam. Possessing strengths: High-end products, effective design consulting, professional implementation, 24/7 customer service, Vietmedical has consulted, implemented solutions for installation and construction of room infrastructure at a series of large-scale hospitals across the country.

Vietmedical brings the optimal solution in operation, keeping up with the global trend, using 3D augmented reality technology. All materials are imported from Europe with the highest technical standards, the module panels are kept the same size as shown in the design drawings, without repair and cut, ensuring the most accurate assembled details. multi. Along with that, the modular wall system is firmly built on a powder-coated steel frame with permanent silver ion coating, anchored at 3 points on the wall, concrete floor, and ceiling, connected by silver ion silicone gaskets. Glass wall panels are made of materials that can be bent, not broken, and resistant to shaking in the event of an earthquake. In particular, the silver ion antibacterial solution combined in the walls, ceiling and module surfaces permanently prevents the growth of bacteria, silicone gaskets contain antibacterial silver ions and are resistant to ultraviolet rays and detergents. washing, germicidal products, water, steam and chemicals. Laminar flow plate – gas flows in each layer, the clean air system can control cleanliness, humidity, creating a screen of dust agents from the operating area, ensuring a clean air environment.

  Alvo Modular Operating Room is consulted and installed by Vietmedical

Alvo operating room system optimizes lighting with modular technology in walls and ceilings combining integrated technology solutions for data transmission over IP protocol, doors, instrument cabinets, observation windows, monitors and other equipment. Other equipments are integrated inside the operating room wall, which help to save space and bring a modern and impressive look. Seamless modular wall panels are bent according to the design of the operating room, column boards, achieving high aesthetics and maximizing room space.

As the expert directly performing many complicated surgeries at the standardized operating room system, Assoc Prof. Dr. Nguyen Duy AnhDirector of Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital said: “The operating room possesses precise mechanical structure, meeting the standards of infection control and be able to perform high-tech, viral, and super-sophisticated techniques. We are very satisfied with the operating room installed by Vietmedical and in the future, Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital will implement a project to build an international-standard operating room like this”.

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duy Anh – Director of Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital share about the project of building an international-standard operating room as ones constructed by Vietmedical

Owning standardized operating room system is a prerequisite to bring success to surgeries, providing maximum support for doctors to perform high techniques, ensuring absolute sterility, thereby increasing the quality of life, the patient’s survival rate and improving the quality of treatment at the hospital./.

Phòng mổ không đạt tiêu chuẩn thì chỉ là phòng mổ dã chiến

Trong thiết kế bệnh viện, khu vực phẫu thuật và đặc biệt là phòng mổ được xem như trái tim của công trình. Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ bệnh viện luôn là vấn đề được quan tâm và giám sát chặt chẽ. Phòng mổ đạt tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành công của ca mổ. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của những bác sĩ chuyên gia sau khi trải nghiệm với hệ thống phòng mổ Alvo được lắp đặt bởi Vietmedical – thành viên VMED Group.

Theo như nhận định của bác sĩ CKI Nguyễn Thị Sim – Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: “Nếu như trước đây, cấp cứu bệnh nhân là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, những yếu tố về cơ sở vật chất và kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ ít được ưu tiên hơn thì phòng mổ đó chỉ được coi là một phòng mổ dã chiến. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển đã thu hẹp, một phòng mổ tiêu chuẩn phải đáp ứng sàn, trần, vách, các vật liệu, các thiết bị thi công đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo ca phẫu thuật phối hợp chuyên môn cao và khả năng vô trùng tốt”.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Sim – Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhận định phòng mổ tiêu chuẩn giúp đảm bảo ca phẫu thuật phối hợp chuyên môn cao và khả năng vô trùng tốt

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Sim, chất lượng phòng mổ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm tỷ lệ thành công của các ca mổ. Đây cũng chính là động lực để bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết định đầu tư hệ thống phòng mổ vô trùng tuyệt đối, đáp ứng tiêu chuẩn phòng mổ châu Âu. Lựa chọn Vietmedical – thành viên VMED Group là đối tác để thi công hệ thống phòng mổ tiêu chuẩn bởi Vietmedical là một trong những đơn vị tiên phong trong công cuộc chuẩn hóa quốc tế các yêu cầu về thiết kế nội thất phòng mổ tại Việt Nam. Sở hữu những điểm mạnh: Sản phẩm cao cấp, tư vấn thiết kế hiệu quả, triển khai chuyên nghiệp, dịch vụ khách hàng 24/7, Vietmedical đã thực hiện tư vấn, triển khai giải pháp lắp đặt và thi công hạ tầng phòng mổ tại hàng loạt các bệnh viện trên toàn quốc với quy mô lớn.

Vietmedical mang đến giải pháp tối ưu trong vận hành, theo kịp xu thế toàn cầu, sử dụng công nghệ 3D thực tế ảo tăng cường. Toàn bộ vật liệu được nhập khẩu từ châu Âu với tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất, các tấm module được giữ nguyên kích thước như trong bản vẽ thiết kế, không sửa chữa cắt rời, đảm bảo các chi tiết được lắp ghép chính xác tối đa. Cùng với đó, hệ thống vách module được dựng chắc chắn trên khung thép sơn tĩnh điện phủ ion bạc bền vĩnh cửu, neo 3 điểm tường, sàn bê tông, và trần, được nối bằng gioăng silicone có ion bạc. Tấm vách kính được làm từ chất liệu có thể uốn cong, không bị vỡ, chống rung lắc trong trường hợp xảy ra động đất. Đặc biệt, giải pháp kháng khuẩn bằng ion bạc kết hợp trong vách, trần và các bề mặt module ngăn chặn vĩnh viễn sự phát triển của vi khuẩn, gioăng silicone chứa ion bạc kháng khuẩn và có khả năng chống tia cực tím, chất tẩy rửa, các sản phẩm diệt khuẩn, nước, hơi nước và hóa chất. Tấm chảy tầng – khí chảy từng tầng, hệ thống khí sạch có thể kiểm soát được độ sạch, độ ẩm, tạo ra màn chắn những tác nhân bụi bẩn khỏi khu vực mổ, đảm bảo môi trường không khí sạch.

Hệ thống phòng mổ Alvo được thi công lắp đặt bởi Vietmedical

Hệ thống phòng mổ Alvo tối ưu hóa công năng chiếu sáng công nghệ module trong vách và trần kết hợp giải pháp công nghệ tích hợp truyền dữ liệu trên giao thức IP, cửa, tủ dụng cụ, cửa sổ quan sát, monitor và các thiết bị khác được tích hợp bên trong vách phòng mổ, tiết kiệm không gian và mang lại cái nhìn hiện đại và ấn tượng. Các tấm vách module liền mạch được uốn cong dựa theo bản thiết kế của phòng mổ, bo cột, đạt tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm tối đa diện tích phòng.

Là người trực tiếp thực hiện nhiều ca mổ phức tạp tại hệ thống phòng mổ tiêu chuẩn, PGS-TS Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: “ Phòng mổ sở hữu cấu tạo cơ khí chính xác và sinh học đảm bảo vô trùng, đạt tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn mới có thể thực hiện được những kỹ thuật cao, siêu vi, siêu tinh tế. Chúng tôi rất hài lòng với phòng mổ được thi công lắp đặt bởi Vietmedical và trong tương lai bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ thực hiện đề án xây khu mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế với các phòng mổ tiêu chuẩn như thế này”.

PGS-TS Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về đề án xây khu mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế với các phòng mổ tiêu chuẩn như của Vietmedical thi công

Sở hữu hệ thống phòng mổ đạt tiêu chuẩn chính là yếu tố tiên quyết để mang lại thành công cho các ca mổ, hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cao, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, từ đó gia tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng điều trị tại bệnh viện./.

Chuyển đổi số tại bệnh viện tư nhân – Dùng công nghệ để giải bài toán y tế

Chuyển đổi số (CĐS) trong y tế được ví như “một cú hích” dứt khoát và mạnh mẽ trong tiến trình phát triển của y tế Việt Nam bởi những lợi ích to lớn, toàn diện và ý nghĩa. CĐS chính là nền tảng, động lực để hiện đại hóa nền y tế, giúp nâng cao chất lượng, công bằng và hiệu quả. Đặc biệt, CĐS tại bệnh viện tư nhân càng được chú trọng hơn nhờ vào những thay đổi tích cực mà CĐS mang lại cho bệnh viện, bác sĩ và người bệnh.

Chuyển đổi số mang lại lợi ích to lớn, toàn diện và ý nghĩa cho ngành y tế
CĐS mang lại nền tảng khám chữa bệnh chất lượng và uy tín hơn
Không phải cho đến khi Covid-19 xảy ra, chúng ta mới nhận ra lợi ích của Telemedicine – khám chữa bệnh từ xa. Telemedicine đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian. Đặc biệt khi hạ tầng cơ sở được xây dựng đồng đều tại hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước thì những rào cản thực hiện Telemedicine càng trở nên mờ nhạt và dần biến mất. Không chỉ dừng lại ở hoạt động thăm khám, chẩn đoán lâm sàng, Telemedicine đã được nghiên cứu và phát triển với những giải pháp chuyên sâu hơn như: Tele-EMS – truyền tải dữ liệu lâm sàng từ xe cấp cứu về trung tâm điều hành, Tele-ECG – hỗ trợ đọc điện tim từ xa, Tele-ICU – chuyên sâu cho phẫu thuật và hồi sức tích cực…nhằm can thiệp sâu hơn và hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ trong hoạt động kết nối và hội chẩn đa chiều.

Những giải pháp công nghệ y tế được VMED Group giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số quốc gia năm 2020

Sở hữu hạ tầng cơ sở hiện đại, hệ thống bệnh viện tư nhân dễ dàng hơn trong việc ứng dụng Telemedicine. Nếu như trước đây, người dân còn e ngại về trình độ chuyên môn của các bác sĩ tại tuyến bệnh viện tư thì Telemedicine đã góp phần tháo gỡ được các vướng mắc còn tồn tại này. Những cuộc hội chẩn trực tuyến được thực hiện thường xuyên giữa các bác sĩ bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tư nhân, những ca mổ được truyền tải trực tiếp, những tư vấn, trao đổi chuyên môn được tương tác liên tục và định kỳ giúp nâng cao chất lượng điều trị và khám chữa bệnh. Khi đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng chuyên môn, người dân cũng sẵn sàng và cởi mở hơn trong việc lựa chọn thăm khám, điều trị tại hệ thống các bệnh viện tư nhân.

Quản trị bệnh viện thông minh, chính xác và hiệu quả nhờ CĐS

Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định phê duyệt vào ngày 22/12 nêu rõ: “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh”. Nằm trong 3 định hướng chính của CĐS y tế, “Quản trị bệnh viện thông minh” được hệ thống các bệnh viện tư nhân đặc biệt chú trọng đầu tư bởi khi các hoạt động chuyên môn của y bác sĩ áp dụng những công nghệ hiện đại thì công tác quản trị cũng cần phải có sự đầu tư công nghệ phù hợp.

Để hỗ trợ cho công tác quản trị tại bệnh viện, rất nhiều sản phẩm công nghệ đã được nghiên cứu và phát triển nhằm ứng dụng linh hoạt và phù hợp cho từng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế như: EMR – CLAS Healthcare – Bệnh án điện tử đầu tiên ứng dụng ghi vết dữ liệu bằng công nghệ Blockchain, HIS – Giải pháp quản lý thông tin bệnh viện thông minh, PACS – Giải pháp lưu trữ và truyền tải hình ảnh Y khoa theo tiêu chuẩn HL7 FHIR. Hay gần đây, Vietmedical – công ty thành viên của VMED Group đã cho ra mắt sản phẩm “trợ lý ảo” cho các bác sĩ gây mê – eGM, phần mềm phiếu theo dõi gây mê điện tử. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ các bác sĩ gây mê thu thập dữ liệu chuẩn xác và đưa ra các quyết định kịp thời, đồng thời cũng là bằng chứng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hoạt động đào tạo các bác sĩ, điều dưỡng gây mê.

Một phiên hội chẩn trực tuyến được thực hiện giữa bệnh viện đa khoa Hùng Vương (bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Phú Thọ) và bệnh viện Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU của VMED Group

Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị bệnh viện, ngày 10/04/2021, tại Thanh Hóa, trong Hội nghị tổng  kết công tác năm 2020, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam về “thúc đẩy chuyển đổi số y tế trong hệ thống y tế tư nhân” nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Việc hợp tác hai bên sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Ngày 10/04/2021, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam về “thúc đẩy chuyển đổi số y tế trong hệ thống y tế tư nhân”

Phát biểu trong khuôn khổ hội nghị, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc tập đoàn VMEG Group cho biết: “CĐS tại hệ thống bệnh viện tư nhân là một lộ trình xuyên suốt chứ không phải từng giai đoạn riêng lẻ. Quan điểm của VMED khi tư vấn cho các bệnh viện là phải tập trung quy hoạch CNTT với tầm nhìn dài hạn, hướng đến các kiến trúc mở. Mở đầu là triển khai các ứng dụng CNTT cho các thủ tục hành chính, ưu tiên tiếp theo là các ứng dụng hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, các ứng dụng của Telemedicine giúp nâng cao chất lượng điều trị và hỗ trợ nâng cao năng lực nguồn nhân sự. Bước cuối cùng là xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống dashboard phục vụ quản lý, quản trị bệnh viện trên nhiều góc độ: hiệu suất, chất lượng, tài chính…để từ đó có thể liên tục cải tiến, tối ưu hoạt động của bệnh viện”. Ông Ngô Thanh Sơn cũng chia sẻ thêm: “Quản trị tại hệ thống bệnh viện tư nhân có nhiều điểm hạn chế so với bệnh viện công bởi hành lang pháp lý, quy định về nhân sự, ngân sách, đầu tư, sự khác biệt và chênh lệch về chỉ tiêu đánh giá giữa bệnh viện công và bệnh viện tư. Chính vì vậy, việc áp dụng CĐS trong quản trị chính là một cách làm thông minh, phát huy lợi thế về hạ tầng và nguồn lực nhân sự cũng như tài chính để bệnh viện tư có thể  nâng cao năng lực, khẳng định ưu thế cả về dịch vụ và chất lượng khám chữa bệnh”.

Không chỉ góp phần hình thành nên hạ tầng quản trị thông minh, chuyên nghiệp và hiệu quả, những hoạt động này chính là cơ sở để hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế, sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao, được bảo vệ, chăm sóc liên tục và dài lâu.

CĐS chính là mắt xích tạo nên vòng tròn kết nối giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân

Nếu như trước đây hệ thống bệnh viện tư nhân thường hoạt động độc lập, ít có sự tương tác với bệnh viện công, thì nay, với sự bùng nổ của CĐS, bệnh viện tư nhân đã trở thành những bệnh viện vệ tinh trong mạng lưới kết nối hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Không còn bị động, chờ đợi tham vấn, các bệnh viện tư nhân đã chủ động hơn trong hoạt động chia sẻ, trao đổi kiến thức, hội chẩn đa chiều nhằm tạo nên sự liên kết chặt chẽ, sẵn sàng hỗ trợ, giảm gánh nặng cho hệ thống bệnh viện công.

Làm rõ hơn về trách nhiệm và vai trò thì y tế công lập có nhiệm vụ đảm bảo các lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc ít có điều kiện tham gia như y tế dự phòng, y tế công cộng, điều trị các bệnh xã hội, hiểm nghèo, khám chữa bệnh cho mọi đối tượng tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…Về phần mình, y tế tư nhân đóng vai trò: Chia sẻ trách nhiệm với y tế công, góp phần giải quyết các gánh nặng y tế kể cả ở tuyến y tế cơ sở; Giúp người bệnh được nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở điều trị; Tạo ra nhiều cơ hội phát triển công nghệ cao trong y tế; Góp phần đào tạo cán bộ, đặc biệt là các chuyên gia kỹ thuật cao; Tạo ra đối trọng với y tế công để xây dựng cơ chế minh bạch trong đầu tư – tài chính và năng động trong quản lý.

Chính vì vậy, thay vì tạo ra sự cạnh tranh với bệnh viện công lập và những bệnh viện tư nhân khác thì thông qua CĐS, hệ thống bệnh viện tư nhân đã cùng hợp sức, tạo nên sự liên kết chặt chẽ, công bằng, minh bạch với mục tiêu lớn nhất là mang lại dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân.

Kinh doanh trong lĩnh vực y tế vốn là một bài toán kinh tế khó và phức tạp bởi phải cân bằng cả hai yêu tố: lợi nhuận và lợi ích cộng đồng. Chính vì vậy, ngoài việc củng cố chuyên môn, gia tăng chất lượng dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là hướng đi đúng đắn và mang lại giá trị lâu bền cho hệ thống bệnh viện tư nhân trên hành trình chuyển đổi số./.

Lần đầu tiên “chuyển tuyến ảo” cho bệnh nhân, bác sĩ “đi buồng điện tử”

<VMED Group > <Suckhoedoisong.vn> – Ngồi tại Trung tâm Cấp cứu A9, TS.BS Đỗ Ngọc Sơn chỉ huy trực tiếp đọc các chỉ số sinh hiệu, dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trên hệ thống Tele-ICU và đưa ra tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân tại tuyến dưới Yên Bái và Phú Thọ.

Ngày 08/04/2021, tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu dành cho hồi sức cấp cứu (Tele-ICU) chính thức được khởi động, kết nối thí điểm với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).

Bệnh nhân tại 2 bệnh viện tuyến dưới sẽ được “chuyển tuyến ảo” để các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại BV Bạch Mai thăm khám, tư vấn điều trị hàng ngày qua các phiên “đi buồng điện tử”.

Ngay trong Lễ khởi động, hai phiên “đi buồng điện tử” và thực hiện “chuyển tuyến ảo” bệnh nhân qua hệ thống Tele-ICU đã được tiến hành theo đúng quy trình kết nối điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái.

Trên hệ thống Tele-ICU, theo thời gian thực, toàn bộ hồ sơ tóm tắt bệnh án, các chỉ số của máy móc y tế và hình ảnh thực tế của người bệnh từ tuyến dưới đều được truyền tải trực tiếp, chi tiết và liên tục qua các thiết bị chuyên dụng về trung tâm chỉ huy (Command Center) đặt tại BV Bạch Mai.

Với mỗi giường bệnh, sau khi bác sĩ tại BVĐK Yên Bái và BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) báo cáo tình trạng bệnh nhân, diễn tiến, phác đồ điều trị hiện tại… các bác sĩ, chuyên gia của BV Bạch Mai cho ý kiến nhận xét, tư vấn tiên lượng và hướng điều trị bổ sung.

BV Bạch Mai tiếp nhận bàn giao hệ thống Tele-ICU.

Đặc biệt, những nội dung thực hiện trong quá trình “đi buồng điện tử” đều được cập nhật đồng bộ vào hồ sơ tóm tắt bệnh án trên nền tảng Tele-ICU để các bác sĩ ở các ca trực tiếp theo có thể nắm bắt và tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Điều này giúp cho quá trình điều trị bệnh nhân được liên tục, đảm bảo tính thống nhất đồng thời cũng là cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu y khoa chuyên sâu.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Việc đưa hệ thống Tele-ICU vào vận hành thử nghiệm là một bước tiến quan trọng trong tiến trình số hóa của BV Bạch Mai, khẳng định quyết tâm của bệnh viện trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ y tế hiện đại, tiên tiến vào nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân.

Tiếp sau bước khởi đầu hôm nay, để giải pháp thực sự phát huy hiệu quả, tránh lãng phí, chắc chắn cần có cơ chế vận hành cụ thể, đặc biệt là vấn đề liên quan tới tính pháp lý và cơ chế tài chính để duy trì hoạt động tư vấn KCB từ xa. Bản thân hệ thống và máy móc không thể tự “đi” được, tức là không thể tự tạo ra hiệu quả, mà phải cần có mối liên kết “kiềng 3 chân” giữa Bộ Y tế – Các bệnh viện – Đơn vị đồng hành triển khai giải pháp thì mới đảm bảo bước đi vững chắc và tiến xa, tạo ra những đổi thay thực sự.”

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn ngồi tại Trung tâm chỉ huy trực tiếp đọc các chỉ số sinh hiệu, dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trên hệ thống Tele-ICU và đưa ra tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương.

Các bác sĩ tại BVĐK Yên Bái kết nối, trao đổi với các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU.

PGS.TS Đào Xuân Cơ cũng nhấn mạnh, BV Bạch Mai sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ người dân ở các địa phương ngày càng tốt hơn.

Lợi ích đa chiều cho cả người bệnh và bác sĩ

Lựa chọn BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương là 2 đơn vị tuyến dưới để hợp tác thí điểm hệ thống Tele-ICU, BV Bạch Mai mong muốn mang lại lợi ích đa chiều cho cả người bệnh và đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

“Ngoài việc hội chẩn, đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, tôi hi vọng Tele-ICU sẽ giúp các bác sỹ không phải đi mà vẫn được học, được nâng cao tay nghề, chữa tốt hơn, và người bệnh ở các địa phương không phải chuyển tuyến mà vẫn được chữa trị kịp thời, khỏi bệnh.”” – PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chia sẻ.

Theo Giám đốc BVĐK Yên Bái – BSCK II Trần Lan Anh, đại diện cho bệnh viên tuyến dưới – đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ hệ thống Tele-ICU: “BVĐK Yên Bái luôn nỗ lực để tìm ra những phương án, cách thức để giúp đỡ người bệnh, nâng cao chất lượng KCB. Việc ứng dụng hệ thống Tele-ICU thí điểm trong 3 tháng sắp tới chính là biện pháp giúp chúng tôi rút ngắn cả thời gian và không gian để cứu chữa bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bạch Mai và đơn vị đồng hành, BVĐK Yên Bái chắc chắn sẽ thu được nhiều thành quả”.

“Ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, chúng tôi cần đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trong công tác khám chữa bệnh và điều trị. Việc triển khai hệ thống Tele-ICU giúp chúng tôi kết nối giữa bệnh viện tư nhân và bệnh viện công được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Bệnh nhân sẽ được hưởng hai lợi ích. Một là được hưởng các tiện ích của bệnh viện tư nhân mà chúng tôi cung cấp, hai là được khám và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu từ các bệnh viện tuyến trung ương như BV Bạch Mai. Chất lượng chuyên môn được đảm bảo và ngày càng nâng cao, bệnh nhân được phục vụ tốt hơn, từ đó hài lòng hơn” – BSCKI Lương Minh Tuấn – Phó Giám đốc BVĐK Hùng Vương cho biết.

Các bác sĩ tại Phú Thọ lắng nghe ý kiến tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân từ các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU.

Bên cạnh việc kết nối BV Bạch Mai với BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái, hệ thống Tele-ICU đã và đang được triển khai kết nối và bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực tại nhiều đơn vị y tế lớn nhỏ trên toàn quốc như: BV Đại học Y – BVĐK tỉnh Thanh Hóa, BV Nhi Đồng 1 – BV Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng…

Đặc biệt, tháng 7/2020, một bệnh nhân bị thủng dạ dày tại Côn Đảo đã được cứu sống nhờ hệ thống Tele-ICU kết nối giữa Trung tâm Y tế huyện Côn Đảo và BV Bà Rịa – Vũng Tàu. Các chuyên gia tại BV Bà Rịa – Vũng Tàu với đầy đủ thông tin dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân từ máy thở, monitor, bệnh án điện tử… đã nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn các bác sĩ tại Côn Đảo kịp thời tận dụng tốt “thời điểm vàng” để cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.

PGS.TS. Nguyễn Văn Chi chia sẻ kỳ vọng khi triển khai hệ thống Tele-ICU vào hoạt động KCB từ xa, kết nối với các bệnh viện tuyến dưới.

Triển khai thử nghiệm hệ thống Tele-ICU là bước đi tiếp theo của Bệnh viện Bạch Mai trong lộ trình góp phần thực hiện Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025, bên cạnh nhiều hoạt động đã và đang triển khai tích cực, hiệu quả như hội chẩn, tư vấn, KCB từ xa thường quy, tư vấn y tế thường thức cho người dân.

Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, KCB từ xa là xu hướng được lựa chọn trên toàn thế giới nhằm đảm bảo cả hai yếu tố: duy trì hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an toàn cho đôi ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. Sự kiện cũng góp phần tăng cường mối liên kết bền chặt giữa các tuyến bệnh viện, từ đó phát triển hệ sinh thái y tế số toàn diện và thống nhất, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.

Khởi động hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu dành cho hồi sức cấp cứu (Tele-ICU) tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 08/04/2021, tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa chuyên sâu dành cho hồi sức cấp cứu (Tele-ICU) do VMED Group xây dựng chính thức được khởi động, kết nối thí điểm với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ). Bệnh nhân tại 2 bệnh viện tuyến dưới sẽ được “chuyển tuyến ảo” để các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại BV Bạch Mai thăm khám, tư vấn điều trị hàng ngày qua các phiên “đi buồng điện tử”.

 

Đại diện Ban lãnh đạo cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của BV Bạch Mai tiếp nhận bàn giao hệ thống Tele-ICU từ VMED Group

Ngay trong Lễ khởi động, hai phiên “đi buồng điện tử” và thực hiện “chuyển tuyến ảo” bệnh nhân qua hệ thống Tele-ICU đã được tiến hành theo đúng quy trình kết nối điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái.

Trên hệ thống Tele-ICU, theo thời gian thực, toàn bộ hồ sơ tóm tắt bệnh án, các chỉ số của máy móc y tế và hình ảnh thực tế của người bệnh từ tuyến dưới đều được truyền tải trực tiếp, chi tiết và liên tục qua các thiết bị chuyên dụng về trung tâm chỉ huy (Command Center) đặt tại BV Bạch Mai.

Với mỗi giường bệnh, sau khi bác sĩ tại BVĐK Yên Bái và BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) báo cáo tình trạng bệnh nhân, diễn tiến, phác đồ điều trị hiện tại… các bác sĩ, chuyên gia của BV Bạch Mai cho ý kiến nhận xét, tư vấn tiên lượng và hướng điều trị bổ sung.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn ngồi tại Trung tâm chỉ huy trực tiếp đọc các chỉ số sinh hiệu, dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trên hệ thống Tele-ICU và đưa ra tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương

Đặc biệt, những nội dung thực hiện trong quá trình “đi buồng điện tử” đều được cập nhật đồng bộ vào hồ sơ tóm tắt bệnh án trên nền tảng Tele-ICU của VMED để các bác sĩ ở các ca trực tiếp theo có thể nắm bắt và tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Điều này giúp cho quá trình điều trị bệnh nhân được liên tục, đảm bảo tính thống nhất đồng thời cũng là cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu y khoa chuyên sâu.

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Việc đưa hệ thống Tele-ICU vào vận hành thử nghiệm là một bước tiến quan trọng trong tiến trình số hóa của BV Bạch Mai, khẳng định quyết tâm của bệnh viện trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ y tế hiện đại, tiên tiến vào nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân. Tiếp sau bước khởi đầu hôm nay, để giải pháp thực sự phát huy hiệu quả, tránh lãng phí, chắc chắn cần có cơ chế vận hành cụ thể, đặc biệt là vấn đề liên quan tới tính pháp lý và cơ chế tài chính để duy trì hoạt động tư vấn KCB từ xa. Bản thân hệ thống và máy móc không thể tự “đi” được, tức là không thể tự tạo ra hiệu quả, mà phải cần có mối liên kết “kiềng 3 chân” giữa Bộ Y tế – Các bệnh viện – Đơn vị đồng hành triển khai giải pháp thì mới đảm bảo bước đi vững chắc và tiến xa, tạo ra những đổi thay thực sự.”

PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phát biểu tại sự kiện

PGS.TS Đào Xuân Cơ cũng nhấn mạnh với niềm tự hào và trọng trách của một bệnh viện tuyến trung ương, BV Bạch Mai luôn mong muốn và sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ người dân ở các địa phương ngày càng tốt hơn.

Lựa chọn BVĐK tỉnh Yên Bái và BVĐK Hùng Vương là 2 đơn vị tuyến dưới để hợp tác thí điểm hệ thống Tele-ICU, BV Bạch Mai mong muốn mang lại lợi ích đa chiều cho cả người bệnh và đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới.

PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phụ trách TT Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chia sẻ kỳ vọng khi triển khai hệ thống Tele-ICU vào hoạt động KCB từ xa, kết nối với các bệnh viện tuyến dưới

“Ngoài việc hội chẩn, đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, tôi hi vọng Tele-ICU sẽ giúp các bác sỹ không phải đi mà vẫn được học, được nâng cao tay nghề, chữa tốt hơn, và người bệnh ở các địa phương không phải chuyển tuyến mà vẫn được chữa trị kịp thời, khỏi bệnh.”” – PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phụ trách TT Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chia sẻ.

Các bác sĩ tại BVĐK Yên Bái kết nối, trao đổi với các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU

Đại diện cho bệnh viên tuyến dưới – đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ hệ thống Tele-ICU, Giám đốc BVĐK Yên Bái – BSCK II Trần Lan Anh cho biết: “BVĐK Yên Bái luôn nỗ lực để tìm ra những phương án, cách thức để giúp đỡ người bệnh, nâng cao chất lượng KCB. Việc ứng dụng hệ thống Tele-ICU thí điểm trong 3 tháng sắp tới chính là biện pháp giúp chúng tôi rút ngắn cả thời gian và không gian để cứu chữa bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bạch Mai và đơn vị đồng hành VMED, BVĐK Yên Bái chắc chắn sẽ thu được nhiều thành quả.”

Các bác sĩ tại BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) lắng nghe ý kiến tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân từ các chuyên gia tại BV Bạch Mai thông qua hệ thống Tele-ICU

 “Với hệ thống bệnh viện tư nhân, ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, chúng tôi cần đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trong công tác khám chữa bệnh và điều trị. Việc triển khai hệ thống Tele-ICU giúp chúng tôi kết nối giữa bệnh viện tư nhân và bệnh viện công được thuận tiện và dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ được hưởng hai lợi ích. Một là được hưởng các tiện ích của bệnh viện tư nhân mà chúng tôi cung cấp, hai là được khám và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu từ các bệnh viện tuyến trung ương như BV Bạch Mai. Chất lượng chuyên môn được đảm bảo và ngày càng nâng cao, bệnh nhân được phục vụ tốt hơn, từ đó hài lòng hơn.” – BS CKI Lương Minh Tuấn – Phó Giám đốc BVĐK Hùng Vương cho biết.

Bên cạnh việc kết nối BV Bạch Mai với BVĐK Hùng Vương và BVĐK tỉnh Yên Bái, hệ thống Tele-ICU đã và đang được triển khai kết nối và bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực tại nhiều đơn vị y tế lớn nhỏ trên toàn quốc như: BV Đại học Y- BVĐK tỉnh Thanh Hóa, BV Nhi Đồng 1 – BV Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng…Đặc biệt, tháng 7/2020, một bệnh nhân bị thủng dạ dày tại Côn Đảo đã được cứu sống nhờ hệ thống Tele-ICU kết nối giữa Trung tâm Y tế huyện Côn Đảo và BV Bà Rịa – Vũng Tàu. Các chuyên gia tại BV Bà Rịa – Vũng Tàu với đầy đủ thông tin dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân từ máy thở, monitor, bệnh án điện tử… đã nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn các bác sĩ tại Côn Đảo kịp thời tận dụng tốt “thời điểm vàng” để cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.

Triển khai thử nghiệm hệ thống Tele-ICU là bước đi tiếp theo của Bệnh viện Bạch Mai trong lộ trình góp phần thực hiện Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025, bên cạnh nhiều hoạt động đã và đang triển khai tích cực, hiệu quả như hội chẩn, tư vấn, KCB từ xa thường quy, tư vấn y tế thường thức cho người dân. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, KCB từ xa là xu hướng được lựa chọn trên toàn thế giới nhằm đảm bảo cả hai yếu tố: duy trì hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an toàn cho đôi ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. Sự kiện cũng góp phần tăng cường mối liên kết bền chặt giữa các tuyến bệnh viện, từ đó phát triển hệ sinh thái y tế số toàn diện và thống nhất, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng./.

 

Lĩnh vực của chúng tôi

Hệ sinh thái